Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Huyền Phương Minh và Công ty SX TM-DV khăn giấy Hưng Phát :Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
----------------------
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌC KỲ: 2 - NĂM HỌC: 2018-2019
CHỦ ĐỀ: HOÀN THIỆN CHI PHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HUYỀN PHƯƠNG MINH
VÀ CÔNG TY SX TM-DV KHĂN GIẤY HƯNG PHÁT
Giảng viên hướng dẫn: NCS. ThS Nguyễn Thị Thu Hoàn
Nhóm sinh viên thực hiện:
MSSV HỌ VÀ TÊN LỚP
15015391 Đặng Ngọc Như Quỳnh DHKT11A
15087941 Nguyễn Linh Kiều DHKT11G
15087891 Nguyễn Hoài Mi DHKT11I
15087941 Nguyễn Thị Thu Thuỷ DHKT11A
15016471 Nguyễn Thị Băng Trinh DHKT11A
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019
LỜI CẢM ƠN.
Thông qua bài khóa luận tốt nghiệp này, Chúng em xin chân thành cảm ơn đến ban
lãnh đạo Công Ty Công Ty TNHH Huyền Phương Minh và Công ty TNHH SX
TMDV Khăn giấy Hưng Phát đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại quý
công ty. Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh chị trong phòng kế toán, đặc biệt là
anh Trần Bảo Khanh- kế toán trưởng trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn và giải thích cho em nắm bắt, am hiểu được thực tế tại công ty, giúp em
hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Công Nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ em suốt bốn năm học tập tại trường. Đặc biệt gửi
lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Hoàn là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành bài báo cáo này.
Với những kiến thức đã được học tại trường cùng với kinh nghiệm thực tế có
được trong thời gian thực tập còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi
những thiếu sót trong bài khóa luận này. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến quý báu chân thành từ quý thầy cô trong trường cùng các anh chị trong công ty
để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhu cầu sử dụng khăn ướt, khăn lạnh ngày càng nhiều và thông dụng tại
các nhà hàng, quán ăn, cafe,... Người tiêu dùng cũng đang hình thành thói quen sử dụng
khăn lạnh và khăn ướt, cùng với đó là yêu cầu về chất lượng của sản phẩm ngày một cao.
Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cá nhân mỗi doanh nghiệp sản xuất khăn ướt và
khăn lạnh luôn đầu tư công nghệ vận hành cũng như nguyên liệu sản xuất cao cấp để tạo
nên những thương hiệu khăn ướt, khăn lạnh uy tín, chất lượng cung cấp ra thị trường tiêu
dùng. Trong xu hướng hội nhập hiên đại, một công ty khăn giấy đang hoạt động phải đối
mặt sự cạnh tranh khốc liệt tranh giành chổ đứng cho riêng mình, đối phó với yếu tố thị
trường mà đồng thời yếu tố rủi ro phát sinh trong doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát
triển doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu
mã với giá bán hợp lý nhưng động thời phải hạ thấp chi phí tối ưu hóa lợi nhuận. Chính
vì vậy mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan
trọng hơn bao giờ hết trong công tác kế toán doanh nghiệp sản xuất nói chung, Công ty
TNHH Huyền Phương Minh và Công ty TNHH SX TMDV Khăn giấy Hưng Phát nói
riêng.
Một khi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện
không tốt, thiếu chính xác sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Việc hạch
toán sai có thể dẫn đến gia tăng chi phí không hợp lý gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tầm quan trọng trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành được thể
hiện qua những bài viết sau đây:
Trang FPTS.COM có viết: “6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp cao su tự
nhiên niêm yết trên HOSE giá bán mủ bình quân của Công ty đạt 34 triệu đồng/tấn, trong
khi năm trước lên tới 38 triệu đồng/tấn, tương đương mức sụt giảm hơn 10% giá bán. Giá
vốn khai thác mủ của Công ty xấp xỉ 30 triệu đồng/tấn, nên giá bán từ 31,5 triệu đồng/tấn
trở lên mới có chút xíu lợi nhuận. Vậy nhưng hiện tại 6 tháng đầu năm 2015, có loại mủ
đã bị rớt giá xuống 29 triệu đồng/tấn, có loại vẫn duy trì được mức giá 32 triệu
đồng/tấn’’. Điều này có nghĩa là với giá bán này, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực khai thác cao su tự nhiên sẽ càng làm càng lỗ nặng. Để giảm thiểu thiệt hại thì việc
quản lý chi phí, tính giá thành sao cho hợp lý là một nhu cầu cấp thiết tại công ty.
