Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
94
Kích thước
383.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1639

Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Ban quản lý dự án Đường sắt, thuộc Cục đường sắt Việt Nam,

là một đơn vị được thành lập chưa lâu, nhưng đã nhận được nhiều sự

quan tâm tin tưởng của Nhà nước và được giao nhiệm vụ thay mặt Chủ

đầu tư – Cục đường sắt Việt Nam tiến hành quản lý hai dự án quan trọng

thuộc lĩnh vực đường sắt, đó là dự án đường sắt Yên Viên – Cái Lân và

dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Trong thời gian vừa qua, được thực tập tại Ban quản lý dự án

đường sắt, em đã có dịp tìm hiểu đặc điểm, chức năng hoạt động và

nhiệm vụ của một Ban quản lý dự án, cũng như các nội dung của quản lý

dự án, từ đó có cơ hội so sánh và nâng cao kiến thức chuyên ngành em đã

được nghiên cứu trong môn học Chương trình và dự án phát triển kinh tế

- xã hội.

Mấy năm trở lại đây, ngày càng nhiều các vụ tham ô, tham

nhũng của một bộ phận lãnh đạo các Ban quản lý dự án được phát hiện,

kèm theo đó là hàng loạt các công trình xây dựng không đảm bảo chất

lượng gây thất thoát lãng phí nghiêm trọng các nguồn lực của đất nước.

Thực trạng trên đã khiến không ít người hoài nghi về chất lượng hoạt

động của các Ban quản lý dự án ở Việt Nam. Đây là một trong những

thách thức lớn đối với Ban quản lý dự án đường sắt.

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động của

Ban quản lý dự án đường sắt, em nhận thấy công tác quản lý dự án của

Ban còn có những hạn chế nhất định, do nhiều nguyên nhân khác nhau có

cả chủ quan và khách quan. Mặt khác, đối với một Ban quản lý dự án còn

rất non trẻ như Ban quản lý dự án đường sắt, vấn đề quan trọng nhất hiện

nay đó là làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban, để

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

đảm bảo các dự án do Ban thực hiện quản lý đạt yêu cầu trong cả ba lĩnh

vực: tiến độ, chất lượng và chi phí.

Vì vậy, trong chuyên đề thực tập của mình, em đã chọn đề tài :

“Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường

sắt”, nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự

án của Ban, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt.

Em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Kim Dung cùng các

anh chị cán bộ công chức, viên chức của Ban Quản lý dự án đường sắt đã

nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Quản lý dự án đầu

tư xây dựng và đặc điểm Quản lý dự án đầu tư trong ngành đường sắt ở

Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án của Ban quản lý

dự án đường sắt

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của

Ban quản lý dự án đường sắt

Do trình độ hiểu biết có hạn của người viết, chuyên đề thực tập

này còn chứa đựng rất nhiều khuyết điểm, hạn chế. Vì vậy em rất mong

nhận được những ý kiến góp ý, đánh giá của để bản Chuyên đề của em

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ban QLDA : Ban quản lý dự án

Ban QLDA ĐS : Ban quản lý dự án đường sắt

Cục ĐSVN : Cục đường sắt Việt Nam

QLDA: Quản lý dự án

GTVT: Giao thông vận tải

GPMB: Giải phóng mặt bằng

TKKT: Thiết kế kỹ thuật

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Tên sơ đồ, bảng biểu……………………………………………….Trang

Sơ đồ 1.1. Chu trình dự án xây dựng…………………………………9

Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý thời gian và tiến độ dự án……………..16

Sơ đồ 1.3. Quy trình quản lý chi phí dự án…………………………..18

Sơ đồ 1.4. Quy trình quản lý chất lượng dự án………………………20

Sơ đồ 1.5. Hình thức QLDA Chủ đầu tư trực tiếp quản lý…………..25

Sơ đồ 1.6. Hình thức QLDA Chìa khóa trao tay…………………......26

Sơ đồ 1.7. Hình thức QLDA Chủ nhiệm điều hành dự án……............27

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức BQLDA ĐS……………………………….33

Bảng 2.1. Kinh phí giải ngân năm 2008………………….……………52

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức đấu thầu ở Ban QLDA ĐS………………56

Bảng 2.2. Sơ đồ tổng hợp QLDA ứng dụng WBS………………..……81

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

QUẢNLÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ĐẶC ĐIỂM

QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT Ở

VIỆT NAM

1. Dự án đầu tư xây dựng:

1.1. Khái niệm:

1.1.1. Dự án đầu tư:

Để hiểu về dự án đầu tư xây dựng, trước hết cần tìm hiểu thế

nào là dự án và các đặc điểm cơ bản của một dự án.

Dự án – với tư cách là đối tượng của quản lý – là một nhiệm vụ

mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao gồm số lượng,

chức năng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong

một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước.

Dự án đầu tư mang những đặc trưng cơ bản sau:

- Dự án có mục đích và kết quả xác định. Mỗi dự án là một tập

hợp của rất nhiều các nhiệm vụ khác nhau cần được thực hiện, mỗi

nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ

thể của các nhiệm vụ trong mối quan hệ tương tác giữa chúng hình thành

nên kết quả chung của dự án.

- Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn.

Không có dự án nào kéo dài mãi mãi, có dự án hoàn thành trong thời gian

rất ngắn, một vài tháng, cũng có dự án để hoàn thành phải mất hàng chục

năm, … nhưng dự án nào cũng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết

thúc. Khi dự án kết thúc, kết quả dự án sẽ được chuyển giao cho bộ phận

quản lý vận hành, nhóm quản trị dự án khi đó giải tán.

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc. Kết quả của dự

án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao.

Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại,

và luôn luôn khác biệt nhau một cách tương đối.

