Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại ngân hàng ngoài quốc doanh(vpbank).doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp
Lời nói đầu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập như hiện nay,đặc biệt
la sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới(WTO) vào ngày 11.1.2007,cơ hội mở ra cho các Ngân Hàng là rất
lớn.Với nguồn thu nhập chính từ hoạt động tín dụng, vấn đề được đặt ra là
làm sao nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có
thể để hoạt động của Ngân Hàng diễn ra an toàn và sinh lợi cao.
Vận dụng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là
một trong số những biện pháp được các ngân hàng trên thế giới sử dụng.Tuy
nhiên, ở Việt Nam mô hình này còn khá mới mẻ và cần được nghiên cứu
hoàn thiện.Với chuyên đề :”Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại
ngân hàng ngoài quốc doanh(vpbank)”, em hy vọng nêu ra được cái nhìn
tổng quan về lĩnh vực này.
Chuyên đề phân tích kĩ hơn về mô hình chấm điểm tín dụng trên cả lý
thuyết lẫn thực tế.Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động này
và tìm hiểu nguyên nhân,đưa ra kiến nghị ,giải pháp nhằm sớm hoàn thiện
mô hình trên.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1 :Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp
Chương 2 :Thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại
ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
Chương 3 :Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo-PGS,TS Đàm Văn Huệ cùng các
cán bộ tại phòng tín dụng,chi nhánh Ngân hàng ngoài quốc doanh tại Khâm
Thiên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1 :Những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp
1.1.Khái niệm và mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp.
1.1.1.Khái niệm về chấm điểm tín dụng.
Chấm điểm tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng ,xác xuất thực
hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng như trả
gốc và lãi vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác nhằm
xác định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định
thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài
chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín
dụng ,từ đó có thể có những thông tin quan trọng để đạnh giá mức độ rủi ro
của từng khách hàng.Đó cũng là cơ sở để đưa ra các quyết định về tín dụng
như : hạn mức tín dụng, lãi suất áp dụng, thời hạn cho vay...
Đối với từng loại khách hàng khác nhau thì áp dụng những chỉ tiêu và
thang điểm khác nhau.Hiện nay, thông thường các Ngân hàng phân khách
hàng ra làm 3 loại chính là : tổ chức tài chính, doanh nghiệp, cá nhân.
1.1.2.Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
Mục đích của chấm điểm tín dụng và xếp hạng daonh nghiệp là đưa ra
nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng
thu hồi vốn của Ngân hàng cho vay, lường trước được các rủi ro có thể xảy
ra trong kinh doanh để có những biện pháp xử lý kịp thời. Từ đó giúp các
Ngan hàng với tư cách là nhà đầu tư vốn đưa ra các quyết định thích hợp
như : xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm
tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt... nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Với mô hình chấm điêm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Ngân hàng
có thể chủ động trong quản lý khách hàng, giám sát và đánh giá khách hàng
khi khoản tín dụng đang còn dư nợ. Xếp hạng khách hàng cho phép ngân
hàng lường trước được dấu hiệu cho thấy khoản vay có được sử dụng đúng
cách và đúng mục đích hay không, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
Khi xây dựng được mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp, Ngân hàng có thể nâng cao được chất lượng, rút ngắn thời gian thẩm
định.Ngoài ra nó còn giúp ngân hàng chuẩn hoá việc thu thập và quản lý
thông tin khách hàng.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, mô hình chấm điểm tín
dụng còn nhằm mục đích : phát triển chiến lược maketing nhằm hướng tới
các khách hàng có ít rủi ro hơn ; ước lượng mức vốn đã cho vay không thu
hồi được để trích lập dự phòng những rủi ro, tổn thất do hoạt động tín dụng
gây ra.
1.2.Nội dung của công tác chấm điểm tín dụng
1.2.1.Bước 1 : Thu thập và xử lý thông tin.
Đây là bước đầu tiên đặt nên móng cho quy trình chấm điểm tín
dụng.Các thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình chấm điểm tín dụng
cần phải đầy đủ và toàn diện, bao gồm cả thông tin tài chính va thông tin phi
tài chính.
Các thông tin tài chính như : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong vài năm gần nhất.Những báo cáo
này cần được kiểm tra kỹ lưỡng về độ chính xác và tính trung thực củ
chúng.Các cán bộ tín dụng có thể kiểm tra điều này qua khảo sát thực tế các
khách hàng, và cần thiết phải có sự thận trọng nhất định, đặc biệt là những
báo cáo chưa được kiểm toán.
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Các thông tin phi tài chính như : các giấy tờ pháp lý liên quan đến doanh
nghiệp bao gồm giấy phép thành lập doanh nghiệp, mã số thuế, giấy đăng kí
kinh doanh, điều lệ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần quan tâm đến các nguồn thông tin khác có liên quan như :
các dữ liệu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực do hiệp hội, đoàn thể cung
cấp, các thông tin từ tạp chí, ấn phẩm của doanh nghiệp, ngành hoặc các
thông tin từ đối thủ cạnh tranh của daonh nghiệp.
Thông tin được thu thập qua hồ sơ vay vốn của khách hàng, qua thông tin
lưu trữ tại ngân hàng, qua phỏng vấn trực tiếp, qua thăm thực địa doanh
nghiệp...
Sau khi thu thập thông tin cần tiến hành kiểm tra đối chiếu, làm sạch để
đảm bảo tính trung thực, minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng trước khi đưa
vào phân tích và lưu trư để tạo kho dữ liệu tại ngân hàng, từ đó sẽ có thông
tin về doanh nghiệp trong nhiều năm liên tục, qua đó thấy được xu hướng
phát triển lâu dài của các daonh nghiệp.
Dù tiếp cận và thu thập thông tin, tài liệu theo nguồn nào thì mỗi cán bộ tín
dụng cũng cần phải xem xét, đánh giá và xác định mức độ tin cậy của từng
nguồn thông tin để có thể đưa ra cái nhìn khách quan trong quá trình chấm
điểm tín dụng.
1.2.2.Bước 2 : Phân loại ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Do đặc trưng của mỗi ngành nghề khác nhau về chu kì kinh doanh, mức
tăng trưởng, mức vốn, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, mức độ cạnh tranh,
mức độ ảnh hưởng của luật pháp tới ngành nghề đó...nên xây dựng một hệ
thống chấm điểm tín dụng cần tính đến yếu tố ngành nghề là tất yếu.
4