Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐỨC LONG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN ĐỨC LONG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích dẫn trong luận
văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Long
ii
LỜI CẢMƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,
văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên
hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Anh Tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa,
tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Đức Long
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢMƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3
5. Kết cấu của Luận văn.................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ......................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về ngân sách xã.................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về ngân sách xã ..................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã và ngân sách xã .................................... 6
1.2. Quản lý ngân sách xã ............................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm về quản lý ngân sách xã: ..................................................... 14
1.2.2. Mục tiêu quản lý ngân sách xã.............................................................. 14
1.2.3. Bộ máy quản lý ngân sách xã................................................................ 15
1.2.4. Nội dung của công tác quản lý ngân sách xã ........................................ 15
1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã .......................................................... 28
1.3.1. Quản lý NSX huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (huyện Nông thôn
mới đầu tiên của tỉnh Phú Thọ)....................................................................... 28
1.3.2. Quản lý NSX thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (trung tâm văn
hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ):........................................................ 29
iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 32
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin................................................................. 34
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin........................................................... 34
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 35
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN............................................. 36
3.1. Giới thiệu về huyện Thanh Sơn ............................................................... 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Sơn ................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn ........................................ 37
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
Thanh Sơn có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước........................... 38
3.2. Giới thiệu về phòng Tài chính - kế hoạch của huyện Thanh Sơn............ 39
3.3. Giới thiệu về Thị trấn Thanh Sơn ............................................................ 40
3.4. Giới thiệu về xã Hương Cần .................................................................... 42
3.5. Một số nét tổng quan về tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn............... 43
3.5.1. Các văn bản quy định về thu, chi NSNN trên địa bàn.......................... 43
3.5.2. Tình hình thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai
đoạn 2015-2017............................................................................................... 46
3.6. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã ............................................... 50
3.6.1. Đánh giá thực trạng lập dự toán ngân sách xã ...................................... 50
3.6.2.Đánh giá thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách xã
3.6.2.1.Việc chấp hành thu ngân sách xã ........................................................ 64
3.6.3. Đánh giá thực trạng công tác quyết toán ngân sách xã......................... 91
3.6.4. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện kết luận
sau thanh tra kiểm tra ngân sách xã ................................................................ 93
v
3.6.5.Đánh giá thực trạng công tác công khai tài chính, ngân sách xã........... 95
3.7. Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................... 97
3.8. Kết luận Chương 3 ................................................................................... 99
Chương 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN........................................... 102
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn.......................................................... 102
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 109
4.2.1. Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho chủ
tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, cán bộ tài chính - kế toán các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện....................................................................... 109
4.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngân sách
xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn. ................................................... 112
4.2.3. Quy định hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán áp dụng cho xã, thị
trấn trên địa bàn huyện.................................................................................. 115
4.3. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................. 117
4.3.1. Đề xuất HĐND, UBND tỉnh, Sở Tài chính Phú Thọ.......................... 117
4.3.2. Đề xuất với HĐND, UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Thanh Sơn........................................................................................... 117
4.3.3. Đề xuất HĐND, UBND xã, ban tài chính xã, thị trấn huyện Thanh Sơn. 118
4.4. Kết luận chương 4 .................................................................................. 118
KẾT LUẬN.................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
PHỤ LỤC..................................................................................................... 124
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Diễn giải
1 BQ Bình quân
2 CN Công nghiệp
3 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
4 DT Dự toán
5 HĐND Hội đồng nhân dân
6 KBNN Kho bạc Nhà nước
7 KH Kế hoạch
8 NLN Nông lâm nghiệp
9 NH Ngân hàng
10 NN Nhà nước
11 NS Ngân sách
12 NSNN Ngân sách Nhà nước
13 NSX Ngân sách xã
14 SS So sánh
15 TGKB Tiền gửi kho bạc
16 TH Thực hiện
17 TNQD Thu nhập quốc dân
18 SXKD Sản xuất kinh doanh
19 UBND Uỷ ban nhân dân
20 ƯTH Ước thực hiện
21 XDCB Xây dựng cơ bản
22 XNQD Xí nghiệp quốc doanh
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ phân chia nguồn các cấp ngân sách tỉnh Phú thọ.................. 44
Bảng 3.2. Định mức phân bổ, nhiệm vụ chi ngân sách xã theo quy định
của HĐND tỉnh Phú Thọ .............................................................. 45
Bảng 3.3. Tổng hợp thu chi ngân sách xã, thị trấn huyện thanh sơn từ
năm 2015-2017 ............................................................................. 48
Bảng 3.4: Dự toán thu ngân sách xã Hương Cần năm 2017........................... 52
Bảng 3.5: Dự toán chi ngân sách xã Hương Cần năm 2017........................... 53
Bảng 3.6: Dự toán thu ngân sách thị trấn Thanh Sơn năm 2017 .................... 54
Bảng 3.7. Dự toán chi ngân sách thị trấn Thanh Sơn năm 2017 .................... 55
Bảng 3.8. Tổng hợp thu NSX theo nội dung trên địa bàn Huyện Thanh
Sơn (Năm 2015 - 2017) ................................................................ 66
Bảng 3.9. So sánh thực hiện và dự toán thu ngân sách xã, thị trấn năm
2017 trên địa bàn Huyện Thanh Sơn ............................................ 67
Hình 3.10: Tổng hợp chi NSX theo nội dung trên địa bàn Huyện Thanh
Sơn (Năm 2015 - 2017) ................................................................ 80
Hình 3.11: So sánh thực hiện và dự toán chi ngân sách xã, thị trấn năm
2017 trên địa bàn Huyện Thanh Sơn ............................................ 81
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính - kế toán ngân sách xã ............ 15
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý phòng Tài chính - kế hoạch Huyện
Thanh Sơn - Tỉnh Phú thọ............................................................. 39
Hình 3.2: Quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách xã, thị trấn của
Huyện Thanh Sơn ......................................................................... 64
Hình 3.3: Quá trình tổ chức chi ngân sách xã, thị trấn huyện Thanh Sơn...... 78
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, xã
là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống hành chính nhà nước bốn cấp ở
nước ta. Cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng, là cấp trực tiếp triển khai mọi
chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với
người dân, là nơi trực tiếp giải quyết toàn bộ các quan hệ và lợi ích giữa nhà
nước với người dân Trong chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc
ưu tiên cho phát triển nông thôn là vấn đề bức thiết cần giải quyết nhằm thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để thực
hiện được điều đó ngoài việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ
tầng, các công trình phúc lợi… thì còn phải xây dựng và hoàn thiện các cơ
chế chính sách để quản lý tại cấp cơ sở, cụ thể là chính quyền cấp xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), đặc biệt là phải hoàn thiện cơ chế chính
sách liên quan đến hoạt động tài chính ngân sách xã, vì lĩnh vực này ảnh
hưởng đến tất cả các hoạt động của chính quyền cấp xã.
