Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thức ba đoạn phức trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1822

Hình thức ba đoạn phức trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử văn minh nhân loại, âm nhạc luôn là loại hình nghệ thuật quan

trọng, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mọi tầng lớp, giai cấp và tôn giáo

khác nhau. Với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của xã hội, bên cạnh

sự phát triển hưng thịnh của nhạc hát, lĩnh vực nhạc đàn đã từng bước khẳng định vị

trí và ngày một quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của con người. Bởi vậy, các thể

loại và hình thức âm nhạc cho nhạc đàn đã liên tục được hình thành và phát triển

với nhiều trường phái ở các thời kỳ âm nhạc khác nhau.

Đối với nền âm nhạc phương Tây, những sáng tác cho nhạc đàn của các nhạc

sĩ thời kỳ Baroque là dấu ấn cho sự phát triển rực rỡ của thể loại này. Tuy nhiên,

phải chờ đến thời kỳ cổ điển Viên, khí nhạc phương Tây mới đạt tới đỉnh cao về

mọi phương diện, gồm sự phong phú và hoàn thiện của nhiều thể loại và hình thức

âm nhạc. Trải qua những biến động về chính trị, xã hội, các phong cách, trường

phái âm nhạc cũng tiếp tục được hình thành trong thời kỳ sau này, dẫn đến sự thay

đổi nhất định về thể loại và hình thức âm nhạc ở lĩnh vực nhạc đàn trên cơ sở kế

thừa truyền thống của họ.

1. Tính cấp thiết của đề tài

So với sự “già dặn” và “trưởng thành” của nền âm nhạc thính phòng - giao

hưởng phương Tây, âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam tuy còn rất non

trẻ, chỉ mới hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX nhưng đã đạt

được những thành tựu nhất định.

Dấu ấn quan trọng cho sự hình thành và phát triển một cách chuyên nghiệp

đối với nền âm nhạc nói chung và khí nhạc Việt Nam nói riêng là sự ra đời của

trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) năm

1956. Trong công cuộc đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải

phóng đất nước, sự nghiệp văn hoá được xây dựng và phát triển trên phương châm

“nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc”, khí nhạc mới Việt Nam bắt đầu bước

vào thời kỳ khẳng định. Trước định hướng của Đảng và Nhà nước, một đội ngũ các

nghệ sĩ, nhạc sĩ trở về sau khóa tu nghiệp ở các nước xã hội chủ nghĩa có nền âm

2

nhạc tiên tiến trên thế giới đã tạo nên một lực lượng nghệ sĩ biểu diễn và nhạc sĩ

sáng tác vững mạnh về chuyên môn, đóng góp cho sự phát triển của nền nhạc mới

nước nhà. Cho tới nay, hàng loạt tác phẩm âm nhạc nói chung và thính phòng –

giao hưởng nói riêng đã ra đời. Rất nhiều tác phẩm trong số đó đã được thu âm

cũng như công diễn ở trong và ngoài nước.

Quả thực, khí nhạc Việt Nam đã tạo được những dấu ấn nhất định cả về số

lượng tác phẩm cũng như chất lượng nghệ thuật. Các nhạc sĩ Việt Nam đã tiếp thu

tinh hoa của những nền âm nhạc tiên tiến trên thế giới và vận dụng sáng tạo vào tác

phẩm của mình để thể hiện được vẻ đẹp trong tâm hồn dân tộc. Việc vận dụng các

hình thức, cấu trúc âm nhạc của phương Tây trong lĩnh vực khí nhạc để thể hiện ý

đồ sáng tác sao cho phù hợp với nội dung tác phẩm là điều mà các nhạc sĩ Việt

Nam luôn hướng tới.

Hình thức ba đoạn phức với tính logic cao, phù hợp với sự đa dạng của nội

dung chủ đề nên đã được vận dụng trong rất nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác

nhau từ thính phòng đến giao hưởng, từ các chương nhạc của tác phẩm lớn nhiều

chương đến các tác phẩm độc lập một chương. Tuy nhiên, sự vận dụng hình thức

này trong từng tác phẩm của mỗi tác giả rất đa dạng với các thủ pháp sáng tác

phong phú. Có tác phẩm tuân thủ triệt để phong cách cấu trúc của âm nhạc cổ điển

phương Tây, có tác phẩm kết hợp các ngôn ngữ trong âm nhạc truyền thống trên cơ

sở kế thừa đặc điểm, nguyên tắc của hình thức ba đoạn phức mẫu mực, cũng có

những tác phẩm lại tìm tòi, sáng tạo trong cấu trúc, đôi khi chỉ còn giữ lại nguyên

tắc logich cơ bản của hình thức để thể hiện “bản sắc” riêng cho tác phẩm của mình.

