Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện tượng nghèo đói và các yếu tố văn hóa ở hai cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm và Raglai tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1336

Hiện tượng nghèo đói và các yếu tố văn hóa ở hai cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm và Raglai tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOÀNG LÊ NGỌC ANH

HIỆN TƯỢNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA

Ở HAI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CHĂM VÀ RAGLAI

TẠI HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOÀNG LÊ NGỌC ANH

HIỆN TƢỢNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA

Ở HAI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CHĂM VÀ RAGLAI

TẠI HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số chuyên ngành: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Hiện tượng nghèo đói và các yếu tố văn hóa ở hai

cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm và Raglai ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận là

công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn

Xuân Nghĩa. Các tài liệu sơ cấp đều do tôi thu thập được. Ngoài ra luận văn còn sử

dụng các tài liệu thứ cấp đều có trích dẫn nguồn gốc. Nếu có vấn đề gì liên quan đến

gian lận tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi đồng ý cho trường Đại học Mở Thành

phố Hồ Chí Minh sử dụng luận văn của tôi để phục vụ cho việc tham khảo.

Ngƣời cam đoan

Hoàng Lê Ngọc Anh

iii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, bằng

sự biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng,

Khoa thuộc trường và Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn thầy

Nguyễn Xuân Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ,

giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân, bạn bè và gia đình.

Luận văn được hình thành cũng dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm của

nhiều tác giả các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, trong thực hiện

đề tài, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Với tinh thần cầu thị,

tôi kính mong sự góp ý của quí thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Ngƣời viết luận văn

Hoàng Lê Ngọc Anh

iv

TÓM TẮT

Đề tài Hiện tượng nghèo đói và các yếu tố văn hóa ở hai cộng đồng dân tộc thiểu

số Chăm và Raglai ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đi sâu nghiên cứu, phân tích

hiện tượng nghèo đói dưới góc độ văn hóa. Đây là hướng nghiên cứu để tìm hiểu và so

sánh các yếu tố văn hóa có tác động như thế nào đến nhận thức về nghèo đói của người

dân tộc thiểu số Chăm và Raglai ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về nhận thức giữa hai cộng đồng

dân tộc Chăm và Raglai về nghèo đói. Cụ thể là có sự tồn tại của văn hóa nhóm nghèo

đã ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người nghèo, sự luẩn quẩn của nghèo đói và rơi

vào nghèo đói do chính sự tác động của cấu trúc xã hội và đặc điểm văn hóa của các

cộng đồng thiểu số này khiến họ càng trở nên nghèo hơn. Người Raglai hiện nay

trình độ dân trí còn khá thấp so với mặt bằng chung của huyện Ninh Sơn. Chính

điều này đã tác động trực tiếp đến tư duy phát triển kinh tế và nhận thức, là rào cản

lớn về vấn đề thoát nghèo. Bên cạnh đó, người Raglai còn mang nặng luật tục trong

tộc họ, hơn nữa, chế độ mẫu hệ và quy ước về quyền thừa kế tài sản của đồng bào

dân tộc Raglai được lý giải như một lý do ngại làm giàu của nam giới Raglai. Trên

cơ sở pháp lý, người phụ nữ Raglai đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu gia đình và có

quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình, đặc biệt là quyền thừa kế và kể cả quyền

được nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Điều này phần nào đã tác động đến nhận thức

của người đàn ông nghèo Raglai, làm cho họ thường bằng lòng với cuộc sống hiện

tại, thiếu ý chí vươn lên.

Trong khi đó, đối với người Chăm, trong những năm gần đây, theo đà phát

triển chung của đất nước, người Chăm rất quan tâm đến việc học tập để nâng cao

trình độ, rất am hiểu những kiến thức về phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt, họ rất

am hiểu pháp luật. Vai trò của luật tục trong dòng tộc luôn song hành với pháp luật.

Người Chăm cũng theo chế độ mẫu hệ, tuy nhiên chế độ mẫu hệ nhưng phụ quyền,

mọi quyền quyết định vẫn thuộc về người đàn ông Chăm với vai trò chủ hộ trong

gia đình. Những hủ tục lạc hậu trong văn hóa của người Chăm được gọt giũa, theo

v

hướng tiên tiến hơn nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Chính vì

trình độ nhận thức cao đã giúp người dân tộc Chăm ở thôn Lương Tri, huyện Ninh

Sơn, tỉnh Ninh Thuận thành công trong công cuộc giảm nghèo bền vững.