Ngân sách xã là công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền để chính quyền
cấp xã thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, là một công cụ kinh tế
quan trọng điều tiết, quản lý nền kinh tế xã hội tại địa phương. Là một cấp
ngân sách cơ sở cuối cùng trong hệ thống NSNN, ngân sách xã trong những
năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú ý cùng với quá trình phát
triển và hoàn thiện không ngừng chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ
sở. Chính vì lý do đó cùng với việc chú trọng quản lý ngân sách của nhà nước
(NSNN), Đảng và nhà nước quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả công tác
quản lý ngân sách xã bằng hệ thống Luật ngân sách nhà nước mới: Luật ngân
sách nhà nước ban hành ngày 25/6/2015, và các văn bản dưới Luật như: Nghị
định 163/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước ban hành ngày 21/12/2016. Thông tư số
2
344/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các
hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn ban hành ngày 30/12/2016.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý ngân sách xã còn
nhiều vấn đề cần phải bàn, nhiều điều bất cập, nhiều những tồn tại cần phải
được hoàn thiện để đáp ứng được sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế đất
nước, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phù hợp với thời đại hội nhập. Sự ổn
định vững chắc, ngày càng lớn mạnh của ngân sách xã sẽ đóng góp vào sự ổn
định phát triển của ngân sách nhà nước và nền tài chính quốc gia.
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, diện
tích tự nhiên là 62.177,06 ha. Dân số năm 2016 trên 12 vạn người, có 16 dân
tộc cùng sinh sống, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61%; Toàn
huyện có 23 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 1 thị trấn [11] [19]. Huyện
Thanh Sơn trong những năm qua kinh tế hát triển ổn định, đời sống vật chất
tinh thần của người dân ngày một nâng cao, có được kết quả đó nhờ vào sự
đóng góp không nhỏ của công tác quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt sự
thay đổi bộ mặt ở nông thôn có sự đóng góp rất lớn của công tác quản lý ngân
sách xã khi thực hiện Luật NSNN. Mặc dù vậy bên cạnh những mặt đã làm
được ngân sách xã của huyện Thanh Sơn cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế
vì vậy em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên
địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm mục đích đưa ra một số giải
pháp dựa trên khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại và
nâng cao chất lượng quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu, phân tích các thông tin, số liệu thu thập được
về công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, đánh giá
thực trạng, chỉ ra những tồn tại hạn chế tìm ra nguyên nhân chủ quan,
khách quan của những tồn tại hạn chế trên cơ sở đó đề xuất những nhóm
3
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Thanh Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận, quy định nhà nước hiện hành về
quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách xã.
- Nghiên cứu, phân tích các thông tin số liệu thu thập được, từ đó chỉ ra
thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ qua các năm 2015, 2016, 2017. Chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách
quan của những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã trên địa
bàn huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ rõ căn cứ, điều
kiện, cách thức tiển khai thực hiện giải pháp đã đề xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý tài chính ngân sách xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn .
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện đánh giá công tác quản lý ngân
sách xã gồm lập dự toán, chấp hành dự toán (hoạt động thu, chi NSX), quyết
toán NSX, công tác thanh tra kiểm tra NSX việc thực hiện kết luận thanh
kiểm tra và những ảnh hưởng của quản lý ngân sách xã đến đời sống kinh tế -
xã hội địa phương.
Đề tài tập trung nghiên cứu ở phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh
Sơn, 22 xã, 01 thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn và chọn 02 đơn vị đặc
trưng để minh họa công tác lập dự toán, thực hiện dự toán (Thị trấn Thanh
Sơn, xã Hương Cần).
4. Những đóng góp của đề tài
Đề tài làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của ngân sách
nhà nước và quản lý ngân sách xã. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân
4
sách xã tại huyện Thanh Sơn phát hiện ra vấn đề, nguyên nhân của vấn đề và
kiến nghị những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
xã trong giai đoạn tới, từ đó góp phần:
- Ổn định ngân sách địa phương, vững mạnh ngân sách nhà nước và
nền tài chính quốc gia.
- Thấy được những việc đã làm được cũng như thấy được những bất
cập, tồn tại để điều chỉnh trong giai đoạn tới.
- Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã giúp tăng thu, tiết kiệm chi
tạo đà phát triển kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn nhằm ổn định tình hình
chính trị, an ninh, trật tự xã hội tại cơ sở theo chủ trương của Đảng và Nhà
nước đã đề ra.
5. Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách xã.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Thanh Sơn trong thời gian tới.