Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
PREMIUM
Số trang
217
Kích thước
3.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
761

Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cấu trúc vốn các

doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các tài liệu, trích dẫn trong luận án là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Nguyệt

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh

nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, NCS

đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà

khoa học, Khoa Sau đại học, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài

chính. NCS xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.

NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS., TS. Vũ Duy Hào và TS.

Đàm Minh Đức - những người Thầy đã định hướng và ủng hộ, động viên NCS

trong suốt quá trình nghiên cứu.

NCS xin trân trọng cảm ơn PGS., TS. Bùi Văn Vần – Trưởng Khoa Tài

chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, PGS., TS. Vũ Văn Ninh – Trưởng Bộ

môn Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính và các thầy cô giáo trong Bộ

môn Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính đã luôn nhiệt tình góp ý, giúp

đỡ tận tình về mặt học thuật trong suốt quá trình NCS thực hiện luận án.

NCS xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo trường Đại học Công nghệ Giao

thông vận tải đã tạo điều kiện giúp NCS hoàn thành luận án.

NCS xin gửi lời biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn bên

cạnh ủng hộ, động viên NCS hoàn thành nghiên cứu này.

Trân trọng!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Minh Nguyệt

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii

MỤC LỤC........................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi

DANH MỤC BẢNG.......................................................................................... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix

DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................x

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH

NGHIỆP..............................................................................................................20

1.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.................20

1.1.1. Doanh nghiệp và nguồn vốn của doanh nghiệp.........................................20

1.1.2. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp..................................................................28

1.1.3. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.........................40

1.1.4. Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính của

doanh nghiệp ........................................................................................................45

1.2. HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ......................52

1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp.......52

1.2.2. Các nguyên tắc hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp.......................54

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp .....................58

1.2.4. Trình tự hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp ..................................67

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN TRONG

DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY

DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .....69

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện cấu trúc vốn ......................................69

1.3.2. Bài học cho các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam ........................................................................................77

iv

Chương 2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM .........................................................................................80

2.1.KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM

YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .............................80

2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam..........................................................80

2.1.2. Khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành

xây dựng...............................................................................................................83

2.1.3. Tổng quan về mẫu nghiên cứu...................................................................86

2.2.THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY

DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .....88

2.2.1. Khái quát tình hình tài chính các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam.............................................................................88

2.2.2. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam................................................................95

2.3.PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN

VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH

CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......................................................114

2.3.1. Phân tích tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp

ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....................114

2.3.2. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh các doanh

nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ........130

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM ........................................................................................................139

2.4.1. Những kết quả đạt được...........................................................................139

2.4.2. Những hạn chế tồn tại ..............................................................................140

v

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế trong cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây

dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam......................................143

Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH

NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.......................................................................147

3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC

DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM...................................147

3.1.1. Một vài dự báo nền kinh tế vĩ mô đến năm 2020 ....................................147

3.1.2. Xu hướng phát triển ngành xây dựng trên thế giới và trong nước trong thời

gian tới................................................................................................................149

3.1.3. Định hướng phát triển các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam .....153

3.2.MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM ........................................................................................................156

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM ........................................................................................................158

3.3.1. Các giải pháp trực tiếp .............................................................................158

3.3.2. Các giải pháp hỗ trợ .................................................................................172

3.4. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN...........................................177

3.4.1. Giữ ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị

trường tiền tệ, tín dụng.......................................................................................177

3.4.2. Lành mạnh hóa và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính..........178

KẾT LUẬN.......................................................................................................183

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................185

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................186

PHỤ LỤC..........................................................................................................191

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP : Cổ phiếu

EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

BCTC : Báo cáo tài chính

BEP : Tỷ suất sinh lời kinh tế trên tài sản

EPS : Thu nhập trên cổ phần

DN : Doanh nghiệp

KNTT : Khả năng thanh toán

NHTM : Ngân hàng thương mại

ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TS : Tài sản

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu động

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTHC : Thủ tục hành chính

USD : Đô la Mỹ

VCSH : Vốn chủ sở hữu

VLXD : Vật liệu xây dựng

WACC : Chi phí sử dụng vốn bình quân

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại DN ngànhXD niêm yết theo qui mô tài sản ........................89

