Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Võ Thị Bảo Thiện
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1766

Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Võ Thị Bảo Thiện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*******

NGUYỄN VÕ THỊ BẢO THIỆN

HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THANH NGỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016

TÓM TẮT

Danh mục cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại thu nhập cao

nhất cho các Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên danh mục cho vay luôn tiềm ẩn nhiều

rủi ro và có ảnh hƣởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một ngân hàng.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy danh mục cho vay luôn là lý do chính dẫn tới sự thua lỗ

và phá sản trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy việc

quản trị có hiệu quả danh mục cho vay trở thành vấn đề cấp thiết nhằm giải quyết hài

hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, tác giả đã

nghiên cứu đề tài “Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thƣơng Việt Nam”.

Luận văn phân tích một cách toàn diện lý thuyết về danh mục cho vay và hiệu

quả quản trị danh mục cho vay. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích kinh nghiệm quản trị

danh mục cho vay trên thế giới và rút ra kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại

nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nói riêng.

Luận văn phân tích thực trạng cơ cấu danh mục cho vay và thực trạng quản trị

danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 –

2015. Trong đó luận văn tập trung đánh giá phƣơng pháp quản trị danh mục, các nội

dung của phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay chủ động, các công cụ điều chỉnh

danh mục cho vay và mức độ hiệu quả của danh mục thông qua các tiêu chí. Từ đó

tổng kết đƣợc những hạn chế, đƣa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan cần

khắc phục. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam và đƣa ra những khuyến nghị

cần thiết.

, nâng cao hiệu quả công tác quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng

Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam .

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: NGUYỄN VÕ THỊ BẢO THIỆN

Ngày sinh: 14/03/1988

Nơi sinh: Bình Thuận

Hiện công tác tại: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp – Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần

Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận.

Là học viên cao học khóa XVI của Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí

Minh.

Cam đoan đề tài: “Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ

phần Ngoại thƣơng Việt Nam”

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Ngọc

Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại

học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là

trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội

dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong

luận văn.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

Bình Thuận, ngày tháng năm 2016

Học viên

Nguyễn Võ Thị Bảo Thiện

Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn

.HCM, Khoa đào tạo sau đại học, đặc biệt là TS. Lê Thanh

Ng

"Hiệu quả quản trị danh mục

cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam"

Tôi xin chân thành cảm ơn

/c

trong quá trình thu thập dữ

liệu và thông tin của luận văn.

Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt

nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn.

Do thời gian có hạn, khả năng tiếp cận những nguồn tài liệu khoa học còn hạn

chế và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên luận văn còn nhiều thiế ,

rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý củ ầ .

.

MỤC LỤC

TÓM TẮT

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

PHÂN MỞ ĐẦU..............................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................viii

DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................. x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................. x

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... xi

DANH MỤC PHỤ LỤC...............................................................................................xii

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO

VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM)...............................................1

1.1 Tổng quan về danh mục cho vay của NHTM: ..........................................................1

1.1.1 Hoạt động cho vay: .................................................................................................1

1.1.2 Danh mục cho vay:..................................................................................................1

1.1.2.1 Các khái niệm về Danh mục cho vay:..................................................................1

1.1.2.2 Đặc điểm của danh mục cho vay: .......................................................................2

1.1.2.3 Cấu trúc của danh mục cho vay: .........................................................................3

1.1.3 Rủi ro danh mục cho vay:........................................................................................4

1.1.4 Hệ quả của rủi ro danh mục cho vay:......................................................................6

1.2 Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại ......................................6

1.2.1 Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM:............................................................6

1.2.2 Ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay trong hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng thƣơng mại:..............................................................................................................7

1.2.3 Các phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay:........................................................8

1.2.3.1 Phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay thụ động: ...........................................8

1.2.3.2 Phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay chủ động:...........................................8

1.2.4 Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động: .....................10

1.2.4.1 Hoạch định:.......................................................................................................10

1.2.4.2 Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay:...........................................14