Trên công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, hướng tới

sự hội nhập ngày càng sâu rộng về cả kinh tế lẫn văn hóa với các nước trên thế giới,

thiết nghĩ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu tinh hoa của nhân loại

là điều hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc tổng kết và phân loại có tính logich và

khoa học về các tác phẩm khí nhạc Việt Nam thuộc hình thức ba đoạn phức - một

trong những hình thức phổ biến nhất trong các sáng tác khí nhạc Việt Nam – là

công việc cấp bách. Bên cạnh đó, kết quả của công trình này cũng có thể được sử

3

dụng như một phần kiến thức về âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam trong giáo trình

giảng dạy của môn học Phân tích tác phẩm ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt

Nam. Bởi vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ với

tiêu đề là:

Hình thức ba đoạn phức trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kể từ khi hình thành nền âm nhạc thính phòng - giao hưởng Việt Nam đến

nay, các nhạc sĩ Việt Nam đã không ngừng tiếp thu những tinh hoa từ nền âm nhạc

phương Tây trên cơ sở kết hợp với ngôn ngữ âm nhạc truyền thống Việt Nam để tạo

nên bản sắc riêng cho tác phẩm. Trong đó, hình thức ba đoạn phức của nền âm nhạc

phương Tây đã được vận dụng khá thành công vào các sáng tác khí nhạc Việt Nam.

Bởi vậy, trước khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu về hình thức ba đoạn phức trong

các tác phẩm khí nhạc Việt Nam, việc điểm qua các công trình nghiên cứu lý thuyết

về hình thức này là điều cần thiết.

Đã từ lâu, hình thức ba đoạn phức đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả

phương Tây và Việt Nam tổng kết và phân loại một cách khoa học trên cơ sở phân

tích và lập luận logich để đưa ra những định nghĩa, khái niệm súc tích cũng như làm

rõ chức năng và đặc điểm từng phần của hình thức.

Trong cuốn Hình thức âm nhạc được nhà xuất bản Forgotten Books của Mỹ

tái bản năm 20121

, tác giả Stewart Macpherson 2

đã nghiên cứu hình thức ba đoạn

phức dưới góc nhìn của những tác phẩm thuộc thể loại minuet với khái niệm “Hai

phần minuet (ngoài cùng)…có sự độc lập về cấu trúc…Phần trio (phần giữa) có

mục đích tương phản về phong cách, nỗ lực đạt tới sự tái hiện lại minuet đầu tiên”.

Macpherson cũng nhấn mạnh trong cuốn sách của mình về hai nguyên tắc tương

phản và tái hiện cũng như đặc điểm và cấu trúc từng phần của hình thức [63: 91-

93].

1

Cuốn “Form in music” xuất bản lần đầu năm 1915 bởi công ty Joseph Williams, London, UK.

2

Stewart Macpherson – Giáo sư môn Hòa thanh và Sáng tác tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh, cũng là

tác giả cuốn sách “Hòa thanh thực hành”.

4

Với cách phân tích sâu sắc, phương pháp lập luận logich và phạm vi nghiên

cứu sâu rộng, tác giả Wallace Berry3

đã dành trọn 36 trang trong cuốn sách Hình

thức âm nhạc của mình cho hình thức ba đoạn phức. Trong phần này, Berry đã đem

đến cho độc giả lược sử về hình thức ba đoạn phức cũng như khái niệm và đặc

điểm, nguyên tắc cơ bản về hình thức này. W.Berry cũng nêu lên đặc điểm cấu trúc

từng phần của hình thức thông qua việc phân tích các tác phẩm âm nhạc cổ điển,

lãng mạn và cận đại phương Tây, đồng thời đề cập đến một số thủ pháp sáng tác

thường gặp trong hình thức ba đoạn phức và một số trường hợp ngoại lệ của hình

thức này4

[49: 68- 104].

Được ra đời muộn hơn so với hai cuốn trên (vào năm 1998), cuốn Hình thức

cổ điển – một lý thuyết về chức năng hình thức cho tác phẩm khí nhạc của Haydn,

Mozart và Beethoven5

của tác giả William Earl Caplin lại tập trung vào phân tích,

diễn giải, tổng hợp và hệ thống các dạng khác nhau của hình thức ba đoạn phức

trong kho tàng tác phẩm khí nhạc của ba nhạc sĩ đại diện cho trường phái âm nhạc

cổ điển Viên: Haydn, Mozart và Beethoven [52:211-215].

