Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng thời gian trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nguyễn nhật ánh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ THU
Hình tượng thời gian trong Cho tôi xin một vé
đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nhận
định, đánh giá trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều người. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi
Thanh Truyền, người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy, cô
giáo trong Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng cùng gia
đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành được khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 6
NỘI DUNG................................................................................................ 7
Chương Một: NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ TÁC PHẨM
CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ....................................................... 7
1.1. Chân dung Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn thân quý của tuổi thơ ............... 7
1.1.1. Một cuộc đời gian nan mà sôi động.................................................... 7
1.1.2. Mối lương duyên với tuổi thơ và văn học thiếu nhi ............................. 9
1.1.3. Quan niệm về trẻ em và đặc trưng của nghiệp viết cho độc giả
nhỏ tuổi.................................................................................................... 11
1.2. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – sự đột phá trong nghệ thuật khắc chạm
hình tượng của Nguyễn Nhật Ánh ............................................................. 13
1.2.1. Hình tượng trẻ em – nhà cách mạng ................................................. 14
1.2.2. Hình tượng người lớn – những kẻ bảo hoàng.................................... 20
1.2.3. Hình tượng thời gian – chất men đầy ám gợi..................................... 21
Chương Hai: CÁC BÌNH DIỆN, THỦ PHÁP XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG
THỜI GIAN TRONG CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ................... 24
2.1. Các bình diện thời gian chủ yếu .......................................................... 24
2.1.1. Thời gian quá khứ - miền xanh thắm trong hành trình đời người........ 24
2.1.2. Thời gian hiện tại – khúc biến tấu “Buồn ơi là sầu”........................... 28
2.1.3. Thời gian cổ tích – vang vọng chất thơ đậm sâu tính nhân văn .......... 30
2.2. Những thủ pháp xây dựng thời gian đặc thù......................................... 33
2.2.1. Thủ pháp xáo trộn thời gian ............................................................. 33
2.2.2. Thủ pháp hãm chậm và đẩy nhanh thời gian ..................................... 37
2.2.3. Thủ pháp thời gian hóa không gian .................................................. 39
2.2.4. Thủ pháp đối lập – cách song chiếu độc đáo các cực thời gian........... 41
2.2.5. Thủ pháp truyện lồng truyện – lối “chơi” thời gian đầy biến ảo ......... 46
Chương Ba: GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA BÚT PHÁP XÂY DỰNG HÌNH
TƯỢNG THỜI GIAN TRONG CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ..... 50
3.1. Thời gian – nhịp cầu nối hai thế giới tuổi thơ và người lớn................... 50
3.1.1. Thời gian – con đường đưa ta về lại tuổi thơ..................................... 50
3.1.2. Thời gian – hướng đi đến thế giới người lớn ..................................... 52
3.2. Thời gian – bức thông điệp gửi lại trên chuyến tàu về với tuổi thơ ........ 55
3.2.1. Kí ức tuổi thơ – năng lượng vận hành những chuyến tàu đời ............. 55
3.2.2. Sự đồng cảm, chia sẻ của người lớn là đôi cánh nâng bước trẻ thơ..... 57
3.3. Thời gian – sự độc sáng trong nghệ thuật trần thuật ............................. 60
3.3.1. Đặc sắc về điểm nhìn trần thuật........................................................ 60
3.3.2. Đặc sắc về giọng điệu trần thuật....................................................... 62
KẾT LUẬN.............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 68
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kế thừa nền văn học truyền thống Việt Nam nói chung và văn học thiếu
nhi nói riêng, cùng với những trải nghiệm về cuộc sống, Nguyễn Nhật Ánh đã
trở thành một hiện tượng độc đáo của nền văn học thiếu nhi đương đại. Đây là
mảng văn học có nhiều nét đặc thù, thể hiện rõ nhất của các sáng tác viết cho
thiếu nhi là tính giáo dục. Nội dung này cũng không nằm ngoài mục đích của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Nguyễn Nhật Ánh là tác giả có số đầu sách viết cho thiếu nhi nhiều
nhất hiện nay và ông cũng là tác giả được giới trẻ hết sức hâm mộ. Qua các
sáng tác của ông, chúng ta cảm nhận được tình cảm chân thành và trìu mến
mà người viết dành cho trẻ nhỏ. Không những vậy, độc giả “người lớn” cũng
bị thu hút không kém. Khi cầm trên tay bất kì cuốn sách nào của Nguyễn
Nhật Ánh, “người lớn” đều thấy dáng dấp của mình trong đó với một sự nuối
tiếc khôn nguôi về những ngày tháng thần tiên đã đi qua không bao giờ trở
lại.
Trong các cuộc hành trình về lại tuổi thơ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
là một trong những tác phẩm được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện rõ cái khát
vọng, ước mơ về lại miền kí ức xa xôi của mình nhất. Truyện được Nhà xuất
bản Trẻ in lần đầu tiên vào năm 2008 và chỉ sau một năm, tác phẩm đã đoạt
được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là
câu chuyện kể về sự hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch của các cô cậu bé lúc
tám tuổi. Qua những trò chơi thú vị của cu Mùi, Hải cò, Tí sún và Tủn, người
đọc như quay lại với tuổi thơ trong sáng đó của mình. Điều này cũng nằm
trong dụng ý của tác giả, như lời tự bạch của ông ở trang bìa bốn của cuốn
2
sách: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai
từng là trẻ em”.
Nghiên cứu đề tài “Hình tượng thời gian trong Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh”, chúng tôi muốn phần nào làm sáng tỏ nét
đặc trưng của các bình diện và thủ pháp xây dựng hình tượng thời gian trong
tác phẩm này. Qua đó, người viết hy vọng đem lại cái nhìn đúng đắn nhất cho
thế giới nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh nói chung và
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Có thể nói văn học viết cho thiếu nhi hiện nay hội tụ được nhiều cây
bút thực sự có tài năng như Phùng Quán, Hoàng Minh Tường, Trần Thiên
Hương,… và một nhà văn nữa không thể không nhắc đến ở đây là nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh. Các tác phẩm của họ đã thu hút được tình cảm của bạn
đọc, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn.
Truyện thiếu nhi nói chung và truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
nói riêng hiện vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều trong giới nghiên cứu
và phê bình văn học. Nếu có thì chỉ dừng lại ở việc giới thiệu nội dung hay
đánh giá tác phẩm… trên quy mô nhỏ. Còn đối với những công trình lớn
mang tính chất toàn diện về các đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh thì rất hạn
chế. Sau đây là các bài viết về truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh nói
chung và tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nói riêng mà chúng tôi đã
tập hợp được từ các sách báo, tạp chí, internet… trong thời gian vừa qua:
2.1. Những nghiên cứu về truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Vân Thanh và Nguyên An (biên soạn) trong công trình “Bách khoa thư
văn học thiếu nhi Việt Nam” (tập 1), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa (2003)
đã tập hợp được nhiều bài viết của các chuyên gia nghiên cứu văn học thiếu
nhi như Vân Thanh, Lã Thị Bắc Lý…. Trong đó, bài viết “Người nuôi dưỡng