Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường Đại học Hải Dương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGUYỄN TUẤN ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
NGUY
ỄN TU
ẤN ANH LU
ẬN VĂN TH
ẠC SĨ KINH T
Ế
L
ỚP: CH 21
B
-
TCNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NGUYỄN TUẤN ANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. DƯƠNG ĐĂNG CHINH
HÀ NỘI, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo
hướng tự chủ tại Trường Đại học Hải Dương” là công trình nghiên cứu độc lập,
các tài liệu tham khảo, số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu trong công
trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà
nước. Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai, Tác giả
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả Luận văn
Nguyễn Tuấn Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn PGS,TS. Dương Đăng Chinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Thương mại đã
tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
tôi học tập tại Trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng Kế hoạch - Tài chính
Trường Đại học Hải Dương và phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp - Sở Tài
chính Hải Dương đã cung cấp số liệu cũng như giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn của mình tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu
bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy, cô để hoàn thiện hơn nữa luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
MụC LụC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MụC LụC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài...............................................................................5
6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP.................................................................8
1.1. Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ chế quản lý tài chính trong
các đơn vị sự nghiệp công lập.....................................................................................8
1.1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập......................................................8
1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..................13
1.2. Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ...............................................15
1.2.1. Khái niệm về tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập .................15
1.2.2. Sự cần thiết quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường đại học
công lập.....................................................................................................................17
1.2.3. Nội dung quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường đại học
công lập.....................................................................................................................19
1.2.4. Chỉ tiêu phản ánh năng lực tự chủ tài chính của các trường đại học
công lập.....................................................................................................................24
iv
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ
tại các trường đại học công lập ................................................................................26
1.2.6. Kinh nghiệm của một số trường đại học công lập và bài học rút ra cho
Trường Đại học Hải Dương......................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ
CHỦ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG....................................................33
2.1. Khái quát về Trường Đại học Hải Dương..........................................................33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Hải Dương............33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.........................................................39
2.2. Thực trạng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường Đại học Hải Dương..42
2.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường
Đại học Hải Dương thời gian qua ............................................................................42
2.2.2. Nội dung quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường Đại học
Hải Dương.................................................................................................................44
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường ĐH Hải Dương ..........................65
2.3.1. Những kết quả đạt được..............................................................................65
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.............................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG .....................73
3.1. Cơ sở thực hiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường Đại
học Hải Dương ..........................................................................................................73
3.1.1. Cơ sở pháp lý ..............................................................................................73
3.1.2. Định hướng phát triển của Trường ............................................................74
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường
Đại học Hải Dương ...................................................................................................76
3.2.1. Nâng cao nhận thức về chủ trương tự chủ tài chính ..................................76
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế khai thác và quản lý nguồn thu ....................................79
3.2.3. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả các khoản chi .............................81
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý tài sản..........................................................84
v
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính....................................86
3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tài chính trong Nhà trường..................87
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................88
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước..............................................................................88
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính .........................................................................91
3.3.3. Đối với các cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo:......................91
KẾT LUẬN..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................94
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 BHYT Bảo hiểm y tế
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 CBVC Cán bộ viên chức
4 ĐH Đại học
5 ĐHCL Đại học công lập
6 GDĐH Giáo dục đại học
7 GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
8 KPCĐ Kinh phí công đoàn
9 NCKH Nghiên cứu khoa học
10 NCS Nghiên cứu sinh
11 NS Ngân sách
12 NSNN Ngân sách Nhà nước
13 TCTC Tự chủ tài chính
14 TSCĐ Tài sản cố định
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1
Quy mô nhân sự của Trường Đại học Hải Dương giai
đoạn 2014 - 2016
36
Bảng 2.2
Trình độ nhân sự của Trường Đại học Hải Dương giai
đoạn 2014 - 2016
37
Bảng 2.3 Quy mô đào tạo của Trường Đại học Hải Dương 39
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Trường Đại học Hải Dương 40
Bảng 2.4 Các nguồn thu của Trường Đại học Hải Dương 46
Biểu đồ 2.1
Thực trạng nguồn thu tại Trường Đại học Hải Dương giai
đoạn 2013 - 2016
47
Bảng 2.5 Nguồn Ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2013 - 2016 49
Bảng 2.6
Mức thu học phí tại Trường Đại học Hải Dương giai đoạn
2013 - 2016
51
Bảng 2.7
Mức thu học phí tại Trường Đại học Hải Dương năm học
2016 - 2017
52
Bảng 2.8
Bảng chi tiết nguồn thu sự nghiệp tại Trường Đại học Hải
Dương giai đoạn 2013 - 2016
53
Biểu đồ 2.2
Nguồn thu sự nghiệp của Trường Đại học Hải Dương
giai đoán 2013 - 2016
53
Bảng 2.9
Các nguồn thu khác của Trường Đại học Hải Dương giai
đoạn 2013 - 2016
54
Bảng 2.10 Tổng hợp nội dung chi giai đoạn 2013 - 2016 58
Bảng 2.11 Bảng chi tiết chi thường xuyên giai đoạn 2013 - 2016 59
Bảng 2.12
Nguồn thu và chi phí đào tạo bình quân cho một sinh
viên 62
Bảng 2.13 Chênh lệch thu - chi thường xuyên giai đoạn 2013 - 2016 63
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là
khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả
nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá
trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc
quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến
hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế,
ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn
lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, nguồn tài chính cho hoạt động
sự nghiệp rất đa dạng, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi Ngân sách Nhà nước cấp
mà còn được hình thành trong quá trình “xã hội hoá” các hoạt động sự nghiệp - Một
xu thế tất yếu trong thời đại mới. Việc nghiên cứu các biện pháp huy động và quản
lý có hiệu quả nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục là hết sức cần thiết. Bên cạnh các
chính sách thu hút đầu tư mọi nguồn lực trong và ngoài nước, các cơ sở giáo dục
cũng được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc huy động và sử dụng
mọi nguồn tài chính để phát triển giáo dục. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc
khai thác và sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị
sự nghiệp hiện nay còn nổi lên nhiều bất cập: Cơ chế tài chính chưa phù hợp và
đồng bộ, còn nhiều sơ hở gây lãng phí và lúng túng trong quản lý; mặt khác hạn chế
đến tính chủ động, sáng tạo và tạo tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp
không coi trọng đến tính hiệu quả trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài
chính - Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng của các
hoạt động sự nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đòi hỏi của các
hoạt động đó. Nhằm tháo gỡ những bất cập trên, Chính phủ ban hành Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập và mới đây nhất là Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số
16/2015/NĐ-CP được đánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện,