Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thành năng lực hiểu biết thống kê cho học sinh tiểu học.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1821

Hình thành năng lực hiểu biết thống kê cho học sinh tiểu học.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HIỂU BIẾT THỐNG KÊ

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thùy Dung

Lớp : 11STH1

Chuyên ngành : Sư phạm Tiểu học

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Nam Hải

Đà Nẵng, 5/2016

MỤC LỤC

Chương MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

1.1. Vai trò của thống kê .............................................................................................1

1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ............................................................1

1.3. Xác định đề tài nghiên cứu của luận văn .............................................................3

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3

3.1.Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc bồi dưỡng năng lực hiểu biết thống kê

cho học sinh tiểu học...................................................................................................3

3.2. Đề xuất một số biện pháp sư phạm bồi dưỡng năng lực hiểu biết thống kê cho

học sinh tiểu học..........................................................................................................3

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

5.1. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................4

5.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: ......................................................................4

6.2. Phương pháp điều tra bằng anket.........................................................................4

6.3. Phương pháp điều tra bằng trò chuyện.................................................................5

6.4. Phương pháp quan sát ..........................................................................................5

6.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động:.............................................5

6.6. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................................5

7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................5

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................7

1.1. Sơ lược về khoa học thống kê ..............................................................................7

1.1.1. Lịch sử phát triển của khoa học thống kê .........................................................7

1.1.2 Hoạt động thống kê ............................................................................................7

1.2. Sơ lược về hiểu biết thống kê...............................................................................9

1.3. Nội dung chương trình môn toán ở tiểu học ......................................................14

1.3.1. Số học và đại số: .............................................................................................14

1.3.2. Đại lượng – Đo đại lượng ...............................................................................14

1.3.3. Yếu tố hình học :.............................................................................................15

1.3.4. Giải toán có lời văn :.......................................................................................15

1.3.5. Một số yếu tố thống kê....................................................................................16

1.4. Một số yếu tố thống kê mô tả ở tiểu học............................................................17

1.5. Chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh về một số yếu tố thống kê mô tả ở tiểu

học .............................................................................................................................19

1.6. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học.........................................................20

1.7. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2018........................................23

1.8. Kết luận chương 1 ..............................................................................................25

Chương 2 NĂNG LỰC HIỂU BIẾT THỐNG KÊ CỦA HỌC SINH TIỂU

HỌC..........................................................................................................................26

2.1. Hiểu biết thống kê của HS tiểu học....................................................................26

2.2. Năng lực .............................................................................................................26

2.3. Năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học ............................................29

2.3.1. Năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học là gì?................................29

2.3.2. Các thành tố của năng lực hiểu biết thống kê .................................................29

2.3.2.1. Năng lực 1: Nhận biết dãy số liệu thống kê.................................................29

2.3.2.2. Năng lực 2: Nhận biết ý nghĩa của các số liệu thống kê..............................30

2.3.2.3. Năng lực 3: Sắp xếp dãy số liệu thống kê....................................................30

2.3.2.4. Năng lực 4: Thu thập số liệu thống kê .........................................................30

2.3.2.5. Năng lực 5: Biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ.........................................30

2.3.2.6. Năng lực 6: Xử lý số liệu thống kê ..............................................................31

2.3.2.7. Năng lực 7: Vận dụng hiểu biết thống kê vào thực tiễn ..............................31

2.3.3. Khung đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh Tiểu học ..............31

2.4. Thực trạng dạy học hình thành năng lực hiểu biết thống kê cho học sinh tiểu

học .............................................................................................................................33

2.4.1. Mục đích của việc khảo sát .............................................................................33

2.4.2. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................33

2.4.3. Nội dung khảo sát............................................................................................33

2.4.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................33

2.4.5. Phân tích kết quả khảo sát...............................................................................34

2.4.5.1. Về sách giáo khoa Toán ở tiểu học ..............................................................34

2.4.5.2. Nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực hiểu biết thống kê.............35

2.4.5.3. Về phía học sinh...........................................................................................39

2.5. Kết luận chương 2 ..............................................................................................41

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHẦN HÌNH THÀNH

NĂNG LỰC HIỂU BIẾT THỐNG KÊ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.............42