Ở Việt Nam, bộ sách Phân tích tác phẩm (tập 1 và 2) cho bậc đại học của

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung đã ra đời từ năm 2005 để phục vụ cho môn học Phân

tích tác phẩm trong chương trình đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp của Học viện Âm

nhạc Quốc gia Việt Nam và một số trường Âm nhạc chuyên nghiệp khác.

Tập 1 của cuốn sách đã “phác họa” súc tích và rõ nét về nguồn gốc của hình

thức ba đoạn phức phương Tây cũng như định nghĩa rất rõ ràng về hình thức này.

Trong mục “Cấu trúc từng phần”, tác giả đã nêu chức năng và đặc điểm cấu

trúc trong từng phần của hình thức để từ đó, phân chia hình thức ba đoạn phức

thành hai dạng cơ bản là phần B trio và B episode.

Hai nguyên tắc cơ bản của hình thức là sự tương phản giữa hai phần ngoài

cùng với phần giữa và nguyên tắc tái hiện trong phần thứ ba của hình thức đã được

tác giả chú trọng trong cuốn sách của mình [33:140-145].

3

Wallace Berry-Giáo sư âm nhạc – Đại học tổng hợp British Columbia, USA.

4 Trang 96 – “Hình thức Âm nhạc” của W.Berry có tiêu đề là “Hình thức ba đoạn phức mở rộng”

5 Tên nguyên bản: “Classical Form- A theory of formal functions for the instrumental music of

Haydn, Mozart, and Beethoven” (1998) của William E.Caplin, Oxford University Press, USA.

5

Ngoài các kiến thức cơ bản về hình thức ba đoạn phức, PGS.TS Nguyễn Thị

Nhung còn cung cấp thêm khái niệm về một vài dạng ba đoạn phức ít gặp khác

cũng như kiến thức về “Những thay đổi trong cấu trúc hình thức ba đoạn phức”

trong các giai đoạn âm nhạc lãng mạn và hiện đại để từ đó, độc giả có cái nhìn rộng

hơn, toàn diện hơn về hình thức ba đoạn phức phương Tây [33:145-147].

Được xuất bản vào năm 2012, bộ giáo trình Phân tích âm nhạc (tập 1 và 2)

cho bậc đại học của TS.NGƯT Đào Trọng Minh đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy môn

Phân tích tác phẩm âm nhạc của Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh cũng như một

số cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác.

Ở tập 1 của bộ sách này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề về hình thức ba

đoạn phức, từ khái niệm, lược sử hình thức, cấu trúc từng phần, các dạng cấu trúc

khác nhau và sự phức tạp hóa các phần trong hình thức ba đoạn phức. Để làm rõ

luận điểm, tác giả cuốn sách đã đưa ra các ví dụ minh họa, phân tích sơ lược và sơ

đồ cấu trúc của từng dạng hình thức ba đoạn phức. Đồng thời, nguyên tắc cơ bản

của hình thức như tương phản và tái hiện đã được đề cập tới trong phần phân tích

tác phẩm minh họa và đặc điểm cấu trúc từng phần [21: 229-357].

Điểm qua một số cuốn sách tiêu biểu của các tác giả phương Tây và Việt

Nam mà trong đó có viết về hình thức ba đoạn phức của âm nhạc châu Âu, chúng

tôi nhận thấy các tác giả đều thống nhất về thời điểm ra đời với hình mẫu sớm từ âm

nhạc Baroque và thời kỳ phát triển rực rỡ của hình thức được đánh dấu từ giai đoạn

âm nhạc cổ điển. Khái niệm về hình thức ba phần này cũng như đặc điểm cấu trúc

từng phần và nguyên tắc cơ bản là tương phản và tái hiện cũng là điểm tương đồng

trong các cuốn sách này. Đây chính là lý thuyết về hình thức ba đoạn phức trong âm

nhạc châu Âu đã được các tác giả trong và ngoài nước hệ thống lại và sử dụng làm

tài liệu giảng dạy tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Vì thế, những khái

niệm, định nghĩa, quan điểm về hình thức ba đoạn phức trong những cuốn sách này

sẽ được chúng tôi sử dụng làm cơ sở để phân tích các tác phẩm âm nhạc Việt Nam,

từ đó dùng phương pháp so sánh, đối chiếu để đưa ra được những yếu tố tiếp thu và

tiếp thu có sáng tạo của các nhạc sĩ Việt Nam trong khi vận dụng hình thức này.

6

2.1. Hệ thống tài liệu nghiên cứu và những vấn đề đã đƣợc đề cập liên

quan đến các chƣơng nhạc, các tác phẩm khí nhạc Việt Nam đƣợc viết ở hình

thức ba đoạn phức.

