Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

HIỂU BIẾT VỀ TỔ CHỨC WTO, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI TỪNG NHÓM NGÀNH.doc.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN: HIỂU BIẾT VỀ TỔ CHỨC WTO,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI TỪNG NHÓM NGÀNH
I. Tìm Hiểu Về Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO):
Tổ chức Thương mại Thế giới: (tiếng Anh: World Trade Organization,
viết tắt WTO); là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ, có
chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với
nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại
bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính
đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên của
WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất
định trong thương mại.
Nguồn gốc:
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương
mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên
Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Đó là
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò
là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần
50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký
kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới.
Vòng đám phán thứ tám, vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm
1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho
GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa,
quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp
ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính
thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
Chức năng:
WTO có các chức năng sau:
- Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
- Diễn đàn đàm phán về thương mại
- Giải quyết các tranh chấp về thương mại
- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
1
Đàm phán:
Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và
đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang
nhau.
Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra
một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược
điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết
định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn
đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi,
khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của
tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa
những nhóm nước. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ
trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy.
Giải quyết tranh chấp:
Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn
hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành
viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ
chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết
định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối
với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành
viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ
tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và
phúc thẩm. Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không
có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội Đồng Giải Quyết
Tranh Chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các
"biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý
nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế
mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng
giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành
viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn.
Cơ cấu tổ chức:
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy
ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết
Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
- Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít
nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên
WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan
2