Đồng thời, trang TTVN.VN “Công ty Cổ phần Bột giặt Net (HNX: NET) vừa có
báo cáo tài chính quý III và kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2017. Trong quý
III, NET ghi nhận doanh thu tăng trưởng 13%, đạt 255 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn
2
tăng mạnh 24% nên lợi nhuận gộp của Công ty giảm đến 18% khi chỉ còn 51,1 tỷ đồng.
Từ đó, NET báo lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều giảm gần 39% so với cùng kỳ, lần
lượt đạt 16,9 tỷ và 13,5 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty báo cáo doanh thu
tăng trưởng ở mức 33%, đạt 804 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh cùng các chi phí quan trọng
đều gia tăng khiến cho lợi nhuận trước thuế của NET giảm 29%, ghi nhận 60,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng giảm 29% về 48,4 tỷ đồng’’. Việc tính giá thành ảnh
hưởng trực tiếp tới lợi nhuận gộp và việc tính giá thành đúng, chính xác góp phần phản
ánh chân thực tình hình hoạt động tại công ty.
Bên cạnh, đó trang KENH14.VN có viết “Tối 1/9, công ty chuyển phát nhanh
GNN (GNN Express) phát đi thông báo trên fanpage chính thức về việc doanh nghiệp
này chính thức dừng hoạt động do "không còn đủ khả năng tài chính". Nguyên nhân dẫn
tới tình trạng này là do "năng lực quản lý yếu kém" không cân đối được thu chi dẫn tới
việc lạm dụng và sử dụng tiền thu hộ (COD) của khách hàng vào các hoạt động của công
ty (lên tới 5,5 tỷ đồng) dẫn đến công ty mất khả năng chi trả”. Dựa vào trang
KENH14.vn, trang VTC.COM đã phân tích rằng: “Trong đó, các khoản đầu tư, nhìn nhận
dễ nhất là chi phí nhập hàng và khoản ngân sách chiếm tỷ trọng lớn trong khâu kinh
doanh ảnh hưởng giá vốn xuất hàng’’. Vì vậy, cần hiểu được giá vốn hàng bán và sự hình
thành của giá thành là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong của công ty chuyển
phát nhanh GNN.
Ngoài ra, trang Brandsvietnam đã tiến hành khảo sát về thói quen sử dụng
khăn giấy và đưa ra kết quả như sau: “Giá cả hợp lý: thế mạnh của hàng nội. Kết quả
khảo sát cho thấy, việc sử dụng giấy sinh hoạt đang ngày càng phổ biến hơn trong cộng
đồng. Người tiêu dùng TP.HCM có thói quen sử dụng giấy nhiều gấp đôi so với Hà Nội.
Khảo sát trực tuyến từ 1.407 người tiêu dùng tại Việt Nam của Epinion cho thấy trung
bình một người dùng ở TP.HCM sử dụng 15-16 cuộn/bịch/ túi tháng; trong khi người
dùng ở Hà Nội sử dụng 7-8 cuộn/bịch/ túi/ tháng. Đáng lưu ý hơn, người tiêu dùng quan
tâm nhiều nhất đến giá cả rồi mới đến chất lượng”. Do đó việc tính giá thành hợp lý là
nhu cầu cần thiết và quan trọng. Khi tính giá thành phù hợp sẽ dẫn đến việc xác định giá
bán hợp lý. Điều đó thu hút được nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Theo Tiến sĩ Võ Văn Nhị (2004). Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp: nhà xuất bản Tài chính. trình bày rằng “Hạch toán giá thành
sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối
quan tâm của các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện công tác quản lý doanh nghiêp.
3
Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành các chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa
rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng
giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản
lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh
doanh”.
Do đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận hành, tổ chức phù
hợp với đặc điểm kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp thì sẽ cung cấp thông
tin kịp thời, chính xác, giúp nhà quản trị đưa ra quyết định giá bán hợp lý đồng thời giúp
doanh nghiệp cắt giảm bớt chi phí từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ giá
thành sản phẩm sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được lãi giả, lỗ thật và ngược lại.
Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ cũng như hạch toán một cách đầy đủ, kịp thời các chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm là rất cần thiết nhằm mục đích cân đối chi phí và lợi
nhuận, giám sát đồng thời cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của
các nhà quản trị doanh nghiệp. Xuất phát từ những cơ sở nêu trên tôi chọn đề tài “Hoàn
thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Huyền Phương
Minh và Công ty TNHH SX TMDV Khăn giấy Hưng Phát” làm đề tài nghiên cứu của
nhóm.
Vấn đề nguyên cứu của nhóm chúng em tìm ra các giải pháp tối ưu hóa chi phí và
hoàn thiện tính giá thành tại công ty
2. Mục tiêu nghiên cứu
Giải pháp nhằm tối ưu hóa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản sản phẩm
Công ty TNHH Huyền Phương Minh và Công ty TNHH SX TMDV Khăn giấy Hưng
Phát.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Những giải pháp nào nhằm tối ưu hóa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản sản phẩm Công ty TNHH Huyền Phương Minh và Công ty TNHH SX TMDV Khăn
giấy Hưng Phát?
4. Đối tượng nghiên cứu
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty sản xuất khăn ướt,
khăn lạnh.
5. Phạm vi nghiên cứu
4
Tìm hiểu và đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty TNHH Huyền Phương Minh, Công ty TNHH SX TMDV Khăn giấy Hưng Phát và các
công ty sản xuất khăn ướt, khăn lạnh vừa và nhỏ trong khu vực TP.HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm làm rõ đề tài nghiên cứu của luận văn, sử dụng phương pháp định tính và
phương pháp định lượng để nghiên cứu thông qua các công cụ và phương pháp cụ thể là
thu thập dữ liệu và xử lý phân tích dữ liệu.
– Phương pháp định tính:
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các đối tượng được chọn sẵn để hiểu rõ về
công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành đối với các công ty sản xuất khăn lạnh
và khăn ướt, nhằm xác định được phương pháp tính giá thành nào phù hợp nhất.
– Phương pháp phân tích định lượng SPSS theo mô hình thống kê mô tả
qua khảo sát: thực hiện khảo sát thông qua bảng khảo sát (phụ lục 3.1) các công ty cùng
ngành sản xuất khăn lạnh và khăn ướt vừa và nhỏ trong TP. Hồ Chí Minh để đưa ra dữ
liệu đầu vào cho phương pháp nghiên cứu định lượng SPSS theo mô hình thống kê mô tả
từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao, cải thiện tổ chức công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Huyền Phương Minh
và Công ty TNHH SX TMDV Khăn giấy Hưng Phát.
Bố cục luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ,
danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1. Xác định vấn đề nghiên cứu và kiểm chứng vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu khoa
Chương 4. Kết luận và một số phương pháp hoàn thiện
5
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM CHỨNG VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu tổng quan về Công Ty TNHH SX TM DV Hưng Phát
1.1.1 Thông tin chung
– Tên chính thức: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
KHĂN GIẤY HƯNG PHÁT
– Tên giao dịch: KHAN GIAY HUNG PHAT
– Mã số thuế: 0314089175
– Hình thức hoạt động: Công Ty trách nhiệm hữu hạn
– Trụ sở đặt tại: Số 41/48 Đường số 3, P.9, Q.Gò Vấp, TP.HCM
– Số điện thoại: 08 6250 55 66
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất khăn ướt, khăn giấy, giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa…
1.1.3 Quy mô vốn của công ty
– Vốn điều lệ: 600.000.000đ
– Người đại diện theo pháp luật: Bà Bùi Thị Thanh Thúy
– CMND số: 151232319
– Hộ khẩu thường trú: 41/48 Đường số 3, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP.HCM
– Công ty TNHH SX TM DV Khăn Giấy Hưng Phát là công ty tư nhân, hoạt
động sản xuất kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài
khoản giao dịch tại ngân hàng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ về
tài chính, chủ động trong các lĩnh vực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công Ty TNHH SX TM DV Khăn Giấy Hưng Phát được thành lập vào ngày
