Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình ảnh Nho học trong sáng tác của Ngô Tất Tố (Lều chõng) và Chu Thiên (Bút nghiên, Nhà nho)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI THỊ HẢI SÂM
HÌNH ẢNH NHO HỌC TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGÔ TẤT TỐ (LỀU CHÕNG) VÀ
CHU THIÊN (BÚT NGHIÊN, NHÀ NHO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI THỊ HẢI SÂM
HÌNH ẢNH NHO HỌC TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGÔ TẤT TỐ (LỀU CHÕNG) VÀ
CHU THIÊN (BÚT NGHIÊN, NHÀ NHO)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hải Yến
Thái Nguyên – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Thị Hải Sâm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS. Trần Thị Hải Yến đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Thị Hải Sâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 10
1.1. Nho học trong văn hóa Việt Nam thời trung đại.............................................. 10
1.2. Những cải cách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX....... 12
1.3. Cấu trúc tầng lớp trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX........................................ 16
1.4. Học vấn và những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Chu Thiên về Nho giáo........... 19
CHƯƠNG 2. NHO HỌC TRONG CÁCH NHÌN CỦA NGÔ TẤT TỐ VÀ CHU
THIÊN..................................................................................................................... 26
2.1. Nội dung học của môn sinh Việt Nam thời trung đại ...................................... 26
2.1.1. Chương trình khai tâm .................................................................................. 26
2.1.2. Chương trình tiểu tập .................................................................................... 27
2.1.3. Chương trình đại tập...................................................................................... 27
2.2. Lối học Nho giáo trong tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên ................... 29
2.3. Trường thi Nho học qua phục dựng của Ngô Tất Tố và Chu Thiên................ 42
2.3.1. Các vòng thi và nội dung thi ......................................................................... 42
2.3.2. Quy tắc thi cử ................................................................................................ 47
2.3.3. Nhận xét về lối thi Nho học từ các tác phẩm của Ngô Tất Tố và Chu Thiên55
CHƯƠNG 3. NẾP SỐNG CỦA NHÀ NHO QUA NGÒI BÚT CỦA NGÔ TẤT
TỐ VÀ CHU THIÊN .............................................................................................. 59
3.1. Nhà nho với đạo học ........................................................................................ 59
3.2. Nhà nho trong quan hệ với thầy học, bạn hữu ................................................. 66
3.3. Nhà nho trong cuộc sống gia đình (cha mẹ, vợ con) ....................................... 73
3.4. Nhà nho trong sinh hoạt văn hóa làng xã......................................................... 78
KẾT LUẬN............................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Là một hệ tư tưởng ngoại lai nhưng Nho giáo có lịch sử du nhập và tồn tại
lâu dài ở Việt Nam, khoảng từ thế kỉ III đến thế kỉ XX (năm 1945). Đặc biệt, trong
quãng thời gian từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX - khi Nho giáo được lựa chọn là một học
thuyết chính trị - thì ảnh hưởng của nó thật sự liên tục, sâu rộng. Từ một học thuyết
đạo đức, Nho giáo trở thành nguyên tắc tổ chức bộ máy chính trị quốc gia, quy định
thiết chế văn hóa xã hội và đời sống của dân chúng. Tham gia vào việc tổ chức bộ máy
chính trị, vào thiết chế văn hóa Nho giáo có một hệ công cụ chắc chắn đó là kinh điển
và chế độ khoa cử để đào luyện ra một đội ngũ những trí thức (kẻ sĩ), còn gọi là nhà
nho. Hệ “công cụ” Nho giáo đó là Nho học. Nho học, vì vậy có một vai trò hết sức to
lớn đối với sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Nó là thước đo, là biểu
tượng cho sự thịnh trị - suy tàn của thiết chế xã hội, của đời sống tư tưởng, văn hóa.
Và cũng chính vì thế, ở giai đoạn chuyển giao lịch sử, từ phong kiến phương Đông
sang thực dân hóa phương Tây, Nho học cũng sẽ là nơi có thể quan sát, chứng kiến
những đổi thay trong hệ giá trị tinh thần của xã hội. Quá trình đổi thay này diễn ra từ
những năm cuối thế kỉ XIX, kéo dài vài chục năm đầu thế kỉ XX, và trong nhiều lĩnh
vực: biên khảo, chuyên khảo, tranh luận trên báo chí, và sáng tác văn học nghệ thuật.
