Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước tại UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1197

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước tại UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƢƠNG THỊ HUỆ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI UBND

HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƢƠNG THỊ HUỆ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI UBND

HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ THU

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ

ngân sách nhà nước tại UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” do chính tôi

nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS-TS Hoàng Thị Thu.

Các số liệu và thông tin đƣợc sử dụng có nguồn gốc trung thực. Tất cả

những phần kế thừa, tham khảo đều đƣợc trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong

danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong

luận văn này chƣa từng công bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016

Học viên

Dƣơng Thị Huệ

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, Quý

thầy/cô Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh tham gia giảng dạy

lớp tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng, đã nhiệt tình và tận tụy

truyền đạt những kiến thức quý giá, hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo

học khóa học.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Thị Thu đã

ủng hộ, tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cơ quan quản lý ngân sách

huyện Đại Từ, UBND huyện cũng nhƣ các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã

hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi về thời gian, vật

chất, tinh thần để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này.

Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất

mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Quý thầy/cô cùng toàn thể

những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Huệ

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ........................................................................vi

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu...............................................................3

5. Kết cấu của luận văn..............................................................................................3

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NSNN CẤP

HUYỆN VÀ LẬP KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NSNN CẤP HUYỆN..................4

1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................4

1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ........................................................ 4

1.1.2. Lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nƣớc...................................... 8

1.1.3. Lập kế hoạch phân bổ Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ................ 13

1.1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến công tác lập kế hoạch phân bổ Ngân

sách nhà nƣớc cấp huyện.......................................................................... 30

1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................33

1.2.1. Kinh nghiệm lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nƣớc tại

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 33

1.2.2. Kinh nghiệm lập kế hoạch phân bổ ngân sách nƣớc tại huyện

Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..................................................................... 34

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về lập kế hoạch phân bổ Ngân sách nhà

nƣớc cho UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên .................................. 34

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................36

2.1. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................36

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................36

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu.................................................................... 36

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................... 37

2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin .................................................... 37

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin.................................................... 38

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích........................................................................39

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÂN BỔ

NGÂN SÁCH TẠI UBND HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN .............43

3.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Đại Từ và UBND huyện

Đại Từ.......................................................................................................................43

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ ........................ 43

3.1.2. Một số thông tin về UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên........ 48

3.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN của UBND huyện

Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................52

3.2.1. Kết quả tổng hợp của UBND huyện Đại Từ về thu, chi, cân

đối ngân sách NN của huyện.................................................................... 53

3.2.2. Thực trạng công tác lập dự toán phân bổ NSNN của UBND

Huyện Đại Từ ........................................................................................... 58

3.2.3. Thực trạng phân bổ dự toán NSNN của UBND huyện Đại Từ ..... 66

3.2.4. Thực trạng chấp hành phân bổ NSNN của UBND huyện Đại Từ ...... 81

3.2.5. Quyết toán ngân sách nhà nƣớc của UBND Huyện Đại Từ .......... 93

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN của

UBND huyện Đại Từ...............................................................................................97

3.3.1. Các yếu tố khách quan.................................................................... 97

3.3.2. Các yếu tố chủ quản ....................................................................... 99

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

3.4. Đánh giá chung về thực trạng lập kế hoạch phân bổ NSNN của

UBND huyện Đại Từ............................................................................................ 101

3.4.1. Kết quả đạt đƣợc........................................................................... 101

3.4.2. Hạn chế ......................................................................................... 104

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................. 105

Chƣơng 4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ

HOẠCH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA UBND

HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN...................................................... 107

4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách

của huyện............................................................................................................... 107

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách

nhà nƣớc UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên............................................. 109

4.2.1. Nâng cao chất lƣợng lập dự toán ngân sách................................. 109

4.2.2. Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nƣớc cấp huyện...... 110

4.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách huyện Đại Từ............ 110

4.2.4. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ ............................................ 111

4.2.5. Hoàn thiện nguyên tắc lập kế hoạch phân bổ NSNN................... 113

4.2.6. Nâng cao chất lƣợng cán bộ nhân viên, không ngừng đào tạo

mới và đào tạo lại nguồn nhân lực ......................................................... 114

