Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoãn chấp hành án phạt tù theo luật thi hành án hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
VÕ MINH THẮNG
HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
THEO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số cn: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa
Học viên: Võ Minh Thắng
Lớp: Cao học luật, tiền giang, Khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa, Phó trưởng Khoa Luật hình sự và tố
tụng hình sự Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn là các số liệu trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác./.
Tác giả luận văn
Võ Minh Thắng
MỤC LUC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THỦ TỤC HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ THEO LUẬT
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................................................6
1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù................6
1.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục hoãn chấp hành án
phạt tù................................................................................................................11
1.3. Kiến nghị về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù.....................................19
Kết luận Chương 1............................................................................................25
CHƯƠNG 2. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HOÃN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
................................................................................................................................26
2.1. Quy định của pháp luật về thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt
tù.........................................................................................................................26
2.2. Thực tiễn thi hành quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù .................28
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoãn chấp hành án phạt tù..............35
Kết luận chương 2.............................................................................................38
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoãn chấp hành án phạt tù là một quy định quan trọng thể hiện nguyên tắc
cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam – nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình
sự, nghĩa là pháp luật không chỉ mang tính răn đe, phòng ngừa tội phạm mà còn
hướng tới giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Qua đó, góp
phần đưa pháp luật hình sự nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, gắn liền với xu thế
hội nhập quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Điều này đã
thể hiện rõ trong các chính sách hình sự của Việt Nam về các biện pháp tha miễn
trách nhiệm hình sự trong đó quy định hoãn chấp hành án phạt tù về đối tượng áp
dụng, biện pháp, điều kiện được hoãn chấp hành án phạt tù ngày càng được mở
rộng và phù hợp hơn qua các lần sửa đổi Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự cũng như
những văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan đến hoãn chấp hành án phạt tù,
đặc biệt lần đầu tiên các quy định về giám sát, về thủ tục áp dụng hoãn chấp hành
án phạt tù đã được đưa vào Luật thi hành án hình sự năm 2010. Những quy định
này phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội, thể hiện tính nhân đạo,
tính hợp lý của pháp luật hình sự Việt Nam góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam nói chung và Luật thi hành án hình sự nói riêng. Trong những năm qua,
các cơ quan bảo vệ pháp luật được giao các hoạt động liên quan đến công tác hoãn
chấp hành án phạt tù đã có nhiều đổi mới và cố gắng trong việc thực hiện đúng các
thủ tục và giám sát người hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật,
cũng như đã ban hành các văn bản quy định có liên quan, từ đó quản lý tốt người
được hoãn chấp hành án phạt tù, không để họ có điều kiện tiếp tục phạm tội mới,
góp phần quan trọng để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả.
Qua đó, còn thể hiện được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta trong việc thực hiện chính sách hình sự đối với người phạm tội; tạo được
sự đồng thuận của đông đảo quần chúng nhân dân trong thực hiện công tác cải
cách tư pháp.
Từ năm 2012 đến năm 2016, Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi cả nước
đã xem xét hoãn chấp hành án phạt tù cho 13.854 người bị kết án phạt tù trong đó
năm 2012 là 2.403 người bị kết án phạt tù; năm 2013 là 2.920 người bị kết án phạt tù;
2014 là 2.753 người bị kết án phạt tù; năm 2015 là 2.873 người bị kết án phạt tù;
2
2016 là 2.905 người bị kết án phạt tù1
. Bên cạnh kết quả quan trọng đã đạt được trong
quá trình thực hiện công tác hoãn chấp hành án phạt tù, vẫn còn xuất hiện nhiều khó
khăn, vướng mắc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: một số người
không đủ điều kiện hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật nhưng vẫn
được hoãn chấp hành án phạt tù, trong khi đó có những trường hợp cần thiết phải
được hoãn chấp hành án phạt tù nhưng pháp luật không quy định cụ thể; vì vậy,
không có căn cứ để làm thủ tục, quyết định cho họ được hoãn chấp hành án phạt tù.
Thậm chí có nhiều người còn lợi dụng khoảng trống của pháp luật để được hoãn chấp
hành án phạt tù nhiều lần, gây bức xúc trong nhân dân. Một khó khăn không nhỏ hiện
nay là việc quy định của Luật thi hành án hình sự là việc giao cho cá nhân, cơ quan,
tổ chức giám sát người được hoãn chấp hành án phạt tù còn nhiều bất cập, chưa được
hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Từ đó, mỗi địa phương thực hiện việc giao cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức quản lý khác nhau, dẫn đến việc giám sát người hoãn chấp hành án phạt
tù chưa được chặt chẽ, có trường hợp bỏ trốn, tiếp tục phạm tội mới nguy hiểm hơn,
từ đó gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Hiện nay, việc hoãn chấp hành án phạt tù là một trong những nội dung hết
sức quan trọng của công tác thi hành án hình sự được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Trên thực tế, việc áp dụng quy định của pháp luật về giám sát người hoãn
chấp hành án phạt tù và thủ tục áp dụng hoãn chấp hành án phạt tù đã thể hiện tính
đúng đắn của pháp luật theo tinh thần cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, cũng
như phù hợp với thực tiễn của đất nước ta hiện nay; góp phần nâng cao hiệu lực
quản lý xã hội và công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, theo quan
điểm của tác giả, việc thực hiện chế định hoãn chấp hành án phạt tù còn đang gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục, biện pháp thi hành, thực tiễn áp
dụng… cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi trong thời gian tới cho phù
hợp với thực tiễn đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, học viên quyết định chọn đề
tài “Hoãn chấp hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự Việt Nam” làm
luận văn thạc sĩ luật học.
Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn
khách quan, toàn diện về những vướng mắc, bất cập trong quy định của Luật thi
hành án hình sự năm 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc giám sát
người được hoãn chấp hành án phạt tù và thủ tục áp dụng hoãn chấp hành án phạt
1 Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Báo cáo 5 năm công tác thi hành án hình sự giai
đoạn 2012-2016, tr.6
3
tù. Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thời gian qua, đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu liên quan đến
nội dung nghiên cứu như các luận văn thạc sĩ, các bài viết chuyên đề về hoãn chấp
hành án phạt tù, cụ thể như sau:
Nhiều bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên các tạp chí của nhiều tác
giả như: Vũ Văn Minh (2014), “Thực trạng và giải pháp công tác kiểm sát việc hoãn,
miễn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù” Tạp chí Kiểm sát, số 18;
Nguyễn Đức Hải (2017), “Một số khó khăn trong công tác quản lý người được tại
ngoại, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Tạp chí Công an
nhân dân, số 01; Nguyễn Ngọc Bằng (2017), “Kết quả nổi bật của công tác thi hành
án hình sự và hỗ trợ tư pháp năm 2016 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2017” Tạp
chí Công an nhân dân, số 02 và rất nhiều bài viết trên các tạp chí, sách báo có liên
quan đến nội dung hoãn thi hành án phạt tù... với các bài viết này các tác giả đã đi sâu
phân tích những hạn chế bất cập liên quan đến từng lĩnh vực chuyên ngành như công
tác kiểm sát việc hoãn chấp hành án, một số khó khăn trong công tác quản lý người
được hoãn tại một số địa phương và cơ quan được giao thực hiện tổng kết đánh giá
công tác hoãn chấp hành án phạt tù, từ đó có những đề xuất liên quan đến đơn vị địa
phương mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định. Ngoài ra còn
phải kể đến các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Luật như: "Việc áp
dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người được hoãn, tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự", của tác giả Đỗ Văn Chỉnh và Phạm
Thị Thanh Mai đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 07/2011 Đây là những công
trình nghiên cứu toàn diện cả về lĩnh vực thi hành án hình sự, trong đó có hoãn chấp
hành hình phạt tù. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thể hiện tính chuyên sâu
trong nghiên cứu về lĩnh vực hoãn chấp hành hình phạt tù.
Một số công trình nghiên cứu liên quan như các luận văn thạc sĩ: Nguyễn
Văn Sơn (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong Luật
Thi hành án hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học quốc gia Hà Nội;
Hà Thanh Loan (2014), Hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt tù trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội; Nguyễn Thu Hiền (2016), Hoãn thi hành án hình sự theo Pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ba luận văn
4
thạc sĩ của các tác giả trên đã đưa ra được những bất cập về quy định của pháp luật,
vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thủ tục, vấn đề quản lý, giám sát đối tượng
được hoãn, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý
giám sát trong quá trình thực hiện hoãn thi hành án phạt tù, trong quá trình áp dụng
Luật hình sự nói chung và Luật thi hành án hình sự nói riêng đồng thời các tác giả
cũng đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao việc hoãn chấp hành
án phạt tù mà cụ thể đã đề xuất giải quyết về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù và
thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù theo Điều 23, Điều 24 Luật thi hành
án hình sự năm 2010.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc phân tích
những khó khăn vướng mắc và đề xuất một số giải pháp mang tính khái quát mà
chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống theo định hướng ứng dụng về thủ tục
hoãn chấp chấp hành án phạt tù và thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
theo Luật thi hành án hình sự Việt Nam. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu của
các công trình trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho việc thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ của tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quy định và thực tiễn về hoãn chấp hành án
phạt tù, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật thi
hành án hình sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá quy định của Luật thi hành án hình
sự năm 2010; thực tiễn giám sát người được hoãn chấp hành án phạt tù.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá về thủ tục hoãn chấp hành án phạt
tù và thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù trong Luật thi hành án hình sự
năm 2010, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm
2017 và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoãn chấp hành án phạt tù cũng như
nghiên cứu khảo sát thực tiễn công tác hoãn chấp hành án phạt tù ở các địa phương
giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu về thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù và
thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ở một số tỉnh thành Tây Nam Bộ trong
đó tập trung nghiên cứu sâu thực tiễn ở 3 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng.