Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thành năng lực tự đọc - hiểu văn bản văn học cho học sinh trung học phổ thông qua hệ thống đề kiểm tra
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐOÀN THỊ KIM TUYẾN
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i – ĐHTN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho
phép và chƣa từng công bố trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Đoàn Thị Kim Tuyến
\
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii – ĐHTN
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - ngƣời
thầy giàu kinh nghiệm và lòng yêu nghề đã đƣa ra những gợi ý quý báu, những
chỉ dẫn đầy ý nghĩa để quá trình tiến hành làm luận văn của em diễn ra thuận
lợi và có hiệu quả!
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa ngữ văn, khoa sau đại học,
Trƣờng ĐHSP - ĐHTN đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trƣờng!
Cuối cùng, Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và
các đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và là điểm tựa tinh thần vững chắc
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Đoàn Thị Kim Tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii – ĐHTN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT ..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................8
6. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................9
7. Giả thuyết khoa học.........................................................................................9
8. Đóng góp của luận văn ....................................................................................9
9. Bố cục luận văn ...............................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................10
1.1 Cơ sở lí luận.................................................................................................10
1.1.1 Một số vấn đề về kiểm tra .....................................................................10
1.1.2 Quan niệm về năng lực .........................................................................14
1.1.3 Đặc điểm của thể loại văn bản văn học.................................................32
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................42
1.2.1. Thực trạng dạy học trong việc hình thành năng lực tự đọc - hiểu
văn bản văn học................................................................................42
1.2.2 Thực trạng đề kiểm tra ..........................................................................44
Chƣơng 2: ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA NHẰM HÌNH THÀNH
NĂNG LỰC TỰ ĐỌC - HIỂU ...........................................................................50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv – ĐHTN
2.1 Yêu cầu hệ thống đề kiểm tra theo hƣớng đánh giá năng lực tự đọc -
hiểu văn bản văn học .........................................................................................50
2.1.1 Bám sát tiêu chí: thế nào là hiểu một văn bản văn học? .......................50
2.1.2 Đi sâu vào văn bản văn học ..................................................................51
2.1.3 Cách khám phá, cách đọc - hiểu văn bản văn học ................................54
2.1.4 Yêu cầu đối với đề kiểm tra nhằm hình thành năng lực tự đọc - hiểu..57
2.2 Đề xuất hệ thống đề kiểm tra theo hƣớng hình thành năng lực tự đọc - hiểu....61
2.2.1 Đề kiểm tra định kỳ...............................................................................61
2.2.2 Đề kiểm tra tổng kết..............................................................................67
2.2.3 Một số hình thức kiểm tra khác ............................................................78
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................................................83
3.1 Những vấn đề chung về thực nghiệm..........................................................83
3.1.1 Yêu cầu thực nghiệm ............................................................................83
3.1.2 Mục đích thực nghiệm ..........................................................................83
3.1.3 Thời gian và địa bàn thực nghiệm.........................................................83
3.2 Nội dung thực nghiệm.................................................................................83
3.2.1 Nội dung thử nghiệm ............................................................................83
3.2.2 Thiết kế đề kiểm tra thực nghiệm .........................................................84
3.2.3 Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................84
3.3 Tổ chức thực nghiệm...................................................................................85
3.3.1 Đánh giá kết quả thực nghiệm ..............................................................85
3.3.2 Kết quả thực nghiệm .............................................................................87
KẾT LUẬN ........................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv – ĐHTN
BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ ngữ đầy đủ
GDTH Giáo dục trung học
GV Giáo viên
HS Học sinh
KHGD Khoa học giáo dục
KT - XH Kinh tế - xã hội
Nxb Nhà xuất bản
OCED
Organization for Economic Co-operation and Development đƣợc
dịch là Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PISA
Programme for International Student Assessment, đƣợc dịch là
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế
PPDH Phƣơng pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VBVH Văn bản văn học
VBND Văn bản nhật dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v – ĐHTN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thử nghiệm 1: Kiểm tra bài thơ “Tự tình III”. ...............................87
Bảng 3.2 Thực nghiệm 2: Phản hồi GV bộ môn về đề thi Đại học năm học
2013 - 2014........................................................................................87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 – ĐHTN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Kiểm tra là một khâu quan trọng trong việc dạy học ở nhà trƣờng phổ
thông. Một chƣơng trình giáo dục đƣợc phát triển theo chu trình khép kín gồm
các thành tố: mục tiêu GD - nội dung GD - phƣơng pháp GD - phƣơng tiện GD
- tổ chức DH - kiểm tra, đánh giá. Các thành tố trên có mối quan hệ khăng khít
với nhau, thúc đẩy nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học của môn
học, trong đó hoạt động kiểm tra, đánh giá có vai trò kiểm chứng kết quả của
mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học, từ đó có tác động tích cực tới quá
trình giáo dục. Có thể nói, vấn đề kiểm tra, đánh giá có ảnh hƣởng quan trọng
tới sự thành công của cả một chƣơng tình giáo dục. Việc xác định mục tiêu của
môn học có ý nghĩa định hƣớng quan trọng tới việc xác định mục tiêu và nội
dung trong kiểm tra, đánh giá.