Thành tựu của khí nhạc Việt Nam được thể hiện rất rõ qua sáng tác và biểu

diễn nhưng công tác nghiên cứu các tác phẩm khí nhạc Việt Nam thuộc hình thức

ba đoạn phức lại chưa được chú trọng. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, cũng

đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu có đề cập đến hình thức ba đoạn phức

trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam với các góc độ tiếp cận khác nhau và được

phân loại như sau:

Sách, giáo trình:

Các cuốn sách ở góc độ nghiên cứu lịch sử phát triển âm nhạc được độc

giả đón nhận nồng nhiệt và trở thành cẩm nang không thể thiếu về lịch sử nhạc mới

Việt Nam trong tủ sách của những nhà hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp như:

Nguyễn Thị Nhung (2001), Âm nhạc thính phòng – giao hưởng Việt Nam –

Sự hình thành và phát triển – tác giả - tác phẩm, Viện Âm nhạc, Hà Nội.

Cuốn sách gồm ba chương, đã đánh giá khá đầy đủ và toàn diện về nền âm

nhạc thính phòng – giao hưởng Việt Nam trong thế kỷ XX với chương II là trọng

tâm của công trình, được bố cục theo tiêu chí phân định các thể loại âm nhạc thông

qua hai mục lớn là “Âm nhạc thính phòng” và “Âm nhạc giao hưởng”. Ở đây, tác

giả đã nêu lên các phương pháp diễn tả và giới thiệu khái quát hình thức âm nhạc

của các tác phẩm thông qua nhiều thể loại âm nhạc và nhiều hình thức khác. Trong

đó, tác giả có nhắc đến những tác phẩm, chương nhạc được viết ở hình thức ba đoạn

phức.

Nhóm tác giả (PGS.TS. Tú Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, TS. Vũ Tự

Lân, Nguyễn Ngọc Oánh và Thái Phiên) (2000), Âm nhạc mới tiến trình và thành

tựu, Viện Âm nhạc, Hà Nội.

Đây là công trình mang tính hệ thống, đánh giá cả quá trình hình thành và

phát triển nền nhạc mới Việt Nam từ khoảng đầu đến cuối thế kỷ XX. Dòng chảy

của lịch sử và những thăng trầm của đất nước gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển

7

của nền âm nhạc nước nhà là ý tưởng xuyên suốt của cuốn sách. Phần giới thiệu tác

phẩm của mục “Âm nhạc thính phòng và giao hưởng” thuộc chương XIX, nhóm tác

giả của cuốn sách đã phân tích các đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ và giới thiệu

khái quát về hình thức âm nhạc để nêu lên giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trong

đó, nhiều tác phẩm khí nhạc thuộc hình thức ba đoạn phức đã được đề cập đến.

Nguyễn Thế Tuân (2012), Nhạc giao hưởng Việt Nam – một tiến trình lịch

sử, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.

Cũng ở góc độ lịch sử âm nhạc nhưng cuốn sách lại nghiên cứu tập trung,

toàn diện và tổng quát về tiến trình hình thành và phát triển của thể loại giao hưởng

Việt Nam trong mối liên quan đến văn hóa âm nhạc, mỹ học âm nhạc, xã hội học

âm nhạc với đối tượng nghiên cứu ở đủ các thể loại. Trong số bốn chương của cuốn

sách, chỉ có chương II với tiêu đề là Đặc điểm về nội dung, đề tài, thể loại và hình

thức có bàn đến hình thức âm nhạc trong các tác phẩm giao hưởng Việt Nam. Mục

Đặc điểm âm nhạc của chương này là sự khái quát, nhận xét chung về hình thức tác

phẩm cho dàn nhạc giao hưởng. Trong đó, một số tác phẩm giao hưởng có chương

thuộc hình thức ba đoạn phức cũng được tác giả đề cập đến.

Góc độ phân tích tác phẩm được viết dưới dạng sách chuyên khảo và giáo

trình giảng dạy gồm:

Nguyễn Thị Nhung (2005), Phân tích tác phẩm Âm nhạc (tập 1), NVHN, Hà

Nội và Phân tích tác phẩm âm nhạc (tập 2), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội

(2006). Để làm sáng tỏ cho lý thuyết về hình thức ba đoạn phức, ngoài các dẫn

chứng về các tác phẩm âm nhạc phương Tây, tác giả Nguyễn Thị Nhung còn đưa ra

một số ví dụ là các tác phẩm khí nhạc Việt Nam thuộc hình thức ba đoạn phức ở các

dạng khác nhau, từ dạng mẫu mực cổ điển cho đến sự phức tạp hóa cấu trúc như âm

nhạc lãng mạn và cận đại phương Tây.

