Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

“Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Rượu Thủ Đô”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh, càng ngày
càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước có tiềm
năng lớn về kinh tế và sự ổn định về chính trị như nước ta. Mặt khác,
những công ty này lại có lượng vốn đầu tư lớn và cơ sở vật chất hiện đại.
Nên dần dần đã chiếm lĩnh được thị trường của Việt Nam trên mọi lĩnh
vực. Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải
tìm cho mình hướng đi đúng đắn và chính xác nhất. Muốn làm được điều
này trước tiên mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một nguồn
nhân lực có trí tuệ và có sức khỏe tốt. Muốn phát huy được năng lực của
người lao động thì các doanh nghiệp trong nước cần phải sử dụng các chế
độ, chính sách tạo động lực phù hợp để kích thích họ hăng hái làm việc,
cống hiến mọi sức lực nhằm mang lại thành công cho doanh nghiệp..
Tạo động lực là một trong những vấn đề mà hầu hết các Công ty hiện
nay rất quan tâm. Bởi công tác này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát
huy và khai thác những nguồn lực hiện có, giúp doanh nghiệp dần dần khắc
phục được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
Rượu, lại đang trong quá trình khẳng định thương hiệu và vị trí trên thị
trường, vấn đề tạo động lực cho người lao động càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết đối với Công ty Cổ phần RƯỢU THỦ ĐÔ. Một đội ngũ
nhân viên giỏi về trình độ chuyên môn lẫn kinh nghiệm, cùng với sự năng
động sáng tạo, sẽ đóng vai trò quyết định cho sự thành công hay thất bại
đối với công ty. Do vậy, ngay khi thành lập, lãnh đạo công ty đã rất chú
trọng đến công tác tạo động lực cho người lao động để có thể thu hút và giữ
chân người tài.
Một loạt các chế đô, chính sách tạo động lực cho người lao động
được xây dựng. Có thể nói công tác tạo động lực đã và đang phát huy tác
dụng tốt tại công ty Cổ phần RƯỢU THỦ ĐÔ. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, công tác này không tránh khỏi một số hạn chế.
Với đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động
tại công ty Cổ phần Rượu Thủ Đô”em mong muốn đánh giá trung thực và
NguyÔn ThÞ Hång V©n
1
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
chính xác thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động của Công ty.
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và để công
tác tạo động lực cho người lao động ở công ty có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề tạo động lực
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty Cổ
Phần Rượu Thủ Đô.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho
người lao động tại công ty Cổ phần Rượu Thủ Đô
Đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về mặt thời gian nên bài viết chỉ
tập trung nghiên cứu Công tác tạo động lực cho người lao động là cán bộ
nhân viên khối văn phòng, nhân viên kinh doanh và nhân viên PG tại trụ sở
chính và chi nhánh của Công ty ở Hà Nội với số lượng 72 người (chiếm
57,1% số lao động của toàn Công ty)
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo
-Thạc Sỹ Lê Hồng Phong. Và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần rượu Thủ Đô đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em hoàn thành bài chuyên đề này.
Do thời gian thực tập ngắn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế cả
về lý luận và thực tế nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thấy cô, bạn bè cùng toàn thể
ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong công ty Cổ phần Rượu Thủ Đô để bài
chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Vân
NguyÔn ThÞ Hång V©n
2
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Nhu cầu
“Nhu cầu là những đòi hỏi, mong ước của con người xuất phát từ các
nguyên nhân khác nhau nhằm đạt được mục đích nào đó” (Tập bài giảng
Chuyên Đề_PGS.TS.Trần Xuân Cầu, trường Đại học KTQD)
Có nhiều loại nhu cầu khác nhau như nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh
thần, nhu cầu trước mắt, nhu cầu lâu dài, nhu cầu thực tế và nhu cầu không
thực tế...
Nhu cầu có tính phong phú đa dạng và vận động. Tính vận động có
nghĩa là cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của con người cũng
ngày càng tăng lên về số lượng, về hình thức nhu cầu, về mức độ thoả mãn.
Khi nhu cầu xuất hiện thì theo sau đó sẽ xuất hiện sự thoả mãn nhu cầu.
Với một nhu cầu cụ thể, riêng lẻ thì có thể xảy ra tình huống sau:
Điều này có nghĩa là nhu cầu được thoả mãn tối đa và sau đó nó sẽ
biến mất dành chỗ cho các nhu cầu khác quan trọng hơn.
Nhưng xét một cách tổng thể thì:
Chú thích: - NC: Nhu cầu.
- TMNC: Thoả mãn nhu cầu
- TNC: Tổng nhu cầu
- TMNC: Tổng thoả mãn nhu cầu.
Điều này có nghĩa là bao giờ cũng xuất hiện nhiều hơn ít nhất một
nhu cầu chưa được đáp ứng kịp thời. Đây chính là khoảng cách giữa nhu
NguyÔn ThÞ Hång V©n
3
NC - TMNC = 0
TNC – TMNC > 0
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
cầu và thoả mãn nhu cầu và chính khoảng cách này sẽ tạo động lực cho con
người hoạt động.
1.2. Lợi ích
“Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong những
điều kiện cụ thể nhất định”(Tập bài giảng Chuyên Đề_PGS.TS.Trần Xuân
Cầu, trường Đại học KTQD)
Mức độ đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần do công việc tạo ra
đó gọi là lợi ích mà người lao động nhận được (Tập bài giảng Chuyên
đề_TS Lê Thanh Hà, Trường Đại học Lao động – Xã hội)
Có rất nhiều loại lợi ích nhưng quan trọng nhất vẫn là lợi ích kinh tế
bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích cá nhân. Lợi ích của người lao động
càng lớn thì mức độ thỏa mãn càng cao, điều đó làm động lực lao động
tăng lên. Chính lợi ích là động lực quan trọng kích thích người lao động
làm việc.
1.3. Động lực lao động lực
Khác với loài vật, con người làm bất cứ việc gì đều có động lực thúc
đẩy. Mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện tốt được mục đích của mình trong
sản xuất, kinh doanh thì phải hiểu rõ cái gì khiến cho mọi người tiến hành
công viêc, cái gì thúc đẩy họ làm việc. Đó chính là động lực. Vậy động lực
là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về động lực trong lao động:
- Theo các nhà quản trị: Động lực lao động là sự khao khát và tự
nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới mục tiêu
của tổ chức (Giáo trình Quảng trị nhân sự_ThS. Nguyễn Vân Điềm và
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trang
134)
- “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con
người làm việc nỗ lực trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả
cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực say mê làm việc nhằm
đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động”.
(Giáo trình Hành vi tổ chức_Bùi Anh Tuấn, trang 89)
NguyÔn ThÞ Hång V©n
4
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Dù định nghĩa động lực lao động dưới góc độ như thế nào thì nó
cũng mang một số đặc điểm hay bản chất sau:
Động lực lao động luôn gắn chặt với một công việc, một tổ
chức và một môi trường làm việc cụ thể. Việc này có thể hiểu là không có
động lực lao động chung chung. Thông qua thái độ của người lao động đối
với tính chất, công việc cụ thể mà họ làm việc để tạo động lực lao động cho
người lao động. Vậy muốn tạo cho người lao động có động lực làm việc thì
cần phải hiểu công việc cụ thế, môi trường làm việc và mối quan hệ của họ
trong tổ chức.
Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện, người lao động
sẽ làm việc một cách hăng say, có mục tiêu, họ tự nguyện làm việc mà
không có cảm giác sức ép hay áp lực nào khi họ có động lực lao động. Bản
thân mỗi người đều thích được làm việc tự nguyện, chủ động chứ không
thích làm việc chịu sự giám sát chặt chẽ của bất cứ người nào trong tổ
chức. Khi được làm việc trong môi trường chủ động, tự nguyện thì sẽ mang
lại một kết quả ngoài ý muốn. Do vậy, là một nhà quản lý cần phải biết
phát huy tính tự nguyện của người lao động, nghĩa là tạo ra động lực lao
động.
