Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
141
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1666

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VƯƠNG THÚY HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VƯƠNG THÚY HẰNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số:60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THÙY NINH

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên”

là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn được tập hợp từ nhiều

nguồn tài liệu và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017

Học viên

Vương Thúy Hằng

ii

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Kế hoạch - Tài chính,

Phòng Đào tạo của Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và cô giáo

hướng dẫn khoa học TS. Đỗ Thùy Ninh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hoàn

thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên”.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Thùy Ninh, người đã trực tiếp hướng

dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Kế hoạch - Tài

chính và Phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, làm luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng

góp của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong quá trình làm

Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017

Tác giả

Vương Thúy Hằng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ ix

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ........5

1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các trường Đại học

công lập ............................................................................................................. 5

1.1.1. Khái quát về trường Đại học công lập Việt Nam ................................... 5

1.1.2. Quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập.................................. 9

1.1.3. Nội dung quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập ................ 16

1.1.4. Các công cụ quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập............ 25

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường Đại

học công lập .................................................................................................... 27

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các trường Đại học

công lập ........................................................................................................... 32

1.2.1. Quản lý tài chính tại các trường Đại học công một số nước trên thế

giới và Việt Nam............................................................................................. 32

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................................. 35

iv

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin........................................................... 40

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 41

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42

2.3.1 Thu NSNN và thu sự nghiệp qua các năm............................................. 42

2.3.2 Cơ cấu nguồn thu ................................................................................... 43

2.3.3 Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu.................................................................. 43

2.3.4 Cơ cấu chi............................................................................................... 43

2.3.5 Tỷ lệ tiết kiệm chi .................................................................................. 43

2.3.6 Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên ........................................... 44

2.3.7 Tỷ trọng đầu tư cơ sở vật chất trong tổng chi........................................ 44

2.3.8 Tỷ trọng đầu tư quỹ học bổng cho sinh viên.......................................... 44

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN.......................................................... 45

3.1. Khái quát chung về trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................................ 45

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 45

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Trường ĐH Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên. .................................... 48

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính và sử dụng các công cụ quản

lý tài chính tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại

học Thái Nguyên (2014- 2016)....................................................................... 51

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính......................................................... 51

3.2.3. Quản lý sử dụng nguồn lực tài chính .................................................... 68

v

3.2.4. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất .............................................................. 84

3.2.5. Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính tại trường ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh........................................................................................ 88

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Trường

ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.................. 92

3.3.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 92

3.3.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................ 93

3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh

tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên ................................. 95

3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 95

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý

tài chính ........................................................................................................... 98

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN

TRỊ KINH DOANH THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................... 104

4.1. Định hướng phát triển của các trường đại học công lập........................ 104

4.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành giáo dục, ĐHTN................. 104

4.1.2. Định hướng phát triển của Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................... 109

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh

tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên ............................... 112

4.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính ......................... 112

4.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính ........... 115

4.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính .... 117

4.2.4. Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất................................. 118

4.2.5 Hoàn thiện chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học ....................... 119

4.2.6. Tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm tra, kiểm soát và

công khai tài chính nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm........ 120

vi

4.2.7. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ..................................................... 121

4.3. Kiến nghị để hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh...................................................................................... 121

4.3.1. Đối với Nhà nước................................................................................ 121

4.3.2. Đối với Đại học Thái Nguyên............................................................. 125

4.3.3. Đối với Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh......................... 125

KẾT LUẬN.................................................................................................. 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 129

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCH Ban chấp hành

Bộ GD& ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBGV Cán bộ, giảng viên

CNTT& TT Công nghệ thông tin và truyền thông

CSVC Cơ sở vật chất

ĐBCLGD Đảm bảo chất lượng giáo dục

ĐH Đại học

ĐHCL Đại học công lập

KH- TC Kế hoạch- Tài chính

KHCN& HTQT Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

LHS Lưu học sinh

NCKH Nghiên cứu khoa học

NCKH& CGCN Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

NSNN Ngân sách Nhà nước

QTKD Quản trị Kinh doanh

TM& DL Thương mại và du lịch

Tr.đ Triệu đồng

TT Trung tâm

TT HTQT về ĐT& DH Trung tâm Hợp tác quốc tế về Đào tạo và Du học

UBND Ủy ban nhân dân

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của Nhà trường giai đoạn 2014 - 2016 ............... 49

Bảng 3.2: Quy mô đào tạo của trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Giai đoạn 2014 - 2016..................................................................... 50

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến phản hồi về Phòng Kế hoạch- Tài chính năm

học 2015 - 2016 .............................................................................. 50

Bảng 3.4. Mức thu học phí từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2015 -

2016................................................................................................. 57

Bảng 3.5: Tổng hợp các nguồn thu giai đoạn 2014 - 2016............................. 58

Bảng 3.6: Kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2014 - 2016 ................................... 60

Bảng 3.7: Nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2014 - 2016 .................................. 63

Bảng 3.8: Dự toán thu năm 2016 của Trường ĐH Kinh tế và QTKD............ 65

Bảng 3.9: Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu sự nghiệp tại trường ĐH Kinh tế

& Quản trị Kinh doanh ................................................................... 67

Bảng 3.10: Tình hình sử dụng kinh phí giai đoạn 2014 - 2016 ...................... 68

Bảng 3.11: Cơ cấu chi thường xuyên tại trường ĐH Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh...................................................................................... 69