1.2 Hiện trạng kiểm tra hiện nay nghiêng nhiều về kiểm tra tái hiện, học
sinh học nhiều văn bản văn học nhƣng hoàn toàn phụ thuộc vào cách giảng
ngƣời thầy và các bài văn mẫu. Chính vì thế học sinh học thụ động, năng lực
đọc - hiểu văn bản văn học còn nhiều hạn chế.
Chƣơng trình truyền thống thƣờng nghiêng về cách tiếp cận kiến thức,
mạch nội dung, ít chú ý tới việc hình thành và rèn luyện kỹ năng. Do vậy việc
đánh giá kết quả học tập chủ yếu nhằm vào câu hỏi: Học sinh biết những gì?
Và biết đến đâu? Hạn chế lớn nhất của xu hƣớng này là học sinh có thể hiểu
biết rất nhiều nhƣng không làm đƣợc bao nhiêu, thậm chí không biết làm, hết
sức lúng túng trong việc ứng dụng, thực hành các kiến thức đã học trong đời
sống.
Công cụ kiểm tra, đánh giá còn nghèo nàn, chủ yếu thông qua thi và
kiểm tra. Thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh thể hiện qua
những con số. Hơn nữa, kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại của học sinh có thể
không phản ánh đúng thực chất trình độ và quá trình học tập của ngƣời học,
chất lƣợng đào tạo của các trung tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 – ĐHTN
Mặc dù nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh
giá trong quá trình dạy học nhƣng mức độ nhận thức giữa các địa phƣơng,
trƣờng học chƣa đồng bộ. Một bộ phận giáo viên còn ngộ nhận trong kiểm tra,
đánh giá. Do vậy, trên thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu về hình
thức, chƣa hoàn thiện về nội dung. Nội dung và hình thức kiểm tra hiện nay
chƣa kích thích đƣợc việc dạy và học theo hƣớng đổi mới và tích cực, kĩ năng
kiểm tra, đánh giá ít theo thay đổi theo hƣớng đổi mới, hội nhập.
1.3 Yêu cầu mới đặt ra là phải hình thành cho học sinh năng lực tự phân
tích, tự đọc - hiểu văn bản văn học, đây là một trong những năng lực rất quan
trọng trong năng lực giao tiếp (đọc, nói, nghe, viết.)
Việc nghiên cứu đổi mới đề thi, kiểm tra chƣa có nhiều nhất là theo
hƣớng hình thành, phát triển năng lực tự đọc - hiểu cho học sinh. Các đề kiểm
tra chỉ nằm trong giới hạn văn bản văn học đã đƣợc học chứ không đƣợc phép
đi ra ngoài phạm vi văn bản sách giáo khoa. Học sinh chủ yếu nhắc lại những
kiến thức đã đƣợc học, những ghi chép của thầy cô mà chƣa có sự sáng tạo
trong việc đƣa ra những nhận xét, cảm nhận chủ quan của ngƣời học. Cách
kiểm tra nhƣ vậy tác động lại phƣơng pháp dạy học. Thi, kiểm tra nhƣ thế nào
thì ngƣời giáo viên dạy nhƣ thế.
Tự đọc - hiểu văn bản văn học nằm trong hệ thống mục tiêu trang bị cho
ngƣời học nền tảng kiến thức và phƣơng pháp để có thể học suốt đời. Do yêu cầu
học suốt đời mà ngƣời ta phải trang bị phƣơng pháp tự học, tự đọc. Tự đọc - hiểu
xuất phát từ nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của KT - XH, vì vậy con ngƣời phải
tự học, tự làm mới mình và vì thế phải tự chuẩn bị cách thức học chứ không chỉ
dừng lại ở đọc - hiểu có hƣớng dẫn của thầy, mà còn biết tự đọc - hiểu, biết cách
đọc - hiểu.
Chính vì yêu cầu trên cho nên định hƣớng đổi mới chƣơng trình sách giáo
khoa, kiểm tra, đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo đang hƣớng tới việc hình
thành và phát triển năng lực cho học sinh trong đó có năng lực tự đọc - hiểu văn
bản văn học. Để có đƣợc năng lực tự đọc - hiểu văn bản văn học, học sinh phải