Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hoàn thiện công tác  phân tích tài chính khách hàng  trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp sài
MIỄN PHÍ
Số trang
85
Kích thước
602.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1586

hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp sài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khoá luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng trong hệ

thống tài chính của mỗi quốc gia. Nhờ có ngân hàng thương mại mà một

lượng vốn nhàn rỗi lớn đã được chuyển dịch từ những người có vốn sang

những người cần vốn. Trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại

luôn tìm cách để thu được lợi nhuận cao nhất có thế. Vì thế đôi khi có nhiều

rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là rủi ro

trong hoạt động cho vay – một hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho

các ngân hàng. Để hạn chế được rủi ro đó, trong quá trình thẩm định để đi đến

quyết định cho vay, các ngân hàng thường rất chú trọng đến công tác phân

tích tài chính khách hàng.

Một khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn

cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét có cho vay hay

không. Điều kiện này vừa mang lại thuận lợi cho ngân hàng lẫn khách hàng.

Đối với khách hàng, có được khả năng tài chính tốt sẽ giúp cho khách hàng

an tâm hơn về khả năng trả nợ khi đến hạn, do đó giữ được uy tín, cam kết đối

với ngân hàng. Riêng đối với ngân hàng, việc xem xét khả năng tài chính của

khách hàng giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro, tránh đưa ra những

quyết định sai lầm: cho vay những khách hàng xấu và không cho vay những

khách hàng tốt.

Trong thời gian thực tập tại ngân hàng, cùng với sự giúp đỡ của các anh

chị cán bộ nhân viên ngân hàng và sự giúp đỡ của Th.S Hoàng Lan Hương

em đã có được những hiểu biết sâu hơn về công tác phân tích tài chính khách

hàng và tầm quan trọng của công tác này trong hoạt động cho vay của ngân

hàng vì thế em chọn đề tài:

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

1

Khoá luận tốt nghiệp

“Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động

cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh Hà Nội”.

Kết cấu Khoá luận tốt nghiệp của em gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích tài chính khách hàng

trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng trong

hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích

tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng

TMCP Sài Gòn.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào công tác phân tích tài

chính khách hàng ở đây chính là phân tích tài chính của doanh nghiệp vay

vốn.

Phương pháp sử dụng nghiên cứu là thu thập thông tin, phân tích và

phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng.

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

2

Khoá luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM

1.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay

 Khái niệm cho vay

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng trong đó tổ chức tín dụng giao cho

khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định

theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở

đây chính là thời hạn cho vay.

Từ khái niệm trên có thể thấy bản chất của hoạt động cho vay là một giao

dịch bằng tiền trên cơ sở hoàn trả và có đặc trưng sau:

- Người đi vay chỉ được sử dụng tiền vay trong khoảng thời gian nhất

định theo thoả thuận và phải hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói

cách khác người cho vay ngoài khoản vốn gốc ban đầu sẽ được nhận một

khoản lãi do người đi vay trả.

 Phân loại cho vay:

Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng

với sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hang - từ việc mua ô tô và

sửa sắm các phương tiện sinh hoạt, tài trợ cho quá trình học tập đến việc xây

dựng nhà ở, văn phòng… Chúng ta có thể sắp xếp danh mục các khoản vay

rất đa dạng của ngân hàng thành từng nhóm dựa vào một số tiêu thức nhất

định. Việc phân loại cho vay không những tạo tiền đề thiết lập một quy trình

cho vay thích hợp mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Phân loại cho vay có thể căn cứ vào một số tiêu thức sau:

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

3

Khoá luận tốt nghiệp

Theo mục đích sử dụng vốn vay, có thể chia thành: cho vay phục vụ sản

xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay bất

động sản, cho vay nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.

Theo thời hạn, có thể chia thành: cho vay ngắn hạn (loại cho vay có

thời hạn dưới 1 năm), cho vay trung hạn (loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5

năm), cho vay dài hạn (loại cho vay có thời hạn trên 5 năm).

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, cho vay được chia thành

2 loại: cho vay không có bảo đảm, cho vay có bảo đảm

Dựa vào phương thức cho vay, theo tiêu chí này sẽ chia thành: cho

vay theo món và cho vay theo hạn mức.

Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay, cho vay được chia thành: cho

vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo

hạn, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp, cho vay

trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả năng tài

chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay

Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá

trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân

hàng. Vì thế có thể thấy cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng của

các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại luôn tìm cách tăng quy

mô cho vay của mình bằng nhiều cách thức khác nhau như: tăng quy mô của

ngân hang đặc biệt là tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa

dạng hoá các loại hình cho vay khác nhau, giảm lãi suất cho vay cũng như

cung cấp các điều kiện ưu đãi cho khách hàng…

Tuy nhiên có thể thấy cho vay là nghiệp vụ phức tạp và chứa đựng nhiều

rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh

mục các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

4

Khoá luận tốt nghiệp

thường phát sinh từ các khoản cho vay. Rủi ro tiềm ẩn trong toàn bộ dư nợ

cho vay của ngân hàng và gắn liền với khả năng khách hàng không trả nợ

theo hợp đồng. Cụ thể là luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có

sinh lời của các ngân hàng có thể không hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số

lượng và thời hạn. Khi các ngân hàng càng cố gắng mở rộng cho vay với mọi

thành phần kinh tế thì khả năng xảy ra rủi ro càng nhiều mặc dù các ngân

hàng thường cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là

cao nhất. Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng nào có thể đoán

chắc được điều gì sẽ xảy ra với khả năng hoàn trả của khách hàng vì khả năng

hoàn trả tiền của khách hàng có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, là những nguyên nhân bất khả kháng. Môi trường kinh tế có

ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành

công của người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh,

lạm phát, thiểu phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của người vay, dẫn tới việc

khách hàng không thanh toán gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Cơ chế

chính sách của nhà nước và các ngành chưa đầy đủ, môi trường pháp lý chưa

đồng bộ cũng sẽ tác động tới người vay làm khả năng trả nợ của họ bị giảm

sút.

Thứ hai, là những nguyên nhân từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng

sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn. Họ không tính toán

kỹ các bất trắc có thể xảy ra hoặc hoạch định không chính xác, không dự tính

hết được rủi ro trong kinh doanh, những khoản chi phí phát sinh mới làm ảnh

hưởng đến kế hoạch kinh doanh của mình dẫn đến không có đủ nguồn để trả

nợ cho ngân hàng. Cũng có trường hợp khách hàng cố tình lừa dối để chiếm

đoạt vốn của ngân hàng. Số lượng khách hàng như vậy không nhiều nhưng có

thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng vì để đạt được mục đích họ sẵn sàng tìm

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

5

Khoá luận tốt nghiệp

mọi thủ đoạn để đối phó với ngân hàng như cung cấp sai thông tin, hay mua

chuộc cán bộ tín dụng.

Thứ ba, là nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng như:

- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận nên khi

cho vay đã quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các

khoản cho vay lành mạnh. Ngoài ra, trong thể lệ cho vay có những sơ hở để

khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Cán bộ ngân hàng không tuân thủ chính sách, không chấp hành đúng quy

định cho vay, như không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi

cho vay, cho vay không có dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảm

bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn…Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh

doanh như thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả dối để vay vốn rồi vay

ké. Có thể nói, chất lượng cán bộ nhân viên là một trong những nguyên nhân

dẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay hiện nay tại các ngân hàng.

Những rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

phải đối mặt ngày càng phức tạp, đa dạng. Nhưng các ngân hàng không phải

vì thế mà hạn chế hoạt động cho vay vì cho vay là hoạt động mang lại lợi

nhuận lớn cho ngân hàng đồng thời nâng cao được uy tín của ngân hàng trên

thị trường.

Vì những nguyên nhân đó, vấn đề quan trọng các ngân hàng phải đặt ra

là làm thế nào để hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay. Một trong

những giải pháp quan trọng là phải tiến hành phân tích chi tiết khách hàng

vay vốn bao gồm cả phân tích tài chính và phân tích phi tài chính. Tuy nhiên

việc xác định được khả năng trả nợ của khách hàng thông qua phân tích phi

tài chính là việc rất khó và chỉ mang tính định tính. Để đảm bảo an toàn và

hiệu quả cho những khoản vay, cần phải tiến hành phân tích tài chính của

khách hàng. Do đó, việc phân tích tài chính khách hàng không những là việc

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

6

Khoá luận tốt nghiệp

làm cần thiết mà phải là đòi hỏi bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại

khi đứng trước nhu cầu vay vốn của khách hàng.

1.2. Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của NHTM.

1.2.1. Khái niệm và mục đích phân tích tài chính khách hàng

 Khái niệm:

Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại các ngân

hàng thương mại là việc sử dụng các khái niệm, phương pháp và công cụ cho

phép xử lý thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá hiện

trạng tài chính, dự báo về tài chính tương lai của khách hàng, lường trước

những khả năng có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

 Mục đích :

Đối với các ngân hàng thương mại, việc tiến hành phân tích tài chính

khách hàng nhằm mục đích sau:

- Nhằm giúp các ngân hàng thương mại có quyết định đầu tư đúng

đắn.

- Góp phần xác định khả năng thanh toán của khách hàng, làm cơ sở

cho khả năng thu hồi lãi và vốn vay của các ngân hàng.

- Nhằm xác định rõ triển vọng quan hệ của ngân hàng với khách hàng

trong tương lai.

- Làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại tín dụng và có biện pháp trích,

phòng ngừa hợp lý.

1.2.2. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng.

 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng

quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình

thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). Việc so sánh

giữa số liệu của hai thời điểm khác nhau trên bảng cân đối kế toán cũng có thể

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

7

Khoá luận tốt nghiệp

cho thấy sự biến động khái quát của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

trong kỳ. Căn cứ vào số liệu về tổng tài sản và kết cấu tài sản hiện có của

doanh nghiệp, ngân hàng đánh giá được một cách tổng quát quy mô tài sản,

năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tỷ lệ, kết cấu của từng

nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực

trạng tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài

khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân

đối kế toán được chia làm hai phần là phần tài sản và phần nguồn vốn.

Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp

đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai

đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các khoản mục của bên tài sản được

sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.

A. Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản của

doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp

xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân

doanh nghiệp - vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn chiếm dụng..).

 Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh

tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một thời kỳ kế toán của

doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động kinh

doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản

phải nộp khác. Kết quả hoạt động kinh doanh gồm ba phần:

Phần I “Lãi, Lỗ” phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp. Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí

của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động bất

thường khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: tổng số phát

Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: Tài Chính Công

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!