Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) trong WTO và vấn đề xuất khẩu lao động của Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) Đối ngoại Việt Nam
9/2012 67 1 68 9/2012
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ
(GATS) TRONG WTO VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn*
Tóm tắt
Đối với Việt Nam, một đất nước có gần 90 triệu dân với lực lượng
lao động hùng hậu chiếm gần 60% dân số, thì nguồn nhân lực là một thế
mạnh vô cùng lớn. Nếu như khai thác triệt để được lợi thế vô giá này thì
Việt Nam sẽ vững vàng hơn rất nhiều trên con đường công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế đất nước còn
chậm phát triển, quy mô sản xuất nhỏ hẹp, chưa đủ khả năng tự tạo việc
làm cho tất cả số người lao động nói trên thì việc đưa lao động ra nước
ngoài làm việc được xem là một biện pháp mang lại hiệu quả cao và
mang tính chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra một cánh cửa lớn cho công
tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam.
Hiệp định GATS và yếu tố di chuyển thể nhân trong GATS
Khái quát về Hiệp định GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on
Trade and Service - GATS) là tập hợp đầu tiên và duy nhất về những quy
* Học viện Ngoại giao.
định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Trong khuôn khổ
vòng đàm phán Uruguay, hiệp định được soạn thảo trong bối cảnh khu
vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 30 năm qua và
đang có thêm nhiều tiềm năng phát triển nhờ cuộc cách mạng công nghệ
thông tin. Hiện nay, dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền
kinh tế thế giới, chúng chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30%
việc làm và chiếm gần 20% kim ngạch thương mại.
Khi ý tưởng đưa các quy định về dịch vụ vào hệ thống thương mại đa
biên được nêu ra vào đầu và giữa những năm 80 của thế kỷ 20, một số nước
đã tỏ ra nghi ngại, thậm chí còn phản đối. Họ cho rằng một hiệp định như
vậy có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng các chính phủ theo đuổi những mục
tiêu chính sách quốc gia và hạn chế khả năng điều tiết của chính phủ. Tuy
vậy, Hiệp định đã được soạn thảo một cách hết sức mềm dẻo và công phu cả
về mặt quy định chung lẫn những cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường.
Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS bao gồm ba phần
chính: (i) Phần thứ nhất: hiệp định chính với 29 điều quy định các
nguyên tắc và các nghĩa vụ chung đối với tất cả các nước thành viên; (ii)
Phần thứ hai: gồm một số phụ lục với các quy định riêng cho từng lĩnh
vực, đó là: quy định đối với việc đi lại của các nhà cung ứng dịch vụ,
dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận chuyển
hàng hải và dịch vụ viễn thông; (iii) Phần thứ ba: bao gồm các cam kết
của các nước tham gia vòng đàm phán Uruguay nhằm tạo khả năng tiếp
cận thị trường của các nước này. Những cam kết này được trình bày theo
danh sách ứng với mỗi thành viên và được kèm theo khuôn khổ chung
(riêng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) chỉ có một bảng cam kết
duy nhất).
Để tạo điều kiện cho các nước cam kết, GATS đưa ra bốn phương
thức thương mại dịch vụ như sau: (i) Phương thức 1: Cung cấp qua biên
, 9/2012: 67-92.