1.2. Ngô Tất Tố (1894-1954) là cây bút có vị trí quan trọng trong nền văn học
Việt Nam những năm 1930, 1940. Ông đã để lại một di sản văn học phong phú, bao
gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện kí lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu
phẩm báo chí, viết truyện dài. Với những sáng tác này, Ngô Tất Tố bộc lộ được cả sở
trường và sở đoản của cá nhân mình cũng như thế hệ nhà nho đi vào hiện đại hóa –
một hiện tượng đặc sắc của không khí văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong di sản
của mình, Ngô Tất Tố đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt với chủ đề Nho giáo.
Thậm chí, Ngô Tất Tố đã có những sáng tác mang nhiều chất liệu của trải nghiệm cá
nhân về con đường học theo Nho giáo mà Lều chõng là tác phẩm tiêu biểu.
Bên cạnh Ngô Tất Tố, Chu Thiên (1913-1992) cũng là một tác giả có hứng thú
sâu đậm với các đề tài của quá khứ, như truyện ký lịch sử. Riêng chủ đề Nho học, Chu
Thiên có Bút nghiên, Nhà nho đều viết vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX.
2
Với thực tiễn trải nghiệm cuộc sống và thực tế sáng tác đó của hai tác giả, việc
tìm hiểu Nho học trong sáng tác văn chương của những cây bút có xuất thân Nho giáo
hứa hẹn đem lại một cái nhìn từ bên trong cũng như những biểu hiện cụ thể của con
đường chuyển giao cũ-mới tại Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Trên đây là những lý do giải thích việc chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hình
ảnh Nho học trong sáng tác của Ngô Tất Tố (Lều chõng) và Chu Thiên (Bút
nghiên, Nhà nho).”
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về sự nghiệp của Ngô Tất Tố và chủ đề Nho giáo trong di
sản của ông
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn
học hiện thực Việt Nam. Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện. Với
thể loại nào, ông cũngđể lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả. Chính
vì thế suốt nhiều thập kỉ qua, thân thế và sự nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình.
Thuộc thế hệ cầm bút có căn rễ Nho giáo sâu đậm (truyền thống gia đình, và
quá trình tu dưỡng cá nhân), sáng tác của Ngô Tất Tố chịu nhiều ảnh hưởng của cội rễ
tri thức đó. Hầu hết các nghiên cứu về Ngô Tất Tố đã chỉ ra đặc điểm này. Ngoài Vũ
Trọng Phụng với nhận xét “Ngô Tất Tố là một nhà báo về phái Nho học, và là một
tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” [45, tr.409], có thể kể thêm: “Phê bình
Lều chõng” (báo Tri tân, số 33, ngày 23.1.1942, của Kiều Thanh Quế), mục viết về
Ngô Tất Tố trong Nhà văn hiện đại (1942-1945, của Vũ Ngọc Phan), “Ngô Tất Tố -
một chân dung lớn, một sự nghiệp lớn” (Tạp chí văn học, số 1, năm 1994 của nhà
nghiên cứu Phong Lê), “Nhà nho thức thời – ngòi bút tình cảm Ngô Tất Tố” (Tạp chí
văn học, số 1, năm 1994 của tác giả Vương Trí Nhàn), “Cây bút sắt sắc bén của một
nhà nho” (báo Văn nghệ, số 1, ra ngày 1.1.1994, do nhà văn Vũ Tú Nam viết), “Ngô
Tất Tố sống mãi trong lòng cách mạng” (trong Ngô Tất Tố toàn tập, tập 1, Nhà xuất
bản Giáo dục, năm 1996 của Phan Cự Đệ), “Ngô Tất Tố - cây bút cựu học giữa thời
tân văn” (Nghiên cứu Văn học, số 3, năm 2006 của nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh)…
3
Ngô Tất Tố là một trong bảy mươi chín nhà văn Việt Nam thời hiện đại được
Vũ Ngọc Phan chọn lọc giới thiệu. Ông được gọi là “một tay kì cựu trong làng văn,
làng báo Việt Nam”, “có phê bình, có tư tưởng mới”. Vũ Ngọc Phan còn nhấn mạnh:
“... về đường văn nghệ ông đã theo kịp cả những nhà văn thuộc phái tân học xuất sắc
nhất. Ngô Tất Tố là một nhà nho mà viết được những thiên phóng sự và những thiên
tiểu thuyết theo nghệ thuật Tây phương và ông đã viết bằng ngòi bút đanh thép, làm
cho phái tân học khen ngợi” [42, tr.132]. Nhận xét của Vũ Ngọc Phan đã nhấn mạnh
tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố - người có điểm xuất
phát là Nho học.