Bảng 2. 2. Kết quả kinh doanh của các DN ngành XD niêm yết ........................90

Bảng 2.3. Phân loại DN ngành XD niêm yết theo lợi nhuận...............................91

Bảng 2.4. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của các DN ngành XD niêm yết................92

Bảng 2.5. Hệ số VCSH các DN ngành XD niêm yết..........................................93

Bảng 2.6. ROA, ROE trung bình ngành của các DN ngành XD niêm yết..........94

Bảng 2.7. Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời các DN ngành XD

niêm yết................................................................................................................98

Bảng 2.8. Tổng hợp tình hình nợ phải trả của các DN ngành XD niêm yết giai

đoạn 2012 – 2016...............................................................................................101

Bảng 2.9. Huy động vốn bằng nợ vay dài hạn của các DN ngành XD niêm yết

............................................................................................................................104

Bảng 2.10. Tỷ trọng nợ vay trong tổng nợ của các DN ngành XD niêm yết ....107

Bảng 2.11. Tình hình phát hành cổ phiếu mới của các DNngành XD niêm yết

............................................................................................................................111

Bảng 2.12. Tổng hợp qui mô doanh thu bình quân của các DN ngành XD niêm

yết giai đoạn 2012 - 2016...................................................................................118

Bảng 2.13. Tổng hợp cấu trúc tài sản dài hạn bình quân của các DN ngành XD

niêm yết..............................................................................................................119

Bảng 2.14. Cấu trúc vốn và Tỷ suất sinh lời của tài sản (BEP) của một số DN

XD niêm yết giai đoạn 2012 – 2016 ................................................................. 121

Bảng 2.15. Mô tả thống kê các biến trong mô hình hồi qui..............................123

Bảng 2.16 . Hồi quy với Fixed effect.................................................................125

Bảng 2.17. Kết quả hồi quy với Random Effect............................................... 126

Bảng 2.18. Kết quả kiểm định Hausman .......................................................... 127

Bảng 2.19. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến................................................... 128

viii

Bảng 2.20. Kết quả kiểm định bỏ 5 biến BEP, INT, LIQ, LOG(SIZE), TANG ra

khỏi mô hình ..................................................................................................... 129

Bảng 2.21. Hệ số nợ và ROE các DN ngành XD niêm yết giai đoạn 2012 - 2016

........................................................................................................................... 131

Bảng 2.22. Tỷ suất sinh lời kinh tế các DN ngành XD niêm yết ..................... 133

Bảng 2.23. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu các DN ngành XD niêm yết..... 134

Bảng 2.24. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế và Mức độ tác động của đòn bẩy tài

chính các DN ngành XD niêm yết .................................................................... 134

Bảng 2.25. Nguồn vốn lưu động thường xuyên các DNngành XD niêm yết... 136

Bảng 2.26. Hệ số đảm bảo nợ bình quân các DN ngành XD niêm yết ........... 137

Bảng 2.27. Hệ số khả năng thanh toán của DN ngành XD niêm yết................ 137

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Phân loại các DN ngành XD theo nhóm DN ..................................87

Biểu đồ 2.2. Hệ số nợ các DN ngành XD niêm yết trên giai đoạn 2012 – 2016.96

Biểu đồ 2.3. Hệ số nợ của các DN ngành XD niêm yết phân loại theo qui mô

vốn kinh doanh.....................................................................................................97

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN phân loại theo qui

mô vốn kinh doanh.............................................................................................100

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN ngành

XD niêm yết .......................................................................................................102

Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN ngành

XD niêm yết phân loại theo qui mô vốn kinh doanh........................................ 102

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng các kênh huy động vốn bằng nợ vay ngắn hạn của các DN

ngành XD niêm yết giai đoạn 2012 – 2016 .......................................................103

Biểu đồ 2.8. Hệ số nợ dài hạn bình quân 5 năm 2012 - 2016 của các DN ngành

XD niêm yết .......................................................................................................106

Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng nguồn vốn chiếm dụng của các DN ngành XD niêm yết

............................................................................................................................108

Biểu đồ 2.10. Cấu trúc vốn chủ sở hữu của các DN ngành XD niêm yết giai đoạn

2012 - 2016 ........................................................................................................109