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................42

3.2. Một số biện pháp góp phần hình thành năng lực hiểu biết thống kê cho học sinh

tiểu học ......................................................................................................................42

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tập luyện nâng cao năng lực thu thập và mô tả số liệu

thống kê cho học sinh tiểu học..................................................................................42

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp ...............................................................................42

3.2.1.2. Cơ sở và vai trò của biện pháp.....................................................................42

3.2.1.3. Nội dung và cách thức thực hiện..................................................................43

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho học sinh tiểu học thực hành nhận biết ý nghĩa của

các số liệu thống kê ...................................................................................................44

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp ...............................................................................44

3.2.2.2. Cơ sở và vai trò của biện pháp.....................................................................45

3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện..................................................................45

3.2.3.Biện pháp3: Tổ chức cho học sinh tiểu học thực hành mô hình hóa số liệu

thống kê dưới dạng bảng biểu, biểu đồ thống kê để lí giải và rút ra kết luận có ý

nghĩa thống kê ...........................................................................................................46

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp ...............................................................................46

3.2.3.2. Cơ sở và vai trò của biện pháp.....................................................................46

3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện..................................................................46

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn liên

quan đến số liệu thống kê, phù hợp với trình độ và tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học

...................................................................................................................................48

3.2.4.1.. Mục đích của biện pháp ..............................................................................48

3.2.4.2. Cơ sở và vai trò của biện pháp.....................................................................48

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện..................................................................49

3.3. Kết luận chương 3 ..............................................................................................50

Chương 4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................51

4.1.Mục đích thực nghiệm ........................................................................................51

4.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................................51

4.3. Tổ chức thực nghiệm..........................................................................................52

4.3.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................52

4.3.2. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................52

4.3.3. Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm.........................................................................52

4.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm ...........................................................53

4.4.1. Đánh giá định tính...........................................................................................53

4.4.2. Đánh giá định lượng........................................................................................56

4.5. Kết luận chương 4 ..............................................................................................56

KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................59

PHỤ LỤC 1..............................................................................................................61

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

STT BẢNG TÊN BẢNG TRANG

1 1.1 Phân phối yếu tố thống kê trong chương

trình toán Tiểu học

19

2 1.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng 22

3 2.1 Khung đánh giá năng lực hiểu biết thống

kê của học sinh Tiểu học

33

STT SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TRANG

1 1.1 Quá trình hoạt động thống kê 10

STT HÌNH TÊN HÌNH TRANG

1 2.1 Các năng lực thiết yếu của học sinh

Singapore

31

2 2.2 8 năng lực chính của học sinh Phần Lan 31

1

Chương MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Vai trò của thống kê

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học công nghệ, thống kê

trở thành một ngành khoa học độc lập phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau của

đời sống kinh tế - xã hội. Vai trò quan trọng của thống kê được thể hiện ở nhiều mặt

từ kinh tế, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học…Chắc chắn

rằng mỗi người trong chúng ta đều ít nhất đã từng lập một bảng thống kê. Thay vì

chúng ta phải liệt kê lại nhiều lần thì thống kê giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và

các con số được rõ ràng dễ hiểu hơn. Những người nội trợ thống kê lại chi tiêu

trong gia đình; Giáo viên thống kê số học sinh có điểm cao, điểm thấp, điểm thi

từng môn học…; Doanh nhân thống kê hàng hóa nhập vào, bán ra, doanh thu từng

tháng, từng năm…; Bác sĩ thống kê lại số bệnh nhân mắc bệnh, số người chữa

khỏi,…Từ đó ta có thể thấy thống kê là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giống

