Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoa văn trên vải của người Tày ở Định Hóa - Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dương Quốc Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 159 - 163
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 159
HOA VĂN TRÊN VẢI CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA - THÁI NGUYÊN
Dương Quốc Huy*
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nói đến nghề dệt vải, trước hết đó là một hoạt động kinh tế - là một nghề thủ công cổ truyền của
đồng bào Tày. Song ở khía cạnh văn hóa thì đó lại là sự biểu hiện của giá trị nghệ thuật, giá trị
thẩm mỹ. Trang phục của người Tày đơn giản một sắc chàm, nét đặc sắc thể hiện ở những mẫu
hoa văn trên vải của họ. Sản phẩm vải thổ cẩm phong phú với nhiều mô típ hoa văn màu sắc đẹp
gần gũi với tự nhiên, thể hiện tín ngưỡng tôn giáo mang đặc trưng riêng của người Tày Định Hóa.
Từ khóa: người Tày, hoa văn, thổ cẩm, trang phục, thầy Tào
Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở huyện
Định Hóa. Hiện nay, ở Định Hóa có 43.367
người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện.
Có những xã của huyện Định Hóa người Tày
chiếm tới 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu,
Điềm Mặc, Bình Yên…
Theo Đào Duy Anh trong tác phẩm “Đất
nước Việt Nam qua các đời” thì người Tày ở
nước ta có nguồn gốc từ người Lão Man ở
Trung Quốc. Tác giả “đoán rằng người Nùng
ở miền Nam Trung Quốc và người Tày ở Bắc
Việt Nam là hậu duệ của họ. Đặc biệt là
người Lão ở Tây Nguyên bấy giờ”. “Chúng
ta có thể đoán rằng cư dân các châu ki mi
thuộc An Nam đô hộ phủ là tiền thân của
đồng bào Tày, Nùng ở khu vực Việt Bắc hiện
nay”. [1, tr.103]
Ngoài nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc. Ở
Định Hóa còn một bộ phận người Kinh bị
“Tày hóa” trong quá trình di cư và sinh sống
cùng người Tày bản bản địa.
Cư trú lâu đời trên mảnh đất Định Hóa, người
Tày có đời sống vật chất và tinh thần phong
phú và đa dạng. Một trong những nghề thủ
công truyền thống mà người Tày còn lưu giữ
đến ngày nay đó là nghề dệt vải. Nghề dệt đã
gắn chặt với phong tục cưới xin truyền thống
của người Tày từ bao đời nay. Để chuẩn bị
hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày
phải tự tay dệt rất nhiều vỏ chăn, gối để biếu
những người thân trong gia đình nhà chồng.
Tel: 0985817689
Người Tày ở Định Hóa rất ít thêu thùa và trang
trí hoa văn trên bộ trang phục truyền thống của
mình. Nhưng hoa văn được dệt trên vải thì rất
phong phú và đa dạng tùy theo mục đích sử
dụng. Hoa văn phong phú đó được thể hiện rất
rõ qua vải thổ cẩm và trang phục thầy Tào.
Cho đến nay nghiên cứu về nghệ thuật tạo
hình trên vải của người Tày đã có một vài
công trình đề cập đến. Cụ thể như trong cuốn
“Trang trí dân tộc thiểu số” của tác giả
Hoàng Thị Mong, Nxb Văn hóa dân tộc, năm
1994 đã có vài dòng đề cập đến hoa văn trang
trí trên vải thổ cẩm của người Tày như hoa
văn trên mặt chăn, mặt địu và màn che. Tuy
nhiên tác giả mới chỉ kể ra hoa văn chứ chưa
đi sâu vào nghệ thuật tạo hình trên vải và
không đề cập đến hoa văn trên trang phục
thầy Tào Tày. Như vậy, nghiên cứu về hoa
văn trang trí trên vải và trang phục thầy Tào
Tày còn rất sơ lược và cũng chưa có công
trình nào nghiên cứu về hoa văn trên vải của
người Tày ở Định Hóa để chỉ ra nét đặc trưng
riêng của người Tày nơi đây.
HOA VĂN TRÊN VẢI THỔ CẨM
Vải thổ cầm của người Tày có 4 loại đó là
mặt chăn, mặt địu, màn che và túi đeo. Mô típ
trang trí hoa văn thổ cẩm đa dạng đó là:
- Các mô típ đường viền hoa móc. Mỗi tấm
vải thổ cẩm đều bố cục một cách chặt chẽ
trong các đường viền xung quanh. Đường
viền đó là các hình chữ T và chữ thọ liên tiếp
đảo ngược nhau; băng ô cách, mỗi ô cách
nhau một khoảng nền có kích thước bằng 1 ô,
loại này thể hiện màu tương đối tùy tiện vì