Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình ảnh Chuột qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trang tÕt MËu Tý (2008)
46 Tạp chí chăn nuôi 2-08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
HÌNH ẢNH CHUỘT QUA THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Phạm Thị Bắc
Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822-
1888) có vị trí quan trọng trong văn học và lịch sử
của nước ta. Từ trước cách mạng cho đến nay, các
nhà văn hoá, triết học, sử học, y học, chính trị... đều
đánh giá cao về cụ từ những góc độ khác nhau.*
Năm Tý gợi nhớ về cụ ít nhất hai trường
hợp: Cụ mất năm Mậu Tý(1888), thứ hai khi viết
tác phẩm “Lục Vân Tiên” cụ tôn trọng quan niệm
của người xưa về thời gian: “Thiên khai ư Tý”;
Chuột đứng đầu tiên trong 12 con Giáp; giờ Tý -
giờ đầu tiên của ngày; một đêm 5 canh thì giờ
Tý nằm vào canh 3 (từ 23 đến 1 giờ) lúc ranh
giới giữa cũ và mới hay nói khác, kết thúc giữa
quá khứ và tương lai. Năm Tý - biểu tượng của
Chuột. Nhân vật Vân Tiên từ giã Tôn Sư lên
đường đi thi, Tôn Sư như biết trước, báo Vân
Tiên là: “Công danh đâu đã đến tay” và phải đui
mù đau khổ đến năm Tý mới khá:
“Số con hai chữ khoa kỳ
Khôi tinh đã rạng, tử vi thân loà
Hiềm vì ngựa hãy còn xa
Thỏ vừa ló bóng gà đà gáy tan
Bao giờ cho tới Bắc phương
Gặp Chuột ra đàng con mới nên danh”.
Đúng vào năm Tý, Vân Tiên sáng mắt, đoạt
bảng vàng:
“Nửa đêm nằm thấy ông Tiên
Đem cho linh dược mắt liền sáng ra”
Để rồi:
“Vân tiên được trúng khôi hoa
Hẳn sang năm Tý thực là năm nay”
* Số 3 ngõ 30 phố Hồng Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Đặc biệt, sinh thời Nguyễn Đình Chiếu viết
“Thảo thử hịch” (Hịch đánh Chuột), đây là một
thể văn nghị luận cổ có giọng đanh thép, hùng
hồn nhằm cổ động thuyết phục mọi người đánh
chuột, bởi họ hàng nhà chuội sinh sôi nảy nở
tràn lan và phát triển nhanh vô kể, gây hại cho
mùa màng, gây bệnh dịch như dịch hạch,sốt
phát ban..., “Hịch đánh Chuột” có đoạn:
“Lông mọc xồm xoàm, tục kêu xù lắt
Tính hay ăn vặt, lòng chẳng kiêng dè
Chỗ ở ăn hang lỗ nhiều bề
Đường qua lại đào soi lắm ngách
Nghe hơi động nhẹ nhàng lĩnh mất, nhát
quá mẹ cheo
Chờ đêm khuya sẽ lén lút ra, tiếng hơn cha
khỉ
Gọi danh hiệu: chuột xạ, chuột lắt, chuột
chù, chuột cống, anh em dòng họ nhiều lên.
Tra quán chỉ: ở nhà, ở ruộng, ở rạch, ở
ngòi, bầu bạn non sông lắm lối.
Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người
thầm tối biết bao!”
“Hịch đánh Chuột” của Nguyễn Đình Chiểu
có những câu đả kích sâu cay, nói lên cái đặc
tính ma quái nham hiểm của lũ chuột - tưởng
khó có thể nói một cách độc đáo hơn: “Sâu hiểm
lắm tấm lòng nghiệt thử, cục cứt ra cũng nhọn
hai đầu” nên cụ cổ động mọi người ra sức đánh
chuột:
“Chớ để con não sơ lậu, phải ra tay lấp lỗ
tam bành
Đừng để cho chúng nó sẩy ra, phải hết sức
trừ đồ lục tặc”
Đằng sau nghĩa đen của “Hịch đánh Chuột”
chính là bọn quan lại phong kiến gian tham. Chủ
đề tư tưởng mà Nguyễn Đình Chiếu đặt ra ở
đây chính là nạn tham ô lại vốn là vấn đề có ý
nghĩa thời sự.