Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình ảnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hình ảnh "thân em ..." trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long
1- Xét về mặt hình thức, so sánh tu từ thường công khai phô bày hai vế: vế so sánh và vế
được so sánh. Mỗi vế như thế có thể bao gồm một hoặc vài đối tượng. Các đối tượng này có
thể là sự vật, tính chất hoặc hành động. Hai vế so sánh này là khác loại nhưng có nét tương
đồng nào đấy do sự liên tưởng, phát hiện của người dùng. Do đó, xét về mặt nội dung, cơ
sở để tạo nên so sánh tu từ là sự liên tưởng để tìm ra nét giống nhau giữa các đối tượng.
Nếu nét tương đồng này được biểu hiện bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh nổi. Nếu
nét tương đồng ẩn đi không được diễn tả bằng những từ ngữ cụ thể, ta có so sánh chìm.
Cấu trúc so sánh tu từ theo mô tip “Thân em như...” là cấu trúc so sánh nổi. Cấu trúc này
bao gồm bốn yếu tố và được phân bố theo trật tự sau:
Vế so sánh Từ so sánh Vế được (bị) so sánh Cơ sở so sánh (nét giống nhau)
(1) (2) (3) (4)
Thân em như hạt mưa sa hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như ớt chín cây càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
Cấu trúc so sánh này còn được gọi là cấu trúc so sánh triển khai, trong đó câu bát giải thích,
nói rõ nét giống nhau giữa vế được (bị) so sánh với vế so sánh. Bên cạnh cấu trúc so sánh
“Thân em...” , chúng ta còn gặp cấu trúc tương tự là “Em như...”. Ví dụ:
- Em như cá lượn đầu cầu,
Anh về lấy lưới, người câu mất rồi.
- Em như ngọn cỏ phất phơ,
Em như con nghé ngu ngơ ngoài đồng.
- Em như hoa nở trên cành,
Anh như con bướm lượn vành bên hoa.
Có gì khác nhau giữa hai cấu trúc so sánh này? Xét về mặt hình thức ta thấy giữa hai cấu
trúc trên không có sự khác nhau. Cả hai đều là cấu trúc so sánh nổi. Xét về mặt nội dung
biểu hiện chúng ta cũng thấy giống nhau. Điều này thể hiện rõ nếu ở cấu trúc “Thân em...”
ta lược bớt từ “thân” thì nội dung thông báo cơ sở cũng không có gì khác. Ví dụ:
Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. (1)
- Em như trái ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. (2)
Dù hai cấu trúc trên có sự giống nhau về nội dung thông báo nhưng lại khác nhau về sắc
thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm. Cấu trúc “Thân em...” có tính chất nhấn mạnh, khẳng
định. Chủ thể trữ tình thể hiện sự tự ý thức về thân phận của mình và sắc thái biểu cảm có
phần chua xót hơn, đau đớn, day dứt hơn. Từ “thân” ở đây không phải chỉ nói đến con người
về mặt thể xác, thể lực nói chung mà còn nói về cái cá nhân, riêng tư của mỗi người. Cái
“thân” ở đây gắn liền với cái “phận”. Ca dao cũng có biến thể sau: “Phận em như cá vô lờ,
mắc cái hom chật hẹp biết bao giờ mới lộn ra”. Trong xã hội cũ, có bao giờ người phụ nữ
định đoạt được số phận của mình. Hình ảnh “Thân em...” vì thế vừa mang tính cụ thể, vừa