Động lực lao động không phải là đặc điểm tính cách cá
nhân.Nó luôn thay đổi chứ không cố định trong mỗi người. Không ai sinh
ra mà đã có tính động lực lao động hoặc không có tinh động lực lao động.
Mỗi cá nhân vào thời gian này thì họ có động lực lao động rất cao, nhưng
vào thời gian khác động lực lao động lại không còn tồn tại. Qua đặc điểm
này giúp nhà quản lý có những biện pháp tác động vào quá trình tạo động
lực lao động cho người lao động.
Động lực lao động là nguồn gốc dẫn đến tăng năng suất lao
động cá nhân và trong sản xuất có kết quả cao mặc dù các nhân tố khác
không đổi. Động lực lao động là sự thôi thúc bên trong con người, đó là sức
mạnh vô hình giúp người lao động làm việc nỗ lực hơn, miệt mài hơn, làm
việc không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, động lực lao động không phải là nhân
tố tất yếu làm tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả sản xuất, mà nó
chỉ là nguồn gốc. Vì thế, nhà quản lý cần phải chú ý đến các yếu tố của mỗi
NguyÔn ThÞ Hång V©n
5
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
người như: sức khỏe, trình độ, giới tính…để đưa ra các giải pháp phù hợp
tạo động lực lao động cho mỗi người lao động.
1.4. Tạo động lực
“Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử
của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện
của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Các biện pháp được đặt ra có thể là các đòn bẩy vật chất hoặc tinh thần,
còn cách ứng xử của tổ chức được thể hiện ở việc tổ chức đó đối xử đối với
người lao động như thế nào.” (Tập bài giảng Chuyên đề_TS Lê Thanh Hà,
Trường Đại học Lao động_Xã hội)
Các doanh nghiệp, tổ chức muốn kinh doanh, sản xuất đạt được năng
suất lao động cao thì đòi hỏi người lao động phải làm việc hết mình và sáng
tạo. Để làm được điều này thì nhà quản lý cần phải đưa ra các phương pháp
và hình thức quản lý sao cho phù hợp với điều kiện của công ty và môi
trường hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty tham gia.
Tạo động lực cho người lao động bắt nguồn từ việc thỏa mãn lợi ích
của họ. Do vậy, mà nhà quản lý phải đưa ra được các chính sách mà lợi ích
của người lao động luôn gắn liền với hoạt động của tổ chức.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực
Các yếu tố tạo động lực cho người lao động khá đa dạng và phong
phú, gồm các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động và yếu tố thuộc về tổ
chức. Để xây dựng được chính sách tạo động lực lao động hiệu quả, các
doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yếu tố tác động đến vấn đề tạo động
lực lao động, từ đó có sự lựa chọn chính sách phù hợp.
2.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
Đây là nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới động lực lao
động, nó xuất phát từ chính bản thân người lao động. Đó là động lực để
kích thích người lao động làm việc. Nhóm này bao gồm các nhân tố sau:
NguyÔn ThÞ Hång V©n
6
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
2.1.1. Mục tiêu của cá nhân
Mỗi người đều đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau, do đó
hành động của họ cũng khác nhau. Cá nhân nào càng có mục tiêu cụ thể thì
hành động của họ sẽ tốt hơn để tạo động lực giúp họ đạt được mục tiêu mà
họ đề ra.
2.1.2. Hệ thống nhu cầu
Nhu cầu của con người rất đa dạng, phong phú nên khi nhu cầu này
được thỏa mãn thì các nhu cầu khác cao hơn lại xuất hiện. Hệ thống nhu
cầu của con người bao gồm.
