Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoãn chấp hành hình phạt tù theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MỸ TRANG
HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Hoàng Thị Tuệ Phƣơng
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Trang
Lớp: Cao học Luật Bình Thuận – Khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thị Tuệ Phương.
Các số liệu, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc, đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1. HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG “TRƢỜNG
HỢP BỊ BỆNH NẶNG”.......................................................................................6
1.1. Quy định pháp luật hình sự hiện hành ....................................................6
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật...................................................................10
1.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật..........17
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................21
CHƢƠNG 2. HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ TRONG TRƢỜNG
HỢP “PHỤ NỮ CÓ THAI HOẶC ĐANG NUÔI CON DƢỚI 36 THÁNG
TUỔI”..................................................................................................................22
2.1. Quy định pháp luật hình sự hiện hành ..................................................22
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật...................................................................26
2.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật..........31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................34
KẾT LUẬN .........................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLHS : Bộ luật hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
CSĐT : Cảnh sát điều tra
TAND : Tòa án nhân dân
THAHS : Thi hành án hình sự
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoãn chấp hành hình phạt tù là chế định quan trọng của Luật Hình sự Việt
Nam. Chế định hoãn chấp hành hình phạt tù thể hiện chính sách hình sự của
Đảng và nhà nước ta vừa thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong việc áp dụng
pháp luật hình sự vào thực tiễn, mong muốn bảo vệ quyền con người một cách
tối đa, toàn diện nhất đối với người bị kết án cũng như đối với gia đình, người
thân của họ khi họ có các điều kiện về nhân thân cần phải được chuyển thời
điểm chấp hành hình phạt tù sang một thời điểm muộn hơn. Tuy nhiên, thực tiễn
áp dụng các quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù của các cơ quan tiến hành
tố tụng đã gặp phải một số vướng mắc, hạn chế nhất định như: Áp dụng pháp
luật không đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương khác nhau; áp dụng không
đúng các quy định của chế định này, vi phạm về nội dung, điều kiện, phạm vi áp
dụng dẫn đến giảm hiệu quả trong công tác thi hành án hình sự; một số người bị
kết án lợi dụng quy định để được hoãn chấp hành hình phạt tù nhiều lần... Một
trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do quy định pháp luật
hiện hành về hoãn chấp hành hình phạt tù vẫn còn tồn tại một số bất cập. Bên
cạnh đó, nhiều vấn đề trong thực tiễn áp dụng pháp luật cần phải được làm sáng
tỏ để có quan điểm thống nhất, đầy đủ như: căn cứ áp dụng chế định hoãn chấp
hành hình phạt tù; tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng chế định hoãn chấp hành
hình phạt tù... Tuy nhiên, nội dung hoãn chấp hành hình phạt tù vẫn chưa được
quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu hạn chế trong quy định pháp luật về hoãn
chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này là
nhu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài
“Hoãn chấp hành hình phạt tù theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận
văn thạc sĩ luật học theo định hướng ứng dụng.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Là chế định thể hiện chính sách nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, chế
định hoãn thời hạn chấp hành hình phạt tù có quan hệ chặt chẽ mật thiết với chế
2
định chấp hành hình phạt tù và một số chế định khác của luật tố tụng hình sự và
luật thi hành án hình sự. Vì vậy, chế định này ở các mức độ khác nhau đã được
một số nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Hà Thanh Loan (2014), “Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ
chấp hành hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ)”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật đại
học quốc gia Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu một số vấn
đề như sau:
+ Tác giả đã phân tích khái niệm, các đặc điểm cơ bản của chế định hoãn
chấp hành hình phạt tù, mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức thi hành hoãn
chấp hành hình phạt tù với các cơ quan khác trong tố tụng hình sự. Tiếp đến, tác
giả phân tích nội dung điều kiện, trình tự thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù,
làm sáng tỏ bản chất pháp lý và nội dung cơ bản của chế định hoãn chấp hành
hình phạt tù;
+ Trên cơ sở số liệu của địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả đánh giá thực trạng
áp dụng biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù tại địa phương, nêu ra những hạn
chế còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó nghiên cứu, đánh giá
việc áp dụng các quy phạm pháp luật trong chế định này. Đồng thời, tác giả phân
tích những bất cập trong quy định pháp luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục,
điều kiện về cơ quan, tổ chức tiến hành thi hành hoãn chấp hành hình phạt tù
nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù.
- Lê Cảm (2005), Chương thứ tám – “Các biện pháp tha miễn trong luật
hình sự”, Sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự (phần chung)”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Tại
Chương này, tác giả đã phân tích các vấn đề lý luận về các biện pháp miễn giảm
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999,
trong đó có biện pháp hoãn chấp hành hình phạt tù. Cụ thể, tác giả đã đưa ra khái
niệm, đặc điểm và điều kiện áp dụng biện pháp hoãn chấp hành tù theo quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999.