1.2.5 Các công cụ hiện đại điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay:.................................17

1.2.5.1 Điều chỉnh nội bảng:.........................................................................................17

1.2.5.2 Điều chỉnh ngoại bảng: .....................................................................................18

1.3 Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại......................21

1.3.1 Quan niệm về danh mục cho vay có hiệu quả:......................................................21

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả danh mục cho vay của NHTM:............................22

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính: ...................................................................................22

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lƣợng về tăng trƣởng – thu nhập:......................................23

1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu định lƣợng về rủi ro: .................................................................24

1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại NHTM:......24

1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng: ........................................................25

1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về môi trƣờng:.....................................................................28

1.4 Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay trên thế giới ............................................30

1.4.1 Xu hƣớng quản lý danh mục cho vay trƣớc những năm 90:.............................30

1.4.2 Xu hƣớng quản lý danh mục cho vay sau những năm 90:................................31

KẾT LUẬN CHƢƠNG I ...............................................................................................33

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM................................34

2.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Vietcombank: .....................................34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank: ..........................................34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:.......................................................................35

2.2 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2015:..........................................................................................................36

2.2.1 Về tốc độ tăng trƣởng quy mô tài sản, vốn và lợi nhuận:.....................................36

2.2.2 Tổng dƣ nợ và tăng trƣởng tín dụng: ....................................................................40

2.3 Thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2015. ..........................................................................................................41

2.3.1 Cơ cấu danh mục theo thời hạn cho vay: ..............................................................41

2.3.2 Cơ cấu danh mục theo ngành kinh tế: ...................................................................42

2.3.3 Cơ cấu danh mục theo đối tƣợng khách hàng: ......................................................43

2.3.4 Cơ cấu danh mục theo phƣơng thức cấp tín dụng:................................................44

2.3.5 Cơ cấu danh mục theo chất lƣợng nợ:...................................................................44

2.3.6 Kết luận về cơ cấu danh mục cho vay Vietcombank giai đoạn 2011 – 2015: ......45

2.4 Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt

Nam giai đoạn 2011 – 2015 ...........................................................................................46

2.4.1 Phƣơng pháp quản trị danh mục cho vay Vietcombank đã áp dụng:....................46

2.4.2 Nội dung quản trị danh mục cho vay theo phƣơng pháp chủ động: .....................47

2.4.2.1 Hoạch định:.......................................................................................................47

2.4.2.2 Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay:...........................................49

2.4.3 Các công cụ hiện đại để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay tại VCB:..............50

2.4.4 Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại VCB qua các chỉ tiêu đánh giá..............52

2.4.4.1Đánh giá thông qua các tiêu chí định tính:..........................................................52

2.4.4.2 Nhóm tiêu chí định lƣợng về tăng trƣởng – thu nhập:......................................53

2.4.4.3Nhóm chỉ tiêu định lƣợng về rủi ro:....................................................................55

2.4.4.4 Khảo sát ý kiến chuyên gia về hiệu quả quản trị danh mục cho vay của Ngân

hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 ...................56

2.4.4.5 Kết luận: .............................................................................................................60

2.4.4.6 Nguyên nhân của hạn chế: .................................................................................65

KẾT LUẬN CHƢƠNG II..............................................................................................69

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DANH MỤC

CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .............70

3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

giai đoạn 2016 – 2020 ....................................................................................................70

3.1.1 Định hƣớng phát triển của ngành ngân hàng: .......................................................70

3.1.2 Định hƣớng phát triển của Vietcombank:.............................................................71

3.1.2.1 Định hƣớng phát triển chung của Vietcombank giai đoạn 2016 – 2020: ..........71

3.1.2.2 Các định hƣớng chiến lƣợc cụ thể trọng tâm giai đoạn 2016 – 2020: ...............72

3.1.3 Định hƣớng nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank: .....73

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại

cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam. ..................................................................................74

