Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như chuẩn chung của thế giới, qui định về
phát hành trái phiếu cũng chặt chẽ hơn phát hành cổ phiếu. Đối với trái
phiếu doanh nghiệp, ngoài qui định phải có mức vốn điều lệ đã góp từ mười
tỷ trở lên và hoạt động kinh doanh của năm liền trước phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế như với phát hành cổ phiếu, công ty muốn chào bán trái
phiếu ra công chúng còn phải đảm bảo không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm. Thêm vào đó, công ty phải có thời gian hoạt động từ 1
năm trở lên và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được
kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch và công khai về thông tin cho các nhà
đầu tư.Thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ với tổng giá trị khoảng
trên 70 nghìn tỷ đồng Việt Nam, bằng 7,7% GDP, nhưng môi trường kinh tế
xã hội của Việt Nam ổn định, tỷ giá USD/VND trong những năm qua ít biến
động, nên thị trường trái phiếu VN được đánh giá sẽ tiếp tục là điểm đến hấp
dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, xu hướng các doanh
nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng thay vì chủ yếu huy động vốn vay
từ ngân hàng sẽ mang đến một diện mạo mới cho thị trường trái phiếu, một
sự chuyển mình và phát triển mạnh, bền vững. Trên thị trường trái phiếu
hiện nay đáng chú ý có hai loại trái phiếu chính là trái phiếu Chính phủ Việt
Nam và trái phiếu chuyển đổi của một số ngân hàng
Trái phiếu Chính phủ Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá khá cao.
Tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát
hành ra thị trường vốn quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà
đầu tư mua hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Một kết quả khó
có thể khả quan hơn. Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các
trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore,
London, New York, Boston... liên tục đến năm 2016.Trong bài báo của tác
giả Beth Thomas trên tờ Bloomberg số ra ngày 23/3/2007, công ty Pacific
Investment Management Co. and HSBC Holdings Plc cho rằng nếu Việt
Nam nới lỏng các hạn chế về phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ thì có
thể khai thác tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế cũng như cắt giảm
chi phí vay nợ. Còn tại hội nghị do Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước và
Euromoney phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ông Brian Baker, CEO của Pimco
Asia Ltm đã phát biểu: "Các bạn đang có một thị trường nước ngoài rất hấp
dẫn, thật đáng tiếc là vẫn còn quá nhiều thủ tục phải thông qua để phát hành
được trái phiếu." Hiện nay nhu cầu đối với trái phiếu Chính phủ Việt Nam
trên thị trường quốc tế là rất lớn. Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với
lãi suất 6,875%, đáo hạn vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng
tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế
được phát hành. Mức lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện đang
là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ hạn và xếp hạng tín
dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái phiếu của
Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn. So với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn tương
đương Mỹ, hiện nay lãi suất của trái phiếu Việt Nam cũng chỉ cao hơn có
1,25%.Các quỹ lương, các công ty bảo hiểm cũng như các quỹ phòng hộ đều
đang săn lùng các khoản đầu tư toàn cầu khi mà các ngân hàng trung ương
đã ngừng tăng lãi suất và theo một dự đoán khác, FED sẽ giảm lãi suất vào
tháng 6 năm nay. Theo ông Joshua Matthews, thuộc HSBC, Chính phủ Việt
Nam có thể huy động hàng tỷ USD trên thị trường quốc tế nếu họ thực sự
muốn, hiện đang có một số lượng ngoại tệ quá lớn tìm kiếm một số lượng
trái phiếu quá ít ỏi.
Trong năm nay, VND đã tăng giá 0,3% so với USD, hiện đứng ở mức
16.014 VND/USD, VN Index đã tăng 48%, những con số hấp dẫn với nhà
đầu tư quốc tế. Gần đây còn có thông tin trên kênh tài chính Blooberg của
Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn
Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của mình từ BB - lên BB (cao hơn
nữa là BB+). Còn tập đoàn rất lớn là Moody cũng nâng lên mức Ba3.
Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành
công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. Trung tuần
tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành
đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300... tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư
nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây
6,8%/năm. Từ sau lần này, những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái phiếu
sẽ cố định, nhưng mệnh giá sẽ thay đổi. Giá trái phiếu sẽ không là 100.000
đồng nữa, mà có thể xuống 99.000-98.000 đồng hay lên 101.000-102.000
đồng. Sức hấp dẫn của trái phiếu càng cao, thì giá trúng thầu sẽ càng thấp
hơn mệnh giá và ngược lại.Ngay sau đợt phát hành trái phiếu lô lớn trên,
ngày 15/3, tập đoàn định mức tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã nâng mức tín
nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam từ ổn định lên tích cực trong
bậc xếp hạng Ba3 hiện có. Theo của Moody's, mức trần đánh giá của trái
phiếu giao dịch bằng ngoại tệ vẫn đứng ở mức Ba2, với triển vọng "ổn
định". Mức trần đánh giá của tiền gửi chính phủ bằng ngoại tệ tăng từ "ổn
định" lên "tích cực" trong bậc xếp hạng B1 hiện có. Mức trần đánh giá của
trái phiếu Chính phủ giao dịch bằng nội tệ vẫn đứng ở mức Ba1.
Xuất phát từ thực tế đó,cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn và anh
chị hướng dẫn thực tập, em đã chọn đề tài :
Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ.
Chương 2 : Thực Trạng công tác phát hành Trái phiếu Chính phủ tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN).
Chương 3: : Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính
phủ tại TTGDCKHN.
LỜI CẢM ƠN.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường kết hợp với thời gian
thực tập tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội , được sự giúp đỡ hết
sức nhiệt tình của thầy cô và của Trung tâm,phòng Quản lý giao dịch ,đã
giúp đỡ em đã hoàn thành chuyên đề này .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này .
Em cũng xin chân thành cảm ơn Anh Nguyễn Tiến Dũng và Anh Đỗ Tuấn,
cùng các anh chị ở Trung tâm đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại
Trung tâm.
Chương I : Lý luận chung về phát hành
Trái phiếu Chính phủ.
1. Phát hành chứng khoán.
Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng
khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc
đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi
là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành
bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường
thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi
đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành
mới có được quyền này.
1.1. Các phương thức phát hành chứng khoán.
Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát
hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Phát hành riêng lẻ (Private Placement): Là việc công ty phát hành chào bán
chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường
là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách
lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn chế
chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có
thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng
phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình
thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông
ít khi được thực hiện dưới hình thức này.
Phát hành chứng khoán ra công chúng: là việc phát hành trong đó chứng
khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số
lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà
đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
Ý nghĩa của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công
chúng
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định
những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất
lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng
đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời,
đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công
khai và có hiệu quả.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của
Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối
tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
1.2. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
1.2.1. Khái niệm
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực
hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối
chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi
phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức
đứng ra làm bảo lãnh phát hành.
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng
khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng
khoán để hưởng hoahồng.
1.2.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành việc bảo lãnh phát hành thường được
thực hiện theo một trong các phương thức sau:
* Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có
phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ
hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành
một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so
với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra
công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ
chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết
khấu.
* Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp
dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở
các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi
cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ
sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ
nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.
Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những
quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân
phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng
là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa
được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các
nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm
lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo
lãnh thông dụng nhất.
* Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành.
Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ
cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân
phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
* Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này,
tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán
nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
* Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian
giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh
bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ
chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn).
Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến
mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ
thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ
1.3. Phương pháp hành chứng khoán.
Nói chung, tất cả các đơn vị muốn phát hành chứng khoán ra công chúng
trước hết phải được phép của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. Để Uỷ ban có
cơ sở xem xét một đơn vị có đủ điều kiện phát hành chứng khoán hay
không, đơn vị phải làm đơn xin phát hành kèm theo một bản cáo bạch.
Theo Nghị định 48/1998 NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
* Thủ tục và thời hạn cấp giấy phát hành:
Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng được gửi Uỷ
ban Chứng khoán Nhà Nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được
đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.