Hoặc ở góc độ về đặc điểm sáng tác của nhạc sĩ dưới dạng tác giả - tác

phẩm bao gồm các công trình như:

Nhóm tác giả (2006), Âm nhạc Việt Nam - Tác giả - Tác phẩm (Bộ sách 5

tập), Viện Âm nhạc, Hà Nội. (GS.NSND.Trọng Bằng làm chủ biên cùng nhóm tác

8

giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, PGS.TS.Phạm Tú Hương, TS. Lê Văn Toàn,

TS.Vũ Tự Lân và NCV. Nguyễn Thị Minh Châu thực hiện).

Cả năm tập của bộ sách là công trình nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực tác giả -

tác phẩm, gắn liền với lịch sử phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.

Mỗi tập sách là những “chân dung” về cuộc đời – sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ

cao tuổi, có công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Tương tự

như những cuốn sách thuộc các góc độ nghiên cứu lịch sử phát triển âm nhạc và

phân tích tác phẩm kể trên, hình thức ba đoạn phức trong các tác phẩm khí nhạc

Việt Nam chỉ được đề cập đến một cách khái quát ở phần giới thiệu tác phẩm tiêu

biểu của bộ sách. Trong đó, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ có viết

khí nhạc chủ yếu được thể hiện ở bốn tập đầu của bộ sách (từ tập I đến IV). Những

tác phẩm khí nhạc điển hình của mỗi nhạc sĩ đã được các tác giả cuốn sách giới

thiệu và phân tích trong phần Sáng tác khí nhạc. Một số tác phẩm, chương nhạc

được viết ở hình thức ba đoạn phức đã được đề cập đến trong phần này.

Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Giao hưởng một đời người, Nxb Âm nhạc,

Hà Nội.

Giao hưởng một đời người cũng là một cuốn sách ở góc độ chân dung tác giả

- tác phẩm nhưng cuốn sách được viết với lối “kể chuyện” một cách chân thực “như

một cuốn tiểu thuyết” về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác giao hưởng của nhạc sĩ

Nguyễn Văn Nam. Bằng giọng văn biểu cảm để kể về chuyện đời – chuyện nhạc

của người nhạc sĩ tài ba, tác giả Nguyễn Thị Minh Châu đã giới thiệu đến độc giả về

hoàn cảnh ra đời cũng như phân tích ngôn ngữ, đặc điểm âm nhạc và đôi khi là hình

thức, cấu trúc để nêu lên giá trị nghệ thuật trong tám bản giao hưởng của ông. Trong

đó, hình thức ba đoạn phức chỉ được nhắc đến ở một số bản giao hưởng như giao

hưởng số 3 và giao hưởng số 6.

Luận văn, luận án:

Bên cạnh các công trình dưới dạng sách chuyên khảo và giáo trình, cũng có

một số luận văn nghiên cứu về âm nhạc học, trong đó có đề cập đến hình thức ba

đoạn phức của các tác giả Việt Nam nhưng ở các góc độ nghiên cứu khác nhau như:

9

Góc độ nghiên cứu chân dung tác giả - tác phẩm:

Nguyễn Thiều Hương (2010), Các tác phẩm giao hưởng của nhạc sĩ Nguyễn

Văn Nam, luận văn thạc sĩ nghệ thuật học, HVÂNQGVN, Hà Nội.

Tuy cũng thuộc đề tài chân dung tác giả - tác phẩm nhưng luận văn thạc sĩ

của Nguyễn Thiều Hương đã bàn về hình thức sâu hơn các công trình cùng loại nêu

trên. Luận văn gồm hai chương với chương I tập trung vào vấn đề Hình thức. Ở

chương này, tác giả đã thống kê, tổng hợp các dạng hình thức khác nhau được sử

dụng trong các chương giao hưởng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam thông qua việc

trình bày sơ đồ cấu trúc của từng chương nhạc, trong đó có hình thức ba đoạn phức.

Trịnh Hoài Thu (2001), Nguyễn Văn Thương và những tác phẩm khí nhạc

tiêu biểu, luận văn thạc sĩ nghệ thuật học, NVHN, Hà Nội.

Tương tự như đề tài trên, trong luận văn của Trịnh Hoài Thu cũng có mục

viết về hình thức. Tuy nhiên, trong số tác phẩm của luận văn, chỉ có duy nhất một

tác phẩm thính phòng thuộc hình thức ba đoạn phức và đã được tác giả phân tích,

đó là bản romance số 4 cho cello và piano.

Góc độ nghiên cứu đặc điểm âm nhạc gồm:

Phạm Nghiêm Việt Anh (2007), Hòa thanh, phức điệu trong tác phẩm khí

nhạc của nhạc sĩ Ca Lê Thuần, luận văn thạc sĩ nghệ thuật học, NVHN, Hà Nội.