Biểu đồ 2.11. Tốc độ tăng trưởng GDP 2005 – 2016 ........................................114

Biểu đồ 2.12. Tốc độ tăng CPI của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016 ..............116

Biểu đồ 2.13. Khả năng sinh lời bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của các DN

ngành XD niêm yết ............................................................................................119

Biểu đồ 2.14. BEP bình quân và lãi suất vay bình quân của các DN ngành XD

niêm yết ............................................................................................................ 132

Biểu đồ 3.1. Sự tăng trưởng trong ngành Xây dựng năm 2014 -2019 ............. 150

Biểu đồ 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng và tổng mức đầu tư. 153

x

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc vốn tối ưu theo lý thuyết đánh đổi..............................35

Hình 1.2. Sơ đồ hoạch định cấu trúc vốn tối ưu ..................................................69

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ, với

chủ trương của Nhà nước là đa dạng hoá các thành phần kinh tế, trong đó Nhà

nước khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cùng

với các cơ chế chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp, đặc

biệt là các doanh nghiệp xây dựng, ngày càng có điều kiện thuận lợi trong hoạt

động kinh doanh như ưu đãi về thuế, ưu đãi về vốn, ưu đãi về mặt bằng, ưu đãi

về các dịch vụ… Tuy nhiên, có thể thấy những năm gần đây hiệu quả hoạt

động của các doanh nghiệp ngành xây dựng chưa cao, thể hiện ở tỷ suất lợi

nhuận vốn chủ sở hữu thấp và không ổn định, rủi ro lớn, còn nhiều bất cập

trong quản lý tài chính. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình

trạng trên là việc tồn tại một cấu trúc vốn chưa hợp lý, mất an toàn và chủ yếu

xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp mà chưa có chính sách lâu dài về cấu

trúc vốn, chưa hướng đến cấu trúc vốn tối ưu. Việc hoạch định cấu trúc vốn tối

ưu sẽ giúp doanh nghiệp có ngưỡng an toàn tài chính và định hình được trong

khâu tổ chức nguồn vốn. Nếu doanh nghiệp không hoạch định cấu trúc vốn tối

ưu thì doanh nghiệp sẽ bị động trong việc huy động vốn, phải chịu mức lãi vay

cao nếu vượt định mức, hoặc có thể không được vay nếu doanh nghiệp không

có kế hoạch trước, do đó doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng không đủ vốn

để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh gây thiệt hại cho sản suất. Việc

xây dựng cấu trúc vốn tối ưu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ngành

xây dựng vì nó liên quan đến rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán, giúp doanh

nghiệp có thể chủ động huy động vốn đảm bảo an toàn.Cấu trúc vốn các doanh

nghiệp ngành xây dựng có tỷ lệ nợ quá cao, trung bình chiếm 70% – 80% tổng

nguồn vốn, thậm chí có những doanh nghiệp có hệ số nợ lên đến hơn 90%.

Trước đây, khi thị trường bất động sản bùng nổ, doanh nghiệp chỉ cần có dự án

là sẽ có lời, nhưng hiện tại ở tất cả các phân khúc của thị trường xây dựng đều

có dấu hiệu thừa cung. Trong bối cảnh như vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính

2

trở thành một gánh nặng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng không thể

tạo ra dòng tiền khi nhà đất ế ẩm, áp lực trả lãi vay và nợ gốc càng lớn. Trong

khi kết quả hoạt động kém hiệu quả thì cấu trúc vốn nghiêng quá nhiều về nợ

như vậy lại càng gây áp lực lên doanh nghiệp, vừa khiến doanh nghiệp hoạt

động khó khăn hơn, vừa chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn.

Bởi vậy, để có thể phát triển ổn định, bền vững, các doanh nghiệp ngành xây

dựng cần thiết lập một cấu trúc vốn hợp lý nhằm phát huy hiệu quả của cấu

trúc vốn, giúp doanh nghiệp tối đa được giá trị.

