Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục Lục
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Bảng 1.2: Tỷ trọng cơ cấu lao động theo ngành
Bảng 1.3: Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian qua:
Bảng 1.4: Nguồn vốn ngân sách tỉnh Hải Dương
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng vốn ngân sách của tỉnh trong qua các năm
Bảng 1.6: Tình hình thực hiện vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong
2 năm vừa qua:
Bảng 1.7 : Tình hình đầu tư theo ngành của tỉnh Hải Dương trong những năm
gần đây:
Bảng 1.8: Dự án đầu tư trong kế hoạch trong thời gian qua
Bảng 1.9: Dự án quy hoạch và chuẩn bị đầu tư
Bảng 2.1: Dự báo Sự chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009:
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời mở đầu
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền
kinh tế của nước ta đã có những biến đổi đáng kể, hoạt động đầu tư trở nên
sôi động hơn với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài,
sự đa dạng của các thành phần kinh tế. Cùng theo dòng chảy kinh tế đó, Hải
Dương lại là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Do đó, trong
những năm gần đây, Hải Dương đã có những bước chuyển biến đáng kể về
kinh tế - Xã hội, hoạt động đầu tư vào địa bàn tỉnh ngày càng nhiều với các
hình thức đầu tư đa dạng. Để thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì cần phải có chính
sách đầu tư hợp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi tạo điều kiện tốt nhất
cho các nhà đầu tư. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh thì chủ
yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và
sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất điều đó phụ thuộc vào công
tác quản lý đầu tư của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của
tỉnh trong việc quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn
tỉnh. Để đưa ra những quyết định ngày càng đúng đắn và phát huy mạnh mẽ
hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, do đó việc nâng cao chất lượng tiến
tới hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng trở nên cấp thiết và
vô cùng quan trọng.
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuất phát từ lý do trên, cùng với lòng nhiệt tình muốn nâng cao hiểu
biết về lĩnh vực thẩm định dự án, trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Hải Dương, em đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu công tác thẩm
định đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà Nước và đã quyết định
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương”.
Đề tài của em gồm 2 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
trong thời gian qua
- Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Do còn nhiều hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định, vì vậy em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Trần Mai Hương đã tận tình giúp đỡ em
hoàn thành tốt chuyên để thực tập này.
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.Tổng quan về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
1. 1.1. Lịch sử hình thành Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Kế Hoạch và Đầu tư
Hải Dương đã được hình thành và có bước chuyển mạnh mẽ, cơ cấu tổ chức
bộ máy dần hoàn thiện và được sắp xếp lại ngày một phù hợp, đội ngũ cán bộ
công chức luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng:
Trước năm 1959, tiền thân cơ quan kế hoạch và đầu tư của tỉnh là Tổ
Kế hoạch thống kê thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh với 3 cán bộ phụ trách.
Từ năm 1959, Thống kê tách khỏi kế hoạch hình thành ban kế hoạch
thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh.
Đến năm 1961, Uỷ ban kế hoạch được thành lập nhằm xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn
mới.
Từ năm 1997, Uỷ ban kế hoạch tỉnh Hải Dương được đổi tên thành Sở
Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Một số thành tựu đạt được của sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương từ khi
hình thành cho đến nay:
Giai đoạn 1955-1957, Ngành đã tham mưu giúp cấp uỷ và chính quyền
các địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục
kinh tế sau chiến tranh
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giai đoạn 1958-1960, Ngành đã tham gia vào kế hoạch 3 năm cải tạo
phát triển kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, xây dựng kế hoạch khôi
phục các cơ sở sản xuất do địch rút đi, khôi phục các tuyến đường giao thông
chủ yếu, phục hồi hệ thống trường học, bệnh viện, tiếp quản và duy trì các cơ
sở hạ tầng kỹ thuật…
Bước vào giai đoạn 1961- 1965, ngành đã xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và
đất nước. Trong giai đoạn 1966-1975, toàn ngành đã chuyển sang xây dựng
kế hoạch thời chiến, tập trung vào công trình phục vụ chiến đấu.
Giai đoạn 10 năm từ khi thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới,
Công tác kế hoạch đã tích cực tham gia vào việc nghiên cứu kế hoạch tổ chức
lại nền kinh tế, phân bổ lực lượng sản xuất, tổ chức nghiên cứu quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về
công tác kế hoạch đầu tư.
