Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1836

Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI THỊ MINH PHƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN,

TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN TIẾN THAO

HÀ NỘI, 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận

văn của Hội đồng khoa học.

Người cam đoan

Bùi Thị Minh Phương

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận

được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn tới những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Tiến Thao người đã trực tiếp

hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi xin cảm ơn UBND huyện Lạc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi

trường huyện Lạc Sơn, các Phòng ban chức năng huyện Lạc Sơn, các tập

thể và cá nhân đã cung cấp thông tin và số liệu cần thiết cho tôi hoàn thiện

nghiên cứu này.

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi

trong suốt thời gian khóa học và quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả

Bùi Thị Minh Phương

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii

MỤC LỤC....................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI .......................................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai...............................................5

1.1.1. Những vấn đề chung về đất đai .....................................................5

1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai..........................................................8

1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.........................................12

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai .............21

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai..........................................24

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương...........................................24

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạc Sơn.....................................30

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................................32

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình............................32

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................32

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội...............................................................35

2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................40

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin..................................................40

2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ..........................................40

2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................41

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................42

3.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lạc Sơn ...............................42

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Lạc Sơn ..........................42

3.1.2. Biến động sử dụng đất .................................................................48

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lạc

Sơn ................................................................................................................53

iv

3.2.1. Công tác lập và và quản lý hồ sơ địa giới hành chính................53

3.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...................................56

3.2.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

sử dụng đất.................................................................................................57

3.2.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất..............60

3.2.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp

GCNQSD đất .............................................................................................61

3.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai..............................................63

3.2.7. Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất.........................64

3.2.8. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ....................66

3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ......68

3.3.1. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

huyện qua khảo sát.....................................................................................68

3.3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác QLNN về đất đai trên

địa bàn huyện Lạc Sơn...............................................................................73

3.4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trên địa

bàn huyện Lạc Sơn........................................................................................78

3.4.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Lạc Sơn 2021-2025 ...78

3.4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên

địa bàn huyện Lạc Sơn...............................................................................80

3.4.3. Một số kiến nghị...........................................................................88

KẾT LUẬN.....................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................91

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Viết đầy đủ

1 CB Cán bộ

2 CNQDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất

3 CNXH Chủ nghĩa xã hội

4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

5 GPMB Giải phóng mặt bằng

6 GTSX Giá trị sản xuất

7 HGĐ Hộ gia đình

8 HSĐGHC Hồ sơ địa giới hành chính

9 QLNN Quản lý nhà nước

10 QSDĐ Quyền sử dụng đất

11 SDĐ Sử dụng đất

12 TMDV Thương mại dịch vụ

13 TTXD Trật tự xây dựng

14 TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng

15 UBND Ủy ban nhân dân

16 XHCN Xã hội chủ nghĩa

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1: GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2018-2020 .......... 35

Bảng 2. 2: GTSX công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2018-2020................... 35

Bảng 2. 3: GTSX ngành TMDV giai đoạn 2018-2020................................... 36

Bảng 2. 4: Các chỉ tiêu về y tế, dân số ............................................................ 37

Bảng 2. 5: Các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo ............................................... 38

Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu văn hóa thông tin, thể dục, thể thao .......................... 39

Bảng 3. 1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lạc Sơn................................... 42

Bảng 3. 2: Biến động sử dụng đất huyện Lạc Sơn.......................................... 49

Bảng 3. 3: Lập hồ sơ địa chính của huyện Lạc Sơn........................................ 54

Bảng 3. 4: Kết quả việc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện................. 58

Bảng 3. 5: Kết quả thu hồi đất trên địa bàn huyện.......................................... 59

Bảng 3. 6: Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất ................ 60

Bảng 3. 7: Tổng hợp tiền thu từ đất trên địa bàn huyện ................................. 66

Bảng 3. 8: Đánh giá của cán bộ công tác QLNN về đất đai ........................... 68

Bảng 3. 9: Đánh giá của HGĐ/cá nhân công tác QLNN về đất đai................ 71

Bảng 3. 10: Các chỉ tiêu kế hoạch định hướng giai đoạn 2021 - 2025........... 78

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách,

pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy

có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo

đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ

môi trường... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng

cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền

của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường

bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển

nhanh. Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách,

pháp luật về đất đai được xác định trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX cơ

bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế,

nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt

bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Lợi ích của Nhà

nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn

lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu

quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất

động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn

khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến

phức tạp.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Đất đai

có nguồn gốc rất đa dạng; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; chủ

2

trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa

đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hoá còn chậm, chưa thật đồng bộ. Tổ chức

thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên

quan chưa nghiêm. Công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt các chủ

trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn kém hiệu quả; việc thực hiện

công khai, minh bạch trong quản lý đất đai chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp

luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. Việc thanh

tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi sai phạm chưa nghiêm. Hiệu lực,

hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn thấp. Tổ chức

bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai và các cơ quan liên quan

còn nhiều bất cập, hạn chế; một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để

trục lợi, tham nhũng.

Tại huyện Lạc Sơn, tình trạng khai thác đất, cát, sỏi, tài nguyên khoáng

sản trái phép còn xảy ra ở một số địa bàn. Do làm tốt công tác quản lý từ cơ

sở, tình trạng này đã cơ bản chấm dứt. Nhiều địa phương trước đây buông

lỏng quản lý Nhà nước về công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản đã

được chấn chỉnh. thực tế kiểm tra, theo dõi tại một số xã vẫn còn để xảy ra

tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà

ở và các công trình trái phép trên đất nông, lâm nghiệp, hành lang giao thông,

hành lang lưới điện; khai thác, vận chuyển đất, khoáng sản trái phép; vứt rác

thải ra đường, ra sông, suối, khu vực giáp ranh chưa được phát hiện, xử lý kịp

thời... Những năm qua, huyện đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra

công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường; ban hành văn

bản về tăng cường công tác kiểm tra việc tự san ủi, chuyển mục đích sử dụng

đất, khai thác, vận chuyển đất trái phép. Trong năm 2020, huyện đã thực hiện

4 cuộc kiểm tra đột xuất. Qua đó, phát hiện một số trường hợp tự ý múc đất,

san hạ mặt bằng trái phép lập biên bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn xử lý vi

phạm, khắc phục hậu quả theo thẩm quyền.

3

Do đó, việc nghiên cứu thực tiễn thực tiễn quá trình quản lý nhà nước

về đất đai ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình qua đó đánh giá hiệu quả quản lý

nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố cũng như chỉ ra được những vấn

đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân để từ đó có những đề xuất, phương

hướng quản lý phù hợp hơn với những yêu cầu phát triển của huyện trong thời

gian tới là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công

tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa

Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai

trên địa bàn huyện Lạc Sơn, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công

tác này tại địa phương trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về

đất đai;

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

huyện Lạc Sơn;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai

trên địa bàn huyện Lạc Sơn trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất

đai trên địa bàn huyện Lạc Sơn trong giai đoạn 2018-2020.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi về nội dung: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước

về đất đai trên địa bàn huyện Lạc Sơn trong giai đoạn 2018-2020 trên những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!