Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết của Triều Ân
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
197.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1772

Hình tượng con người miền núi trong tiểu thuyết của Triều Ân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cao Thị Hảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 39 - 45

39

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI MIỀN NÚI

TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRIỀU ÂN

Cao Thị Hảo

*

, Dương Trung Tín

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Qua việc khảo sát 3 tiểu thuyết của Triều Ân là: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy biên thuỳ

(1994), Dặm ngàn rong ruổi (2000), người viết đã chỉ ra những hình tượng nhân vật tiêu biểu như:

những con người miền núi vượt qua bức tường phong kiến lạc hậu; những con người bị tha hoá

đạo đức trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và những con người hướng thiện giầu lòng nhân ái.

Qua những hình tượng nhân vật sinh động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của người dân tộc

thiểu số miền núi phía Bắc, người đọc có thể thấy được cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc

đời cũng như tâm hồn nhà văn.

Từ khoá: Tiểu thuyết của Triều Ân, Văn học dân tộc thiểu số

Văn học thiểu số miền núi được coi là một

mảng văn học đặc sắc. Chính các nhà văn

người dân tộc thiểu số đã góp phần quan

trọng vào việc khám phá, phát hiện vẻ đẹp

chân, thiện, mỹ của đồng bào dân tộc mình.

Nói tới thành tựu của dòng văn học này,

không thể không nhắc tới Triều Ân – nhà văn

dân tộc Tày khá tiêu biểu. Ông xuất hiện trên

văn đàn vào khoảng thập niên 60 - 70 của thế

kỉ trước với nhiều thành công trên lĩnh vực

thơ ca và truyện ngắn. Nhưng có lẽ chỉ khi

thử sức với thể loại tiểu thuyết vào khoảng

những năm 90, “người đọc mới có dịp nhìn

nhận một cách đầy đủ và toàn diện hơn sự

nghiệp văn học cùng những đóng góp đáng

ghi nhận của nhà văn với văn học các dân tộc

ít người” [1] này.*

Về nhân vật trong tiểu thuyết của Triều Ân,

một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến. Bích

Thu cho rằng: nhân vật trong tiểu thuyết của

Triều Ân luôn phải “nếm trải” những “nhọc

nhằn, cay đắng trên những “rặm ngàn rong

ruổi” của mình”, trải qua “những thử thách

ngặt nghèo để nhân vật tự lựa chọn, ứng xử,

qua đó bộc lộ cá tính và nhân cách của mỗi

cá nhân” [2]. Nguyễn Văn Long cũng khẳng

định sự cố gắng của tác giả trong việc “thâm

nhập sâu hơn vào thế giới tinh thần của các

nhân vật để thể hiện và lí giải những mạch

nguồn sâu xa của sức sống và những cảm

thức về đời sống, về thế giới tự nhiên của con

người miền núi” [3]. Tuy nhiên, những bài

viết này chủ yếu nghiên cứu trên diện khái

*

Email: [email protected]

quát, chưa đi sâu để chỉ ra những đặc điểm cụ

thể của hình tượng con người miền núi trong

tiểu thuyết Triều Ân. Với việc khảo sát 3 tiểu

thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992), Nơi ấy

biên thuỳ (1994), Dặm ngàn rong ruổi

(2000), chúng tôi hi vọng sẽ khẳng định một

phần những đóng góp của Triều Ân trong việc

khắc hoạ hình tượng con người miền núi sinh

động, độc đáo và mang hơi thở cuộc sống của

người dân tộc thiểu số phía Bắc trong thời kỳ

đổi mới. Qua đó, người đọc có thể thấy được

cách khám phá con người, nhìn nhận cuộc đời

cũng như tâm hồn của nhà văn một cách khá

rõ nét.

Những con người vượt qua “bức tường”

phong tục, tập quán lạc hậu

Trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, Triều

Ân đã xây dựng thành công hình tượng những

con người có tri thức dám đấu tranh chống lại

những hủ tục “thâm căn cố đế” mang lại sinh

khí mới cho cuộc sống của đồng bào miền

núi. Họ là những trí thức đại diện tiêu biểu

cho người dân tộc thiểu số miền núi. Đó là cô

giáo Lan, Phó chủ tịch xã Tòng.

Ngọc Lan là cô giáo dân tộc Tày, đầy nhiệt

tình, tận tụy với nghề nghiệp, với học trò. Cô

tiêu biểu cho những người có tư tưởng tiến

bộ, chấp nhận đánh đổi tình yêu, khát vọng

hạnh phúc gia đình để mang đến ánh sáng

khoa học, tri thức văn hóa rạng rỡ cho người

dân miền núi. Nhìn ngoại hình ta có thể hình

dung được phần nào cuộc đời đầy gian truân

vất vả của cô: “ Khuôn mặt trái xoan đã có ít

nhiều đổi thay. Đôi gò má nhô cao hơn. Đôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!