Trong luận văn này, bên cạnh nội dung chính là nghiên cứu về các thủ pháp

hòa thanh, điệu thức và phức điệu, trong mục “Điểm qua một số tác phẩm khí nhạc

của nhạc sĩ Ca Lê Thuần” (mục 1.2), tác giả luận văn cũng đã dành một vài trang đề

cập đến hình thức của các tác phẩm thính phòng để độc giả có cái nhìn khái quát về

tác phẩm như tiểu phẩm cho piano Quê hương tôi trong máu lửa được viết ở hình

thức ba đoạn phức.

Nguyễn Thu Trang (2012), Đặc điểm âm nhạc trong bốn tác phẩm giao

hưởng giai đoạn 1995-2010 của Đỗ Hồng Quân, luận văn thạc sĩ nghệ thuật học,

HVÂNQGVN, Hà Nội.

Thông qua các đặc điểm sáng tác như phương pháp xây dựng chủ đề hay các

vấn đề về hòa thanh, phức điệu và phối khí trong bốn bản giao hưởng, tác giả luận

10

văn đã “làm sáng tỏ” phong cách sáng tác giao hưởng của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

Ngoài các nội dung chính, trong mục Giới thiệu khái quát về bốn tác phẩm ngay

mục 1.1, Nguyễn Thu Trang đã giới thiệu khái quát về nội dung chủ đề và hình

thức, cấu trúc của từng tác phẩm, trong đó có bản giao hưởng Tiếng vọng –

nocturne cho dàn nhạc giao hưởng với sơ đồ cấu trúc gồm các phần A B C A’.

Góc độ nghiên cứu thể loại và hình thức âm nhạc:

Đoàn Hồng Quang (1999), Những tiểu phẩm khí nhạc Việt Nam có tiêu đề

cho đàn piano, violon và cello từ năm 1954 đến năm 1975, luận văn thạc sĩ nghệ

thuật âm nhạc, NVHN, Hà Nội.

Luận văn của Đoàn Hồng Quang đi sâu vào nghiên cứu về thể loại và hình

thức của một số tác phẩm thính phòng Việt Nam với bố cục gồm hai chương,

chương II của luận văn bàn về các dạng hình thức được sử dụng trong các tác phẩm

thuộc phạm vi đề tài. Trong đó, mục 2.4 viết về hình thức ba đoạn phức.

Trương Quỳnh Thư (2004), Vận dụng cách viết giao hưởng nhiều chương

của phương Tây trong giao hưởng nhiều chương Việt Nam, luận văn thạc sĩ nghệ

thuật âm nhạc, NVHN, Hà Nội.

Luận văn của Trương Quỳnh Thư đi vào phân tích các tác phẩm giao hưởng

nhiều chương của các nhạc sĩ Việt Nam để nêu lên những điểm sáng tạo trong việc

vận dụng thể loại giao hưởng này. Trong đó, vấn đề về vận dụng nguyên tắc cấu

trúc của liên khúc giao hưởng và tổ khúc giao hưởng của nền âm nhạc phương Tây

vào các tác phẩm Việt Nam đã được nghiên cứu trong chương I của luận văn. Một

số chương trong các tác phẩm giao hưởng thuộc phạm vi luận văn này thuộc hình

thức ba đoạn phức cũng đã được phân tích và đưa ra sơ đồ cấu trúc.

Nguyễn Thanh Trà (1999), Phân tích một số tác phẩm piano Việt Nam viết ở

hình thức và thể loại lớn, luận văn thạc sĩ nghệ thuật âm nhạc, HVHN, Hà Nội.

Ở luận văn này, tác giả đã phân tích một số tác phẩm piano tiêu biểu của các

nhạc sĩ Việt Nam ở thể loại lớn, từ đặc điểm âm nhạc đến hình thức tác phẩm, trong

đó có một số tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn phức.

Góc độ nghiên cứu chuyên sâu về hình thức ba đoạn phức:

11

Lã Minh Tâm (2007), Hình thức ba đoạn phức trong một số tác phẩm thính

phòng một chương của các nhạc sĩ Việt Nam, luận văn thạc sĩ nghệ thuật âm nhạc,

NVHN, Hà Nội.

Vào năm 2007, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ nghệ thuật học với đề tài

Hình thức ba đoạn phức trong một số tác phẩm thính phòng một chương của các

nhạc sĩ Việt Nam. Tuy là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hình thức ba đoạn phức

nhưng đối tượng của luận văn chỉ bao gồm các tác phẩm thính phòng một chương

tiêu biểu nhất thuộc hình thức ba đoạn phức.