Những năm qua, các doanh nghiệp ngành xây dựng đều có cấu trúc vốn

khác nhau và chủ yếu được xác lập theo nhu cầu vốn của bản thân từng doanh

nghiệp mà chưa có các nghiên cứu và xây dựng một cách bài bản. Hơn nữa,

vấn đề nghiên cứu mới chỉ dừng lại trên phạm vi lý thuyết chung hoặc được

nghiên cứu trên phạm vi tất cả các doanh nghiệp nói chung hay các doanh

nghiệp ngành khác mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có tính chất

hệ thống về xây dựng cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp ngành xây dựng. Mặt

khác, các doanh nghiệp xây dựng trong những năm gần đây đã có nhiều thành

công, đóng góp tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội, song vấn đề quản lý cấu

trúc vốn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, việc nghiên cứu lý luận, khảo sát

thực tiễn, tìm ra cấu trúc vốn tối ưu là hết sức quan trọng và cần thiết, vừa có ý

nghĩa khoa học về lý luận, vừa mang tính thời sự cấp bách không chỉ cho các

doanh nghiệp xây dựng mà còn cho cả nền kinh tế nước ta trong quá trình tái

cấu trúc. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn

thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng căn cứ khoa học nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện cấu

trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam.

3

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, Hệ thống hóa lý luận cơ bản về cấu trúc vốn của doanh

nghiệp: Cấu trúc vốn, những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, căn cứ và

mô hình thiết lập cấu trúc vốn tối ưu.

Thứ hai, Đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành

xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ ba, Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị lộ trình để hoàn thiện

cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc vốn của các doanh

nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

+ Về thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng số liệu dựa trên báo cáo

tài chính của 93 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, luận án sử dụng những phương pháp: Phương pháp thống kê, phương pháp

phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, kế thừa có chọn lọc các

nghiên cứu có trước để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp toán kinh tế được sử dụng với mô hình kinh tế lượngđể

phân tích số liệu, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu tác động

của các nhân tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và kiểm định các giả thuyết

về ý nghĩa của các hệ số hồi quy:

+ Chọn mẫu:

4

Luận án chọn mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp ngành xây dựng

được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm

31/12/2016, bao gồm 93 doanh nghiệp: 62 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao

dịch chứng khoán Hà Nộivà 31 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Quy trình thu thập dữ liệu:

Các dữ liệu là số liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của

các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam trong giai đoạn 2012 – 2016.

+ Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các

doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam,

đề tài sử dụng mô hình sau:

- Các biến trong mô hình:

Cấu

trúc vốn

Cấu trúc

tài sản

Qui mô

Lãi suất

vay nợ

Khả năng

sinh lời

Sự tăng

trưởng Khả năng

thanh toán

5

+ Biến phụ thuộc: Cấu trúc vốn (Được xác định bằng tỷ lệ vốn vay/vốn

chủ sở hữu, trong đó vốn chủ sở hữu được xác định theo giá thị trường).

+ Biến độc lập: Có 6 biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc, gồm có:

Qui mô doanh nghiệp: Đo lường bằng Logarit của trị số tài sản của

doanh nghiệp.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Đo lường bằng tỷ suất sinh lời của

tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh của

doanh nghiệp.

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp: Đo lường thông qua tốc độ tăng tài

sản của doanh nghiệp.

Cấu trúc tài sản:Đo lường, bằng tỷ lệ giữa Tài sản dài hạn bình quân

trên tổng Tài sản của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Đo lường bằng Tài sản ngắn hạn/Nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp.

Lãi suất vay nợ bình quân của doanh nghiệp: Được xác định bằng Chi

phí lãi vay trên Tổng nợ bình quân của doanh nghiệp.

5. Tổng quan nghiên cứu

5.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

5.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc vốn của

các doanh nghiệp. Có thể thấy các nghiên cứu về cấu trúc vốn được chia theo

các nhóm sau:

(1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Điển hình là nghiên cứu của Federick H.deB.Harris (1988), một giáo

sư của Đại học Wake Forest, Bang Winston Salem, Mỹ đã đề xuất mô hình

nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc tài sản, mức đảm nhiệm doanh thu và cấu

trúc vốn. Williamson (1988 – 1991) lại cho rằng doanh nghiệp có tỷ trọng tài

sản cố định trên tổng tài sản càng cao thì càng phải sử dụng nhiều vốn chủ sở

hữu. Nghiên cứu của Fama và Jensen kết luận rằng doanh nghiệp lớn có thể dễ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!