Trong bài viết “Cây bút sắt sắc bén của một nhà nho”, nhà văn Vũ Tú Nam cho
rằng: “ông trước sau vẫn giữ phong cách của một nhà nho - nhưng là một nhà nho với
bản lĩnh và cá tính đặc biệt, vừa nghiêm túc vui tươi, sâu sắc mà hoạt bát, trí tuệ và
tâm tư luôn năng động, chân thành gắn bó với những con người và sự vật xung quanh,
cũng có nghĩa với vận mệnh đất nước” [27, tr.185]. Ở đây, tác giả bài viết đã khẳng
định tính tích cực của Nho giáo trong lối sống, tư tưởng của Ngô Tất Tố.
Đặt Ngô Tất Tố vào bối cảnh văn hoá thời đại, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã
chỉ ra dấu vết “cựu học” còn được bảo lưu trong tư tưởng cũng như lối viết của Ngô
Tất Tố cũng như những biểu hiện của “tân văn” về thể loại mà Ngô Tất Tố lựa chọn
sáng tác. Đánh giá tiểu thuyết Lều chõng, nhà nghiên cứu cho rằng đó là: “cuộc chia
tay không ít lưu luyến của nhà văn với quá khứ của chính ông, và ở tầm vĩ mô, của văn
hóa mới với văn hóa Nho giáo”, và “Vốn hiểu biết phong phú về Khổng giáo, về sinh
hoạt trường ốc thi cử của một người thông hiểu Tứ thư, Ngũ kinh và đã từng nghiệm
sinh một thời lều chõng đã tạo nên những trang viết giàu tính tư liệu của một nhà khảo
cứu và giàu tính sinh động của một cây bút phóng sự”1
.
Bên cạnh những quan tâm đến vấn đề Nho giáo trong sáng tác của Ngô Tất Tố
của các học giả Việt Nam còn có nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Hoàng Khải
1 Vũ Tuấn Anh (2006), “Ngô Tất Tố - cây bút cựu học giữa thời tân văn”, Nghiên cứu Văn học, số 3,
tr.13-20.
4
Hưng. Ông cho rằng: “Trong lịch sử văn học Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỉ
XX, ngoài Ngô Tất Tố cũng còn có rất nhiều tác giả lấy đề tài từ văn hóa Nho giáo
như Chu Thiên với cuốn Bút nghiên (1942), cuốn Nho giáo (in năm 1943), Nguyễn
Công Hoan với cuốn Thanh đạm... Nhưng trong các tác phẩm có đề tài Nho giáo, Ngô
Tất Tố không những có số lượng sáng tác nhiều nhất, đề tài phong phú nhất mà tư
tưởng cũng sâu sắc hơn. Các tác phẩm của ông (...) đều thể hiện không gian đậm đà
văn hóa Nho giáo của xã hội Việt Nam từ nhiều góc độ khác nhau”. Sau đó, Hoàng
Khải Hưng đi đến kết luận: “Ngô Tất Tố dành nhiều tâm huyết trong nghiên cứu văn
hóa Nho giáo, và trong những tác phẩm của ông, bất kể là tiểu thuyết hiện thực, tiểu
thuyết lịch sử hay ký sự đều mang đậm dấu ấn văn hóa Nho giáo, thể hiện tình cảm
đặc biệt đối với văn hóa Nho giáo của tác giả” [23].
Như vậy, nhiều nhà nghiên cứu bằng những góc độ tiếp cận khác nhau đều chỉ
ra hình bóng Nho học trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, trong đó Phan Cự Đệ là nhà
nghiên cứu sớm nhất đã đi sâu vào vấn đề này (phần viết “Ngô Tất Tố và Nho giáo”
trong Văn học Việt Nam 1930-19451
. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của Nho
giáo trong vốn tri thức, con đường đi, và những dấu vết của nó trong lối viết của nhà
văn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự tỉnh táo (hay có thể gọi là tính “đa thanh”) trong
ứng xử của Ngô Tất Tố với Nho giáo, ông vừa trân trọng vừa phê phán.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về sự nghiệp của Chu Thiên và đề tài Nho giáo trong di sản
của ông
So với Ngô Tất Tố, những nghiên cứu về Chu Thiên có số lượng khiêm tốn hơn
rất nhiều. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được một số công trình và bài viết nghiên
cứu về Chu Thiên và các tác phẩm viết về đề tài Nho học của ông như sau:
1 Năm 1993, Nhà xuất bản Văn học cho in “Tuyển tập Ngô Tất Tố” (2 tập) do Phan Cư Đệ sưu tầm
tuyển chọn, Trương Chính viết lời giới thiệu. Trong lời giới thiệu về Ngô Tất Tố, Trương Chính cũng
đồng tình với quan điểm của Phan Cư Đệ cho rằng Ngô Tất Tố đã vượt qua mọi sự ràng buộc của tư
tưởng Nho giáo, là một người có tư tưởng độc lập, không chịu nhắm mắt theo những thành kiến của cổ
nhân.