3.2.1 Nhóm giải pháp mang tính chiến lƣợc, nhận thức:...............................................74

3.2.2 Nhóm giải pháp về hoạch định, tổ chức và giám sát danh mục cho vay:.............75

3.2.2.1 Hoạch định, thiết kế danh mục cho vay:............................................................75

3.2.2.2 Tổ chức thực hiện và giám sát danh mục:..........................................................75

3.2.3 Nhóm giải pháp ứng dụng và triển khai các công cụ điều chỉnh DMCV.............79

3.3 Một số kiến nghị: .....................................................................................................81

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc: ..............................................................................81

3.3.2 Đối với Nhà nƣớc và Chính Phủ:..........................................................................83

3.3.3 Kiến nghị khác: .....................................................................................................84

KẾT LUẬN CHƢƠNG III.............................................................................................85

KẾT LUẬN TOÀN BÀI .......................................................................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................88

PHỤ LỤC 1 ..........................................................................................................90

PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................101

i

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiến, khoa học của đề tài:

Trong lộ trình thực hiện cam kết hội nhập mạnh mẽ nhƣ hiện nay kèm theo bối

cảnh tái cơ cấu các Ngân hàng Thƣơng Mại, kinh doanh ngân hàng đƣợc xem là một

lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đòi hỏi hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chủ động

nhận thức, cơ cấu lại và sẵn sàng đổi mới, hiện đại hóa để có thể tham gia tốt hơn vào

sân chơi chung quốc tế. Với nỗ lực giữ vững thị phần, ổn định và tăng trƣởng lợi

nhuận, các ngân hàng đã đƣa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa các

hoạt động sinh lời. Trong đó tín dụng vẫn đang là hoạt động kinh doanh chủ yếu tại

hầu hết các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Hoạt động này mang lại từ 60% - 80%

thu nhập của mỗi ngân hàng.

Quản trị danh mục cho vay là yếu tố đầu tiên ngân hàng cần phải quan tâm khi

xây dựng danh mục cho vay. Nếu nhƣ mục tiêu của hoạt động tín dụng thƣờng liên

quan đến các yếu tố lợi nhuận, sự an toàn và tăng trƣởng thị phần thì mục tiêu quản trị

danh mục cho vay của một ngân hàng thƣơng mại chỉ ra mức độ tổn thất mà ngân hàng

có thể chấp nhận trong mối tƣơng quan với lợi nhuận tối đa mà ngân hàng kỳ vọng đạt

đƣợc hoặc là chỉ ra mức lợi nhuận kỳ vọng tƣơng quan với độ rủi ro thấp nhất trong

khả năng cho phép. Vì vậy quản trị danh mục cho vay có hiệu quả đƣợc xem là biện

pháp quan trọng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại,

đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng và kiểm soát rủi ro.

Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, là Chuyên viên quan hệ khách hàng công tác tại

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận, tác

giả mạnh dạn đóng góp quan điểm của mình qua đề tài nghiên cứu “Hiệu quả quản trị

danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam”.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:

Các công trình nghiên cứu trƣớc đây: Danh mục cho vay và quản trị danh

mục cho vay là một khái niệm còn khá mới ở Việt Nam nên có khá ít các luận án, luận

ii

văn phân tích về vấn đề nghiên cứu này. Các công trình nghiên cứu có giá trị tham

khảo nhƣ sau:

Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Bùi Diệu Anh “Quản trị danh mục cho vay

tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” bảo vệ tại Đại Học Ngân

hàng TP HCM, năm 2012. Luận án bao gồm 3 nội dung chính: (1) Lý luận cơ

bản về quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại, (2) Thực trạng

quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam, (3)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng

TMCP Việt Nam. Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, phƣơng

pháp thống kê, phƣơng pháp toán học trong việc đề xuất áp dụng 2 mô hình

phân phối tổn thất của danh mục cho vay. Đề xuất đóng góp của công trình

nghiên cứu: (1) Đề xuất xây dựng mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục ứng dụng

vào các ngân hàng thƣơng mại, (2) Đề xuất ứng dụng các công cụ kỹ thuật hiện

đại nhƣ hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa nợ trong việc điều chỉnh danh mục

phù hợp. Đề tài nghiên cứu với quy mô rộng trên hầu hết tất cả các ngân hàng

thƣơng mại.

Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thùy Dƣơng “Quản lý danh mục

cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” bảo vệ

tại Học viện ngân hàng, năm 2012. Luận án bao gồm: (1) Lý luận cơ bản về

danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại, (2)

Thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam, (3) Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Luận án sử dụng

phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê so sánh, phƣơng pháp phân tích

định lƣợng (sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để kiểm chứng các nhân tố ảnh

hƣởng đến rủi ro danh mục). Đề xuất đóng góp của công trình nghiên cứu: luận

án đề xuất các giải pháp nhằm chuẩn hóa quy trình quản lý danh mục cho vay

iii

trong đó nhấn mạnh xây dựng mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục và ứng dụng

linh hoạt các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay.

Các bài báo, tạp chí có giá trị tham khảo:

TS. Bùi Diệu Anh đã có nhiều bài nghiên cứu về danh mục cho vay có giá trị

tham khảo cao nhƣ: “Suy nghĩ về vấn đề đo lường Rủi ro danh mục cho vay tại

các Ngân hàng thương mại” đăng trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng - Số 53

Tháng 8.2010; “Danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại và những lưu ý

cần thiết” đăng trên Tạp chí công nghệ ngân hàng – Số 56 Tháng 11/2010;

“Vốn kinh tế và khả năng chịu rủi ro của Ngân hàng thương mại” đăng trên

Tạp chí Công nghệ Ngân hàng – Số 77 Tháng 8.2012.

TS. Đinh Xuân Cƣờng đã có bài viết nghiên cứu về “Quản trị danh mục cho vay

theo ngành kinh tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” trên Tạp chí Thị

trƣờng tài chính tiền tệ Số 21 (438) – Tháng 11/2015. Nội dung chính của bài

viết nghiên cứu về: (1) Danh mục cho vay và Rủi ro danh mục cho vay, (2)

Nhận định về quản trị danh mục cho vay theo ngành kinh tế tại các Ngân hàng

thƣơng mại Việt Nam. Bài viết tập trung nghiên cứu quản trị danh mục cho vay

theo ngành kinh tế, chƣa phân tích cơ cấu danh mục cho vay theo các tiêu thức

khác nhƣ: theo loại hình doanh nghiệp, theo thời hạn vay,…

Tác giả Đặng Tùng Lâm đã có bài viết về “Sử dụng các mô hình đo lường rủi ro

danh mục đầu tư tín dụng dựa trên khung Value At Rish (VAR)” trên Tạp chí

Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 1 (36).2010. Nội dung chính của

bài viết chủ yếu nêu lên lý thuyết về các mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục đầu

tƣ tín dụng dựa trên khung VAR, so sánh điểm khác nhau chính giữa các mô

hình, chƣa ứng dụng các mô hình đó trong thực tế để đo lƣờng rủi ro danh mục

cho vay của các ngân hàng thƣơng mại.

iv

3. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thƣơng Việt Nam

Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị danh mục cho

vay và hiệu quả quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Phân tích thực

trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng thƣơng

mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó đánh giá hạn chế,

tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị danh mục

cho vay tại Ngân hàng này.

4. Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các câu

hỏi sau đây

Những cơ sở lý luận nào có liên quan đến danh mục cho vay và quản trị có hiệu

quả danh mục cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại?

Thực trạng về danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ thế nào?

Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản trị danh mục cho

vay tại ngân hàng này là gì?

Cần đƣa ra những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản trị danh mục cho vay

tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam?

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Hiệu quả quản trị danh mục cho vay tại

Ngân hàng thƣơng mại.

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam, giai đoạn từ

năm 2011 – 2015.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!