4.2.7. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào lập kế hoạch

phân bổ ngân sách huyện........................................................................ 115

4.3. Kiến nghị, đề xuất.......................................................................................... 116

4.3.1. Kiến nghị đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh

Thái Nguyên ........................................................................................... 116

4.3.2. Cơ quan Tài chính các cấp ........................................................... 117

4.3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ................................................................. 118

4.3.4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc ...................................... 118

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 120

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

ĐMPBNS : Định mức phân bổ ngân sách

ĐTPT : Đầu tƣ phát triển

HĐND : Hội đồng nhân dân

KBNN : Kho bạc nhà nƣớc

KHKT : Khoa học kỹ thuật

KTXH : Kinh tế xã hội

NSĐP : Ngân sách địa phƣơng

NSNN : Ngân sách nhà nƣớc

NSTW : Ngân sách trung ƣơng

TH : Trung học

THCS : Trung học cơ sở

UBND : Ủy ban nhân dân

XDCB : Xây dựng cơ bản

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban

trong UBND huyện Đại Từ ........................................................ 51

Bảng 3.1. Kết quả thu chi, cân đối ngân sách của huyện Đại Từ ............... 56

Bảng 3.2. Tình hình tuân thủ thời gian lập dự toán phân bổ của

UBND huyện Đại Từ.................................................................. 60

Bảng 3.3. Tình hình tuân thủ căn cứ lập dự toán phân bổ ngân sách

nhà nƣớc huyện Đại Từ .............................................................. 62

Bảng 3.4. Đánh giá chất lƣợng các báo cáo dự toán của huyện Đại

Từ tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 65

Bảng 3.5. Tổng hợp phân bổ dự toán thu ngân sách của huyện Đại

Từ tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 67

Bảng 3.6. Tổng hợp phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nƣớc huyện

Đại Từ tỉnh Thái Nguyên............................................................ 69

Bảng 3.7. Phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên tại ngân sách huyện

Đại Từ tỉnh Thái Nguyên............................................................ 73

Bảng 3.8. Phân bổ dự toán chi đầu tƣ phát triển tại ngân sách huyện

Đại Từ tỉnh Thái Nguyên............................................................ 78

Bảng 3.9. Thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc huyện Đại Từ tỉnh

Thái Nguyên............................................................................... 81

Bảng 3.10. Cơ cấu phân bổ các khoản chi ngân sách nhà nƣớc tại

huyện Đại Từ .............................................................................. 84

Bảng 3.11. Kết quả phân bổ vốn đầu tƣ phát triển tại ngân sách nhà

nƣớc huyện Đại Từ ..................................................................... 86

Bảng 3.12. Thực hiện chi thƣờng xuyên tại ngân sách nhà nƣớc huyện

Đại Từ......................................................................................... 89

Bảng 3.13. Quyết toán thu chi, cân đối ngân sách nhà nƣớc của huyện

Đại Từ......................................................................................... 94

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nƣớc là dự toán hàng năm về toàn

bộ các nguồn tài chính đƣợc huy động cho Nhà nƣớc và sử dụng các nguồn

tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc do Hiến

pháp qui định.

Ngân sách nhà nƣớc là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong

hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng qui mô

đầu tƣ, thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển. Qui mô và cơ cấu thu

chi NSNN tác động mạnh mẽ đến quan hệ cung cầu trên thị trƣờng và thông

qua đó tác động đến nền kinh tế. Thông qua việc lập kế hoạch phân bổ

NSNN, Nhà nƣớc thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu

lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả

kinh tế - xã hội NSNN là công cụ kinh tế để Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý,

kiểm soát nền kinh tế. NSNN trực tiếp đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực, trí

lực (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học...) thực hiện nhiệm vụ phát

triển xã hội.