- Dự án sử dụng các nguồn lực có giới hạn: Mọi dự án đều bị giới

hạn bởi các nguồn lực về nhân lực, nguồn vốn, và thời gian nhất định.

- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa

các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự

tham gia của nhiều bên hữu quan như: Chủ đầu tư, đối tượng hưởng thụ

dự án, cơ quan quản lý nhà nước, nhà thầu, các nhà tư vấn, quần chúng

nhân dân ở địa phương diễn ra dự án, … Tùy theo từng dự án mà mức độ

tham gia cũng như vai trò của các đối tượng hữu quan trên là khác nhau.

- Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao: Hầu hết các dự án đều huy

động một khối lượng nguồn lực rất lớn về con người, tài nguyên thiên

nhiên, vốn, … và đều được thực hiện trong thời gian tương đối dài. Do

đó, dự án thường có tính bất định và độ rủi ro cao.

1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng:

Dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp những đề xuất có liên

quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật

chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì,

cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng

thời gian xác định.

Như vậy, có thể thấy dự án đầu tư xây dựng, ngoài những đặc

điểm của dự án đầu tư nói chung, còn mang những đặc trưng khác biệt,

đó là:

i. Mỗi dự án đầu tư xây dựng là một đơn vị xây dựng được cấu thành

bởi một hoặc nhiều công trình đơn lẻ có mối liên hệ nội tại, thực

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

hiện hạch toán thống nhất, quản lý thống nhất trong quá trình xây

dựng trong phạm vi thiết kế sơ bộ.

ii. Dự án đầu tư xây dựng coi việc hình thành tài sản cố định là một

mục tiêu đặc biệt trong một điều kiện ràng buộc nhất định. Điều

kiện ràng buộc thứ nhất là ràng buộc về thời gian, tức là một dự án

xây dựng phải có mục tiêu hợp lý về kỳ hạn của công trình xây

dựng; thứ hai là ràng buộc về nguồn lực, tức là một dự án xây

dựng phải có được mục tiêu nhất định về tổng lượng đầu tư; thứ ba

là ràng buộc về chất lượng, tức là dự án xây dựng phải có mục tiêu

xác định về khả năng sản xuất, trình độ kỹ thuật và hiệu quả sử

dụng.

iii. Các dự án đầu tư xây dựng phải tuân theo một trình tự xây dựng cần

thiết và trải qua một quá trình xây dựng đặc biệt, tức là mỗi dự án

xây dựng là cả một quá trình theo thứ tự từ lúc đưa ra ý tưởng xây

dựng và đề nghị xây dựng đến lúc lựa chọn phương án, đánh giá,

quyết sách, điều tra thăm dò, thiết kế, thi công cho đến lúc công

trình hoàn thiện, đi vào sản xuất hoặc đi vào sử dụng.

iv. Dự án đầu tư xây dựng dựa theo nhiệm vụ đặc biệt để có được hình

thức tổ chức có đặc điểm dùng một lần. Điều này được biểu hiện ở

việc đầu tư duy nhất một lần, địa điểm xây dựng cố định một lần,

thiết kế và thi công đơn nhất.

v. Mọi dự án đầu tư xây dựng đều có tiêu chuẩn về hạn ngạch đầu tư.

Chỉ khi đạt đến một mức độ đầu tư nhất định mới được coi là dự

án xây dựng, nếu không đạt được tiêu chuẩn về mức đầu tư này thì

chỉ được coi là đặt mua tài sản cố định đơn lẻ, mức hạn ngạch về

đầu tư này được Nhà nước quy định và ngày càng được nâng cao.

1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng:

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

Để phân loại dự án đầu tư xây dựng, người ta dựa vào nhiều

tiêu chí khác nhau: theo người khởi xướng, theo ngành kinh tế - xã hội,

theo địa chỉ khách hàng, theo thời gian thực hiện, theo quy mô dự án, …

Ở Mỹ, dự án đầu tư xây dựng công trình được chia thành 4 loại

chủ yếu: dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng nhà cao tầng, dự án xây

dựng công trình lớn, dự án xây dựng công nghiệp.

Ở Việt Nam, theo Điều 2 Nghị định số 16/NĐ – CP ban hành

ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án

đầu tư xây dựng công trình được phân loại như sau:

Theo quy mô và tính chất dự án, gồm có:

- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương

và cho phép đầu tư;

- Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C (Theo Phụ

lục đính kèm Nghị định số 16/NĐ – CP ngày 07/02/2005).

Theo nguồn vốn đầu tư, gồm có:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín

dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà

nước;

- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng

hỗn hợp nhiều nguồn vốn.

1.3. Chu trình dự án đầu tư xây dựng:

Chu trình dự án đầu tư xây dựng là các công việc, các giai đoạn

mà một dự án xây dựng phải trải qua kể từ khi hình thành ý tưởng cho

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

đến khi kết thúc dự án, gắn liền với quá trình đầu tư và xây dựng công

trình.

Một cách khái quát, chu trình dự án xây dựng bao gồm 3 giai

đoạn cơ bản là: chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đầu tư và kết thúc xây

dựng đưa dự án vào khai thác; bao gồm các bước công việc như sau:

SƠ ĐỒ 1.1. CHU TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

VẬN HÀNH DỰ ÁN

2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng:

2.1. Khái niệm:

Lê Thị Nam Giang Kế hoạch 47A

Nghiên cứu cơ hội

(xác định dự án)

Nghiên cứu tiền khả thi

Kết thúc dự án

Đánh giá sau dự án

Vận hành dự án

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nghiên cứu khả thi

Chu kỳ dự án mới

Thiết kế, đấu thầu

Thi công xây lắp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!