Bảng 3.12: Tổng hợp thu nhập bình quân của cán bộ, giảng viên giai

đoạn 2014 - 2016 ............................................................................ 70

Bảng 3.13: Thống kê chi học bổng giai đoạn 2014 - 2016............................. 71

Bảng 3.14: Tình hình trích lập các quỹ giai đoạn 2014- 2016........................ 73

Bảng 3.15: Thống kê kết quả đánh giá của đội ngũ CBGV Nhà trường về

công tác tài chính cho Nghiên cứu khoa học .................................. 76

Bảng 3.16: Thống kê kết quả đánh giá của người học về công tác tài

chính cho Nghiên cứu khoa học của sinh viên ............................... 77

Bảng 3.17: Dự toán chi năm 2016 của Trường ĐH Kinh tế và QTKD.......... 78

Bảng 3.18: Thống kê kết quả đánh giá của CBGV Nhà trường ..................... 83

Bảng 3.19: Tỷ trọng đầu tư CSVC tại Trường ĐH Kinh tế và QTKD giai

đoạn 2014- 2016 ............................................................................. 83

Bảng 3.20: Điều kiện đảm bảo CSVC cho sinh viên năm 2016..................... 83

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

1. Sơ đồ

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà trường............................................ 49

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Trường ĐH Kinh tế & QTKD......... 52

Sơ đồ 3.3: Quy trình dự trù và mua sắm tài sản, vật tư .................................. 86

2. Biểu đồ

Biểu đồ 3.1: So sánh nguồn thu giai đoạn 2014- 2016 ................................... 58

Biểu đồ 3.2: So sánh nguồn kinh phí NSNN giai đoạn 2014 - 2016.............. 61

Biểu đồ 3.3: Mức độ tham gia các nguồn tự có trong nguồn thu sự

nghiệp giai đoạn 2014- 2016 ...................................................... 64

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều thập kỷ qua, lĩnh vực giáo dục, đào tạo luôn đóng vai trò

đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ở

nước ta, sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Giáo dục học thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt là giáo

dục đại học, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giáo dục học đại

học là một khâu trọng yếu, đảm nhận sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có

trình độ cao, là động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước,

nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục đại học còn là

một chiến lược cụ thể để nâng cao tính cạnh tranh chất lượng lao động có

trình độ của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản sẽ trở thành một nước

công nghiệp, động lực chính sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là đội

ngũ trí thức cho sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Phát triển giáo dục và

đào tạo phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế. Đầu tư cho giáo dục

là đầu tư quan trọng có hiệu quả và tác động nhiều mặt và dài hạn. Để nâng

cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng,

bên cạnh sự đổi mới về các mặt tổ chức, cán bộ, phương pháp đào tạo, việc

bảo đảm nguồn lực tài chính và xác lập cơ chế quản lý tài chính cho các

trường đại học có vai trò cực kỳ quan trọng. Tài chính là mạch máu thúc đẩy,

mở đường cho sự phát triển và bền vững của ngành giáo dục đào tạo nói

chung và các trường đại học nói riêng. Phát triển tài chính Đại học là một

trong những vấn đề chủ yếu của bất kỳ hệ thống giáo dục Đại học nào trên thế

giới. Trong các cuộc thảo luận về giáo dục Đại học, những vấn đề về tài chính

thường nổi bật do những quan điểm khác nhau của nhiều bên liên quan. Các

nhà hoạch định chính sách đang đặt ra câu hỏi liệu ngân quỹ Nhà nước có thể

2

tiếp tục chi bao nhiêu cho phát triển giáo dục Đại học giữa những đòi hỏi cấp

bách và cạnh tranh của rất nhiều mục tiêu khác (giáo dục phổ thông, chăm sóc

sức khoẻ cộng đồng, phát triển giao thông công cộng,...). Nhu cầu về tri thức

và đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng buộc các trường Đại

học phải tìm kiếm những nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước để có thể nắm

bắt kịp thời các cơ hội và vượt qua những thử thách trong xu hướng hội nhập

hiện nay. Đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các trường đại học là một

tất yếu và góp phần rất lớn vào công cuộc đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, Trường ĐH Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên ngày càng gặp nhiều khó khăn về

nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong điều kiện

Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cho giáo dục đại học có xu hướng

giảm, học phí bị khống chế bởi mức trần thu học phí quy định thấp, số lượng

tuyển sinh các hệ của Nhà trường bị sụt giảm,... Trước bối cảnh đó, Trường

ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh nhận thức được tầm quan trọng của công

tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu

chi tiêu và phát triển bền vững của Nhà trường.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn

đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên” mong muốn tìm hiểu

thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn công tác quản lý tài chính

tại đơn vị, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu

hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Từ cơ sở lý luận về quản lý tài chính đối với các trường Đại học công

lập (ĐHCL), đề tài đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp, khả

3

thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên, góp phần nâng cao uy tín,

chất lượng đào tạo và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Nhà trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Luận văn hướng đến những mục đích cụ thể sau:

+ Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý

tài chính tại các trường đại học công lập;

+ Phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý tài chính tại

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên

nhằm xác định những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế;

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính

tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề trong công tác quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Trường

ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.

- Về thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu

đề tài được thu thập trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016, các giải pháp đề

ra cho giai đoạn 2017 - 2020.

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác

quản lý tài chính tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại

học Thái Nguyên để đề ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý tài chính tại trường.

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác

quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!