Điều đó cho thấy việc lập kế hoạch phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn

NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phƣơng nói riêng có ý nghĩa hết

sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục

tiêu tăng trƣởng KTXH của mình. Thời gian vừa qua, bên cạnh những thành

tích đạt đƣợc trong công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nƣớc nói

chung và tại UBND huyện Đại Từ nói riêng thì công tác này còn rất nhiều hạn

chế cần điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể nhƣ sau:

- Việc lập kế hoạch phân bổ, chấp hành ngân sách địa phƣơng thực hiện

khá tốt, tuy nhiên còn chậm, chƣa đổi mới, đôi khi chƣa đúng quy định của

nhà nƣớc.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

- Công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách còn chƣa đƣợc quan tâm

đúng mức, chƣa lập đủ sổ sách.

- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân sách tại

địa phƣơng còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi mới.

Nhƣ vậy, có rất nhiều việc cần phải quan tâm trong việc lập kế hoạch

phân bổ ngân sách nhà nƣớc tại địa phƣơng. Xuất phát từ những yêu cầu

thực tế này, tác giả quan tâm và muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì

vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ ngân

sách nhà nước tại UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” làm để tài

cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát

triển KTXH là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực

tiễn đang đặt ra hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu về thực trạng công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN tại

UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2012-2014. Từ đó,

tìm ra điểm mạnh điểm yếu giúp huyện thực hiện có hiệu quả vốn ngân sách

của Nhà nƣớc, góp phần phát triển KTXH của huyện đến năm 2020.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NSNN và lập kế hoạch phân bổ

NSNN cấp huyện.

- Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN và những

kết quả đạt đƣợc, những bất cập tồn tại trong việc lập kế hoạch phân bổ

NSNN giai đoạn 2012-2014 của UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ

NSNN của UBND huyện Đại Từ đến năm 2020

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

Công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN của UBND huyện Đại Từ, tỉnh

Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác lập kế hoạch phân bổ

ngân sách của UBND huyện Đại Từ.

- Phạm vi thời gian: số liệu nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2010 -

2014 và các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN của

UBND huyện Đại Từ nhằm thực hiện tốt mục tiêu mục tiêu tăng trƣởng của

huyện giai đoạn 2015-2020.

- Phạm vi về không gian: đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng tài chính của

UBND huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học:

+ Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến công tác lập kế hoạch phân

bổ NSNN.

+ Phân tích khách quan thực trạng công tác lập kế hoạch phân bổ ngân

sách của UBND huyện Đại Từ

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Phát hiện những khó khăn vƣớng mắc, đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn

thiện công tác lập kế hoạch phân bổ Ngân sách của UBND huyện Đại Từ.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về NSNN và lập kế hoạch

phân bổ NSNN.

- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

- Chƣơng 3: Thực trạng công tác lập kế hoạch phân bổ NSNN tại

UBND Huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên

- Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch phân bổ

NSNN tại UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NSNN CẤP HUYỆN

VÀ LẬP KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NSNN CẤP HUYỆN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước cấp huyện

Trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, NSNN của nƣớc

ta tổ chức thành hai cấp: Ngân sách Trung ƣơng và Ngân sách tỉnh, thành

phố. Việc phân cấp là phù hợp vơi nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong

việc huy động tối đa nguồn lực tài chính. Ở thời kì này ngân sách cấp huyện

chỉ đóng vai trò là một cấp dự toán.

Đến kỳ họp Quốc hội khóa IX đã khẳng định: “Quận, Huyện là một cấp

chính quyền có Ngân sách, ngân sách cấp huyện là một bộ phận hợp thành

ngân sách địa phƣơng thuộc hệ thống NSNN".

Qua đây cho thấy ngân sách cấp huyện từ một cấp dự toán đã trở thành

một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng. Đó là một hƣớng đi

đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc gia. Trƣớc tiên nó giúp

ngân sách cấp tỉnh, Trung ƣơng giảm đƣợc khối lƣợng công việc, bên cạnh đó

nó cũng giúp các cấp chính quyền có thể nắm bắt đƣợc tình hình kinh tế nói

chung và tài chính nói riêng từ cơ sở.

Nhƣ vậy ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò

chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn cấp huyện. Ngân sách

cấp huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện đƣợc hình thành bằng các nguồn

thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện. Nó mang bản chất của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!