31/10/2016, chuyên sản xuất bao bì từ giấy, bìa, các loại khăn,…. Công ty còn gặp nhiều
khó khăn trong việc tìm chỗ đứng trong ngành. Việc tìm các nguyên vật liệu để sản xuất
ra khăn giấy, khăn lạnh cũng gặp nhiều khó khăn do nguyên vật liệu ngày càng khan
hiếm; trình độ công nhân không đồng đều vì vậy cần thời gian để đào tạo, tổ chức lại bộ
máy. Dẩn đến tháng 2/2017 Công ty mới hoàn thành xong bộ máy của mình cũng như
các qui trình sản xuất, ngày nay Công ty cũng dần được niềm tin từ khách hàng đó cũng
chính là mục tiêu để công ty cố gắng phát triển và ngày càng hoàn thiện. Công ty hiện
đang cung cấp sản phẩm cho các công ty như khách sạn Cửu Long, nhà hàng Trung
Lương, du lịch Thới Sơn, nhà khách Hương Sen, công ty ACFCOOK,…
1.1.5 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
6
1.1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH SX TM DV Khăn Giấy Hưng Phát có cơ cấu tổ chức gồm 4 bộ
phận. Đứng đầu là ban giám đốc thực hiện và điều hành trực tiếp các phòng ban: phòng
kinh doanh, phòng kế toán, phòng kỹ thuật. Các phòng ban kết nối và hỗ trợ lẫn nhau thể
hiện rõ nét qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý
( Nguồn: Phòng kinh doanh- Công Ty TNHH SX TM DV Khăn Giấy Hưng Phát)
1.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
– Giám đốc: Là người đại diện pháp lý của công ty trước Nhà nước, có quyền
quyết định mọi hoạt động của công ty, đề ra các phương hướng và nhiệm vụ phát triển.
– Phòng kinh doanh: Phụ trách và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh của
công ty theo quyết định của Giám đốc và thực hiện quá trình kinh doanh theo đúng pháp
luật của Nhà nước.
– Phòng kế toán: Phụ trách và giám sát các hoạt động kế toán tài chính của công
ty, đảm bảo công ty hoạt động theo đúng pháp luật.
– Phòng kỹ thuật: Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật phù hợp
đến quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy trình
kỹ thuật, có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp sai phạm về kỹ thuật sản xuất.
Theo dõi và tổ chức quản lý máy móc thiết bị, sửa chữa, đo lường, kiểm định, giao nhận,
hao hụt và phẩm chất của hàng hóa đúng quy định. Chủ động triển khai thực hiện công
tác, tính toán hiệu quả về công suất máy móc thiết bị.
1.1.5.3 Cơ cấu, tổ chức bộ máy kế toán
– Phòng kế toán gồm 4 phần hành, đứng đầu là kế toán trưởng thực hiện và chỉ
đạo, giám sát trực tiếp các công việc liên quan đến các kế toán viên. Có sự kết nối lẫn
nhau giữa kế toán trưởng và các kế toán còn lại, các phân hệ giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau
để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
7
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán
( Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH SX TM DV Khăn Giấy HưngPhát)
1.1.5.4 Nhiệm vụ của từng kế toán
– Kế toán trưởng: Là người tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng kế toán. Tổ
chức thực hiện luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán cho từng đối
tượng theo chế độ kế toán của Nhà nước quy định. Lập báo cáo tài chính, đối chiếu, kiểm
tra số liệu; lập báo cáo tổng hợp số liệu, kết hợp với các bộ phận khác trong công ty tiến
hành phân tích hoạt động kinh tế, cải tiến quản lý xây dựng các phương án kinh doanh,
nhằm giúp cho Ban Giám đốc có biện pháp chỉ đạo kịp thời và đúng hướng. Phổ biến và
hướng dẫn kịp thời các chế độ, các thể chế tài chính kế toán của Nhà nước.
– Kế toán kho, sản xuất: Theo dõi việc thu mua, xuất kho nguyên vật liệu, sản
phẩm, hàng hóa và các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất. Lập sổ chi tiết
theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Chịu trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp các số
liệu của bộ phận kế toán để tính giá thành.
– Kế toán công nợ, quỹ: Theo dõi, xử lý các vấn đề có liên quan đến công nợ,
lập sổ theo dõi công nợ, báo cáo tình hình biến động tiền, các khoản liên quan đến tiền,
chịu trách nhiệm về các khoản phải thu công nợ khách hàng.