+ Nhu cầu cho cuộc sống của người lao động, nhu cầu này bao gồm
nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất giúp người lao
động có thể tồn tại và phát triển, còn nhu cầu tinh thần có sau bổ sung vào
hệ thống nhu cầu của con người.
+ Nhu cầu học tập nhằm nâng cao học vấn, trình độ và ý thức
+ Nhu cầu thẩm mĩ và giao tiếp xã hội: nhu cầu thẩm mĩ giúp con
người luôn hướng về cái đẹp, cải thiện và cuộc sống của con người sống có
ý nghĩa hơn. Còn nhu cầu giao tiếp con người có thêm thông tin trong cuộc
sống.
+ Nhu cầu công bằng xã hội: con người luôn tìm mọi cách để thỏa
mãn nhu cầu, đồng thời luôn đấu tranh để giành được sự công bằng.
2.1.3.Trình độ, năng lực của người lao động
Trình độ, năng lực của người lao động khác nhau nên họ cũng có
những động lực khác nhau. Những người có trình độ, năng lực thấp thì nhu
cầu mà họ mong muốn chỉ là hoàn thiện mình trong xã hội. Còn người có
trình độ cao thì động lực lao động của họ lại là mong muốn để có cuộc
sống tốt hơn nữa, có địa vị cao hơn hiện tại. Những người có trình độ,năng
lực càng cao thì động lực lao động của họ càng lớn.
2.1.4.Giới tính, độ tuổi
Mục tiêu và nhu cầu của con người cũng khác nhau ở mỗi độ tuổi.
Khi còn trẻ nhu cầu quan trọng nhất là phấn đấu cho sự nghiệp, còn khi
NguyÔn ThÞ Hång V©n
7
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
tuổi càng về già thì họ mong muốn có cuộc sống ổn định. Còn nhu cầu giữa
nam và nữ cũng khách nhau. Vì vậy, đây cũng là yếu tố quan trọng để nhà
quản lý, quản lý tốt nhân viên của mình hơn.
2.2. Các nhân tố thuộc về công ty
2.2.1.Mục tiêu và chiến lược phát triển của tổ chức
Mỗi tổ chức đều đặt ra những mục tiêu và chiến lược phát triển của
mình. Những mục tiêu, chiến lược phát tỉển này có thể được đặt ra trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Muốn đạt đựợc mục tiêu đó, cần phải phát
huy cao độ yếu tố con người trong điều kiện các nguồn lực khác là có hạn.
Có nghĩa là, muốn đạt được mục tiêu và hoàn thành chiến lược phát triển,
các chính sách quản trị nhân lực nói chung và chính sách tạo động lực nói
riêng của tổ chức cần phải hướng tới việc đạt được các mục tiêu và chiến
lược mà công ty đã đặt ra.
2.2.2. Chính sách nhân sự
Là kim chỉ nam hướng dẫn, chứ không phải những luật lệ cứng nhắc.
Chính sách nhân sự luôn luôn đòi hỏi có sự thay đổi, cần phải có sự giải
thích và cân nhắc rõ ràng. Các chính sách như: thuyên chuyển, đề bạt, bố trí
phục vụ nơi làm việc, kỷ luật – khen thưởng, chính sách bảo hiểm xã hội,
tuyển mộ - tuyển chọn…Việc xây dựng thiết kế và đưa chúng vào thưc
hiện có ảnh hưởng quan trọng đến quyền và lợi ích của mỗi người lao động
2.2.3.Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng tác động đến động lực lao
động trong doanh nghiệp. Nếu môi trường làm việc tốt sẽ giúp người lao
động vui vẻ, say mê khi làm việc để họ luôn suy nghĩ sáng tạo trong công
việc. Nếu không tạo điều kiện môi trường làm việc tốt thì người lao động
sẽ đánh mất động lực làm việc và mất dần đi năng lực tiềm tàng của bản
thân họ.
NguyÔn ThÞ Hång V©n
8