như không khí, nước uống đối với mỗi người trong chúng ta. Nhờ có thống kê mà

mọi thứ được ghi chép, tính toán một cách khoa học và dễ dàng hơn. Nếu thử tưởng

tượng không có thống kê, các nhà khoa học sẽ giải quyết như thế nào với những số

liệu thu được từng ngày, từng giờ; doanh nhân làm sao có thể tổng hợp được số

hàng hóa nhập vào… Những việc bình thường nhất như thống kê chi tiêu hằng ngày

của các bà nội trợ cũng cần rất nhiều công sức và giấy để có thể liệt kê ra, và càng

tốn công tính toán nhiều hơn nữa để có thể tính chi tiết tổng thu chi hàng tuần, hàng

tháng. Như vậy chúng ta có thể thấy thống kê có vai trò vô cùng quan trọng trong

mọi mặt của đời sống. Vai trò của khoa học thống kê càng trở nên quan trọng hơn

khi mà khoa học công nghệ đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Bất cứ

một sản phẩm khoa học nào ngoài yếu tố lao động trí óc miệt mài của con người

đều sử dụng đến những tri thức nhân loại đã tạo ra và được thống kê lại.

1.2. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

Trong những năm gần đây, nền giáo dục của chúng ta chuyển dần từ phương

pháp tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Mục tiêu phát triển giáo dục trong

giai đoạn tới đó là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo”. Theo chủ trương

2

này: Kết quả của việc giáo dục, đào tạo nhấn mạnh vào sự phát triển năng lực cho

người học để khi tiếp xúc với bất kì vấn đề, tình huống nào trong thực tiễn thì người

học đều có hướng giải quyết đúng đắn và nhạy bén. Tuy nhiên, năng lực chỉ được

phát triển thông qua hoạt động tích cực của bản thân người học, qua rèn luyện và

đào tạo. Vì vậy, trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú ý đến việc phát

triển năng lực cho học sinh, giúp HS phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo

dục của mình.

Xu hướng mới của thế giới là đánh giá dựa theo năng lực (Competence base

assessment). Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập hoàn toàn giao cho GV và HS

chủ động, phương pháp đánh giá được sử dụng đa dạng, sáng tạo và linh hoạt. Đánh

giá năng lực nhằm giúp GV có thông tin kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt

động giảng dạy; giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập; giúp GV và nhà trường xác

nhận, xếp hạng kết quả học tập. Giáo dục tiếp cận năng lực đã được triển khai tại

nhiều nước trên thế giới. Trong đánh giá HS nhiều quốc gia đã đẩy mạnh đánh giá

năng lực bằng nhiều hình thức, phương pháp không truyền thống như quan sát,

phỏng vấn, trình diễn. Từ đó giúp cho HS có những năng lực cần thiết để học tập và

phát triển tốt hơn.

Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các

nhóm năng lực. Trong mỗi môn học, mỗi mảng kiến thức sẽ góp phần giúp học sinh

phát triển một loại năng lực. Đối với một số yếu tố thống kê mô tả trong chương

trình toán tiểu học sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực hiểu biết thống kê. Vậy

cho nên việc phát triển năng lực hiểu biết thống kê cho học sinh là rất cần thiết. Nó

giúp các em có đầy đủ kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết tốt những vấn đề

của cuộc sống có liên quan đến dữ liệu thống kê. Và hơn thế nữa là tạo nền tảng để

các em học tập tốt hơn ở các cấp học sau.

Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường tiểu học hiện nay, vấn đề này vẫn chưa

được quan tâm thích đáng. Học sinh còn thiếu nhạy bén trong việc giải quyết các

bài toán về thống kê, cũng như chưa có sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Do vậy,

nhiệm vụ của các trường tiểu học nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng là cần

phải bồi dưỡng và nâng cao năng lực hiểu biết thống kê cho các em thông qua việc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!