Trong 20 năm đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước, kinh tế xã hội tỉnh đã có bước tiến bộ vượt bậc. Đấy
là do Ngành kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ
của mình nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng và lạm phát, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có
tốc độ tăng trưởng nhất định bình quân là 10.8 %/ năm; nền kinh tế nhiều
thành phần phát triển nhanh, hoạt động sôi nổi năng động, có hiệu quả và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng; giá trị nông nghiệp tăng 5 %, công nghiệp
trên địa bàn phát triển mạnh giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 22.1
%/ năm, hình thành các khu, cụm và một số ngành công nghiệp có tính chất
mũi nhọn như: vật liệu xây dựng, may, giầy xuất khẩu, cơ khí rắp ráp và chế
tạo…Nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đã đựơc cấp phép và đi
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vào hoạt động; góp phần đầy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh
nhà; từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nâng cao tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế…
Hiện nay, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương có 11 phòng ban chức
năng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và lĩnh vực đầu tư
bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa
phương; quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, đầu thầu, đăng ký kinh doanh
trên phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật; thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ
quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Mỗi phòng
ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, xong lại có mối quan hệ khăn khít
với nhau nhằm hỗ trợ nhau trong việc cùng giải quyết các vấn đề liên quan
đến lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm đưa nền kinh tế của
tỉnh ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Một trong số đó là phòng
thẩm định đầu tư tại sở KH&ĐT. Đây là phòng có vị trí quan trọng tại sở
KH&ĐT. Với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
Thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm,
thẩm định dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chuẩn
bị đầu tư hàng năm và dài hạn của tỉnh trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ
tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình công cộng, hạ
tầng của các cơ quan nhà nước, hệ thống giao thông và lưới điện bằng nguồn
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài và các
nguồn vốn khác trình giám đốc Sở duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem xét, ban
hành.
- Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quy
định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trong sở thẩm định kế hoạch
đấu thầu các dự án xây dựng, các dự án mua sắm trang thiết bị bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước,
- Báo cáo và tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư cho các dự án
trong nước theo luật đầu tư.
- Theo dõi, tổng hợp, theo dõi định kỳ các báo cáo giám sát đầu tư theo
quy định về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các dự án
đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch và các biện pháp triển khai
thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng liên quan, giám sát, kiểm tra
các công trình xây dựng thuộc khối mình phụ trách.
1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương trong những năm vừa qua
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương.
Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua, kinh tế Hải Dương phát triển nhanh chóng với sự
đóng góp quan trọng của các dự án FDI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh
đạt bình quân 10,8%/ năm trong giai đoạn 2001-2005; trong năm 2006-2007
đạt trên 11%, năm 2008 đạt 10.5%. GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt
580 USD, năm 2007 đạt 620 USD, năm 2008 đạt 750 USD. Dự kiến đạt 1.000
USD vào năm 2010 và 2.500 USD vào năm 2020. Đây là tín hiệu đáng mừng
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
để tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào tỉnh và là động
lực thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm ẩn tham gia đầu tư vào tỉnh Hải Dương.
Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, song chất lượng tăng chưa
cao. Tính năm 2008 kinh tế tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (10.5%/ mục
tiêu là 11-11.5%), chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế
cũng như từng ngành còn thấp, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều
vướng mắc.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp. Điều đó
được thể hiện rõ qua các năm: Tỷ trọng Nông – Lâm - Thuỷ sản; Công nghiệp
– xây dựng; dịch vụ từ 34,8%- 37,2%- 28,0% năm 2000 sang 26,9%-43,7%-
29,4% năm 2006. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: %
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nông-lâm nghiệp 29.8 26.9 25.5 25.8
Thuỷ sản - công
nghiệp
42.5 43.7 44 43.7
Xây dựng-dịch vụ 27.7 29.4 30.5 30.5
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
Với những ưu thế của mình cùng với những chính sách quy hoạch phát
triển đúng đắn, tỉnh Hải Dương đã có những thành tựu phát triển đồng đều ở
mọi lĩnh vực kinh tế với cơ cấu kinh tế chuyển dich hợp lý. Ngành xây dựng
và dịch vụ tăng tỷ trọng từ năm 2006 là 29.4%, năm 2007 tăng 1.1%. Đến
năm 2008 thì tỷ trọng này là không đổi. Đây cũng là một tín hiệu vui vì năm
2008 là năm có nhiều biến động về kinh tế, chịu sự tác động tiêu cực của suy
thoái toàn cầu, đồng thời trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
8