Trong luận văn này, tôi đã phân tích những nét đặc trưng như các vòng kết,

hòa thanh, thang âm – điệu thức, chất liệu chủ đề v.v… trong lần lượt từng tác

phẩm theo bố cục các tác phẩm viết ở hình thức ba đoạn phức và các tác phẩm có

kết hợp với các hình thức khác để làm nổi bật đặc điểm về cấu trúc và nguyên tắc

của hình thức ba đoạn phức trong các tác phẩm thính phòng một chương của các

nhạc sĩ Việt Nam

2.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của luận án

Mục Hệ thống tài liệu nghiên cứu ở trên đã cho thấy không ít đề tài nghiên

cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những tác phẩm khí nhạc Việt Nam

thuộc hình thức ba đoạn phức. Trong các nghiên cứu đó, một số vấn đề đã được các

tác giả đề cập đến như khái niệm về hình thức ba đoạn phức trong âm nhạc cổ điển

phương Tây, về hình thức ba đoạn phức trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam và

về đặc điểm, ngôn ngữ âm nhạc trong những tác phẩm này.

Về Khái niệm:

Có thể nói, tất cả các công trình nghiên cứu có liên quan đến hình thức nói

chung và hình thức ba đoạn phức nói riêng khi phân tích tác phẩm, các tác giả đều

dựa vào các khái niệm, định nghĩa được trình bày trong các cuốn sách Hình thức âm

nhạc hoặc Phân tích tác phẩm của tác giả như Nguyễn Thị Nhung, Đào Trọng Minh

hay các tác giả nước ngoài khác. Tuy mỗi cuốn sách có những cách diễn giải khác

nhau nhưng tựu chung đều thống nhất về nguồn gốc và sự biến đổi của hình thức

qua các thời kỳ. Qua đó, các tác giả đã đúc kết những nguyên tắc cơ bản, đặc điểm

12

cấu trúc từng phần để đưa ra khái niệm mang tính khuôn mẫu của hình thức ba đoạn

phức. Đây là cơ sở để chúng tôi hệ thống về lược sử cũng như đặc điểm cơ bản của

hình thức ba đoạn phức ở chương 1 của luận án.

Về hình thức ba đoạn phức trong một số tác phẩm khí nhạc Việt Nam và

hướng nghiên cứu của luận án:

Tuy có nhiều công trình đã nghiên cứu về hình thức ba đoạn phức trong các

tác phẩm khí nhạc Việt Nam nhưng chủ yếu chỉ đề cập một cách gián tiếp ở nhiều

góc độ đề tài khác nhau. Việc tổng kết hình thức của tác phẩm trong các công trình

đó thường chỉ được thể hiện bằng sơ đồ cấu trúc hoặc giới thiệu khái quát về hình

thức và thống kê các tác phẩm mà thôi. Số ít công trình đi sâu vào nghiên cứu về

hình thức ba đoạn phức nhưng chỉ dừng lại trong phạm vi của một thể loại nhất

định.

Như vậy, cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên

cứu một cách bao quát và chuyên sâu về các tác phẩm khí nhạc Việt Nam tiêu biểu

được viết trên cơ sở vận dụng hình thức ba đoạn phức từ những năm 60 của thế kỷ

XX cho đến nay. Và, cũng chưa có công trình nào hệ thống cũng như đưa ra được

những nhận xét về việc vận dụng và vận dụng một cách sáng tạo hình thức ba đoạn

phức trong âm nhạc phương Tây vào việc thể hiện nội dung tư tưởng của các tác giả

Việt Nam. Vì vậy, đây là vấn đề còn bỏ ngỏ mà luận án của chúng tôi hướng đến.

Những vấn đề về đặc điểm cấu trúc, nguyên tắc cơ bản của hình sẽ được

chúng tôi nêu lên trong chương 1 của luận án để làm cơ sở cho việc so sánh, đối

chiếu với thực tế sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam. Từ đó đưa ra những nhận định

về việc vận dụng và vận dụng có thay đổi hình thức ba đoạn phức phương Tây ở các

tác phẩm khí nhạc Việt Nam trong chương 2 và chương 3 của luận án.

3. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Trong luận án này, mục tiêu của chúng tôi là chứng minh, làm rõ những

phương thức vận dụng hình thức ba đoạn phức phương Tây vào tác phẩm Việt

Nam.

13

Phát hiện ra những tìm tòi, thay đổi về cấu trúc khi vận dụng hình thức ba

đoạn phức phương Tây vào các tác phẩm khí nhạc Việt Nam.