– Thủ quỹ: Chi trả các khoản liên quan đến tiền, liên hệ đối chiếu với ngân
hàng.
1.2 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Huyền Phương Minh
1.2.1 Thông tin chung
– Tên chính thức: CÔNG TY TNHH HUYỀN PHƯƠNG MINH
– Tên giao dịch: HUYEN PHUONG MINH CO.,LTD
– Mã số thuế: 0313988028
– Hình thức hoạt động: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Trụ sở đặt tại: Số 290/40/15 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh,
TP Hồ Chí Minh.
– Số điện thoại:
8
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất khăn giấy, mặt nạ khô và ướt, tã giấy, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, khăn
vải,…
1.2.3 Quy mô vốn của công ty
– Vốn điều lệ: 1.000.000.000đ
– Người đại diện theo pháp luật: Võ Thị Phương Dung
CMND số: 024300191
Hộ khẩu thường trú: 290/40/15 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thanh,
TP.HCM
– Công ty TNHH Huyền Phương Minh là công ty tư nhân, hoạt động sản xuất
kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch
tại ngân hàng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ về tài chính, chủ
động trong các lĩnh vực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.4 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công Ty TNHH Huyền Phương Minh thành lập vào ngày 30/08/2016. Công ty
còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ đứng trong ngành.
1.2.5 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
1.2.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH Huyền Phương Minh có cơ cấu tổ chức gồm 4 bộ phận. Đứng đầu
là Ban Giám đốc thực hiện và điều hành trực tiếp các phòng ban: phòng hành chính nhân
sự, phòng kế toán, phân xưởng sản xuất. Các phòng ban kết nối và hỗ trợ lẫn nhau thể
hiện rõ nét qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Bộ máy quản lý
( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - Công Ty TNHH Huyền Phương Minh)
1.2.5.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
– Giám đốc điều hành: cơ quan quản trị cao nhất ở công ty, điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hằng ngày khác của công ty.
– Phòng hành chính nhân sự: Chức năng chủ yếu là quản lý lao động, xử lý lao
động, xử lý các vụ việc mang tính chất hành chính toàn công ty như: Tuyển dụng lao
động, giải quyết nhân sự, khen thưởng, xử lý kỷ luật… Triển khai giám sát, tổ chức thực
9
hiện các chính sách pháp luật hiện hành, bên cạnh đó phòng còn có nhiệm vụ tư vấn về
pháp luật, xây dựng và kiểm tra việc tổ chức thực hiện nội quy, quy định của công ty.
– Phòng kế toán: Phụ trách và giám sát các hoạt động kế toán tài chính của công
ty, đảm bảo công ty hoạt động theo đúng pháp luật.
– Phân xưởng sản xuất: Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật phù
hợp đến quá trình sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình sản xuất của công ty bảo đảm
yêu cầu kỹ thuật đề ra. Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng, tìm
ra những nguyên nhân không đạt để đưa ra biện pháp khắc phục. Chịu trách nhiệm quản
lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
1.2.5.3 Cơ cấu, tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán công ty TNHH Huyền Phương Minh gồm 2 phần hành, đứng đầu
là kế toán trưởng thực hiện và chỉ đạo, giám sát trực tiếp các công việc liên quan đến các
kế toán viên. Có sự kết nối lẫn nhau giữa kế toán trưởng và kế toán còn lại, các phân hệ
giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Sơ đồ 1.4 Tổ chức bộ máy kế toán
( Nguồn: Phòng kế toán- Công Ty TNHH Huyền Phương Minh)
1.2.5.4 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán
– Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc tổ chức bộ máy kế toán toàn Công ty, tổ chức
hạch toán kinh doanh đảm bảo khoa học, tuân thủ Pháp lụât và các chính sách, chế độ của
Nhà nước. Tổ chức và thực hiện các công tác ghi sổ, lập báo cáo tài chính, tính lương
hàng tháng cho cán bộ công nhân viên và lập báo cáo nhanh theo yêu cầu của Giám đốc
công ty, quyết toán thuế với cơ quan thuế, tổ chức công tác lập duỵêt, luân chuyển và lưu
trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán. Hướng dẫn và phổ biến các chế độ tài chính kế
toán hiện hành, các kỹ năng nghiệp vụ của từng phần hành kế toán mà các kế toán viên
được phân công, đồng thời giám sát việc thực hiện. Trực tiếp đi vay vốn, kiểm tra, xem
xét về việc tính giá thành. Phân tích hoạt động kinh tế, xác định từng khoản tiết kiệm
hoặc lãng phí.
– Kế toán viên: Có nhiệm vụ điều hành, kiểm tra các phần hành kế toán, chịu
trách nhiệm trước kế toán trưởng về các phần hành kế toán trong phòng kế toán, có
nhiệm vụ có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động tăng, giảm, ghi chép tập hợp chi phí,
10
giá thành, tính giá thành, lập các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị chi phí và giá
thành sản phẩm.
1.3 Chính sách kế toán và chế độ kế toán áp dụng
1.3.1 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
– Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
– Đơn vị tiền tệ được ghi sổ là đồng Việt Nam.
1.3.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
– Cả 2 công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư
số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
– Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam:
BCTC được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ Kế toán Việt Nam.
Báo cáo Tài chính được lập và trình bày phù hợp với các quy định của Chuẩn mực Kế
toán Việt Nam và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC
– Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung chạy trên phần mềm Unesco
1.3.3 Các chính sách kế toán áp dụng
– Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Tiền mặt, tiền gửi
thanh toán tại các ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn không quá ba tháng,
có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định
và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền, tiền đang chuyển đảm bảo đã được
kiểm kê đầy đủ.
– Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá
gốc.
– Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền cuối kì.
– Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
– Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: theo nguyên giá.
– TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao là
thời gian hữu dụng ước tính của tài sản.
– Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư theo nguyên giá.
– Bất động sản đầu tư được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
– Chi phí trả trước: Chi phí trả trước được vốn hóa để phân bổ vào chi phí sản
xuất, kinh doanh bao gồm các khoản chi phí: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; Công cụ, dụng
cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động
11
kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong
nhiều kỳ kế toán.
– Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Phân bổ theo phương pháp đường
thẳng.
– Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: ghi nhận các khoản chi phí ước tính cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh việc chi trả do chưa
có số liệu quyết toán chính thức với đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
– Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Được ghi nhận theo số vốn thực góp của
chủ sở hữu.
– Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Là số lợi nhuận từ hoạt động
của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN (nếu có) và các khoản điều chỉnh do áp
dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm
trước.
– Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng: Tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận
doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, doanh
thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo
nguyên tắc kế toán dồn tích.
– Doanh thu hoạt động tài chính: Tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu quy
định tại Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, bao gồm lãi tiền gửi
ngân hàng được ghi nhận trên cơ sở thông báo về lãi tiền gửi hàng tháng của ngân hàng
– Phương pháp nộp thuế GTGT: Cả 2 công ty áp dụng thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, thuế suất 10%.
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ
liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán.
12
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng
chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái…) và
các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi
tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được
nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với
báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán in sổ kế toán ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục
pháp lý về lưu trữ theo quy định.
1.3.4 Sổ sách kế toán chủ yếu
- Sổ kế toán tổng hợp như: Sổ nhật ký chung, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ
cái các tài khoản, bảng kê mua vào, bảng kê bán ra,..
- Sổ kế toán chi tiết như: Sổ chi tiết tài khoản, Thẻ kho, Sổ kho, công nợ theo đối
tượng,..
1.3.5 Hệ thống tài khoản sử dụng
Căn cứ hệ thống tài khoản hệ thống ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
1.3.6 Tổ chức hệ thống chứng từ tại công ty
– Hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào
– Phiếu thu, phiếu chi
– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
– Phiếu kế toán
– Hợp đồng kinh tế
– Biên bản đối chiếu công nợ
– Báo cáo thuế, báo cáo tài chính
1.3.7 Kế toán lập báo cáo tài chính vào cuối năm gồm
Bảng cân đối số phát sinh theo TT 200/2014/TT-BTC (Mẫu số S06 – DN)
Bảng báo cáo tình hình hoạt động tài chính Luật kế toán 88/2018/QH13 (Mẫu số
B01 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo TT 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B02 –
DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B03 – DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính theo TT 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B09 – DN)