3.2. Mục đích nghiên cứu:

Luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản nên mục đích nghiên cứu của luận

án nhằm cung cấp lý thuyết, kiến thức về hình thức ba đoạn phức với những khuôn

mẫu cổ điển, lãng mạn, hiện đại và những yếu tố biến đổi trong các tác phẩm khí

nhạc Việt Nam cũng như làm phong phú thêm tư liệu giảng dạy cho môn Hình thức

âm nhạc và Phân tích tác phẩm tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cũng như

các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố cấu thành hình thức ba

đoạn phức trong tác phẩm khí nhạc Việt Nam. Trong đó, tập trung vào cấu trúc từng

phần với các nhân tố âm nhạc và phương thức cấu thành chủ đề âm nhạc, cấu trúc câu

nhạc, đoạn nhạc; các yếu tố liên quan đến điệu thức, chất liệu chủ đề và nguyên tắc về

điệu tính của hình thức ba đoạn phức.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Tuy mới hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước, nền khí

nhạc Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể ở nhiều thể loại và hình thức

khác nhau. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu những

tác phẩm khí nhạc thuộc hình thức ba đoạn phức viết cho nhạc cụ phương Tây, bao

gồm các tiểu phẩm độc lập, các chương nhạc trong những tác phẩm nhiều chương cho

dàn nhạc giao hưởng diễn tấu, đã được công chúng đón nhận, được dàn dựng biểu

diễn, được nhận giải thưởng ở trong và ngoài nước cũng như đã trải nghiệm trong đời

sống âm nhạc, được sử dụng làm giáo trình giảng dạy trong nhà trường, đại diện cho

nền khí nhạc Việt Nam từ những năm 1960 đến nay. Cụ thể là 52 tác phẩm và chương

nhạc đã được chọn lọc để đưa vào phần phân tích (xem PL1, trang 157).

5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cở sở lý luận

14

Để diễn giải và chứng minh luận điểm mà luận án đưa ra một cách khoa học

và logich, chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống lý thuyết với những khái niệm liên quan

đến hình thức, cấu trúc, hòa thanh, thang âm, điệu thức, phức điệu, phối khí và lịch

sử âm nhạc v.v... của nền âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây cũng như âm nhạc cổ

truyền Việt Nam đã được công nhận trên thế giới và Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo và sử dụng một số quan điểm, nhận

định về hòa thanh, điệu thức v.v...ở tác phẩm khí nhạc Việt Nam của một số công

trình nghiên cứu như sách đã xuất bản, luận văn, luận án đã được công bố tại Việt

Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản nên để đưa ra những quan

điểm, nhận định có cơ sở khoa học, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm các kỹ năng phân tích tác phẩm, diễn

giải và dẫn chứng để chứng minh luận điểm, đối chiếu so sánh, tổng hợp để đưa ra

kết luận

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phỏng vấn tác giả, lấy ý kiến chuyên gia

trong lĩnh vực phân tích tác phẩm cũng như các lĩnh vực liên quan.

Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp thu các thành quả nghiên cứu từ các công trình

nghiên cứu có liên quan đến luận án trước đó...

6. Đóng góp của đề tài

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên tại Việt Nam về hình

thức ba đọan phức trong các tác phẩm khí nhạc tiêu biểu của các nhạc sĩ Việt Nam

từ nửa sau thế kỷ XX đến nay.

Về lý luận, luận án đã tổng kết và đưa ra được những đặc điểm tiêu biểu nhất

trong việc vận dụng và vận dụng có thay đổi hình thức ba đoạn phức của nền âm

nhạc phương Tây trong tác phẩm khí nhạc Việt Nam phù hợp với tư tưởng và tình

cảm của người dân Việt Nam.

Nêu lên những phương thức vận dụng âm nhạc dân tộc cổ truyền để thể hiện

nội dung tác phẩm Việt Nam ở hình thức ba đoạn phức.

15

Về thực tiễn, luận án đóng góp vào tư liệu giảng dạy môn phân tích tác phẩm

tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp như ở HVÂQGVN và nhiều cơ sở đào tạo khác.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng làm tài liệu tham khảo cho những nhà

nghiên cứu âm nhạc mới Việt Nam cũng như cho các nhạc sĩ sáng tác, giúp gợi mở

cho các nhạc sĩ tiếp tục tìm tòi ra các thủ pháp sáng tác phù hợp với nội dung tác

phẩm và phong cách sáng tác của riêng mình.

7. Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận

án được chia làm 3 chương:

Chương 1: Sơ lược về hình thức ba đoạn phức trong âm nhạc phương Tây

Chương 2: Vận dụng đặc điểm cấu trúc của hình thức ba đoạn phức phương

Tây vào các tác phẩm khí nhạc Việt Nam

Chương 3: Vận dụng có thay đổi về cấu trúc của hình thức ba đoạn phức

phương Tây vào các tác phẩm khí nhạc Việt Nam

CHƢƠNG 1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!