Luận văn đưa ra một cách nhìn mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho

người đồng bào thiểu số nói chung và dân tộc Raglai nói riêng; chứng minh có sự

tồn tại của văn hóa nhóm nghèo, những nét văn hóa ấy ảnh hưởng đến sự nghèo đói

của chính họ, và cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói do chính đặc điểm văn hóa của

nhóm nghèo tác động đến tư tưởng và nhận thức của người nghèo, trói buộc họ và

là rào cản trong công cuộc giảm nghèo, càng làm cho họ nghèo hơn, bị cô lập hơn.

vi

SUMMARY

The topic of the poverty and cultural factors of the Cham and Raglai ethnic

minorities in Ninh Son district, Ninh Thuan province studies the poverty

phenomenon from a cultural perspective. This is a research to understand and

compare how cultural factors affect the awareness of poverty of the Cham and

Raglai minorities in Ninh Son district, Ninh Thuan province.

The results show that there is a different perspective between the Cham and

Raglai groups on poverty. In particular, the existence of poverty culture had directly

affected the poor, the vicious circle of poverty, because of falling into poverty due

to the impact of the social structure and cultural characteristics of these ethnic

minorities which make them even poorer. Currently, the Raglai ethnic group has

low-educational level compared to that of other groups in Ninh Son district. This

has direct impacts on the economic development thought and on the awareness

which are big obstacles to poverty reduction. In addition, Raglai ethnic group has a

lot of customary laws, not to mention, the matriarchy and property inheritance

rights of the Raglai ethnic group are interpreted as a reason to hesitate to get rich in

Raglai men. Based on customary laws, in the household registration book, the

Raglai woman is the head of the household and she has the right to decide all the

family issues, especially the right to inherit and even the right to raise and care for

children. This has partly affected the awareness of poor Raglai men, making them

satisfied with the status quo, resulted in lack of ambition.

Meanwhile, the Cham ethnic group, in recent years, by following the overall

development of the country, is very interested in learning how to improve their

skills and well-equipped with knowledge for economic development; in particular,

they are very knowledgeable about the law. The role of customary laws in the

lineage always goes hand in hand with the law. The Chams also follow the

matrilineal system, yet patriarchal, it means all the decision-making rights still

vii

belong to the Cham men as the head of household. Backward customs in Cham

culture are refined or become more advanced but still imbued with cultural identity

of the ethnic group. Because of the high level of awareness, the Cham in Luong Tri

village, Ninh Son district, Ninh Thuan province have been successful in sustainable

poverty reduction.

This dissertation provides a new perspective on the poverty reduction for

ethnic minorities in general and Raglai group in particular, proving the existence of

poverty culture. These cultural traits affect their own poverty, and the vicious cycle

of poverty due to the cultural characteristics of the poor that affects the thought and

perception of the poor, binding them and hindering poverty reduction, making them

poorer and more isolated.

viii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................... iii

TÓM TẮT......................................................................................................... iv

SUMMARY ..................................................................................................... vi

MỤC LỤC...................................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. xii

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ ....................................................... xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG PHỤ LỤC.........................xv

BẢN ĐỒ........................................................................................................ xvii

CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................1

1.1. Cơ sở hình thành luận văn...........................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ..............................................................................3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:....................................................................................3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .............................................4

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................4

1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu: .........................................................................4

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................5

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................5

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................5

1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6

1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin: ..........................................................6

1.5.2. Phương pháp chọn mẫu:.......................................................................7

1.6. Ý nghĩa nghiên cứu....................................................................................10

1.6.1. Ý nghĩa lý luận:..................................................................................10

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn:...............................................................................10

1.7. Kết cấu của luận văn..................................................................................11

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN............12

2.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về hiện tượng nghèo đói ..........12

ix

2.1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu quốc tế về hiện tượng nghèo

đói.................................................................................................................12

2.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiện tượng nghèo đói ở Việt

Nam..............................................................................................................15

2.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa và nghèo đói của dân tộc Chăm

và Raglai ......................................................................................................19

2.1.3.1. Những nghiên cứu liên quan đến dân tộc thiểu số Raglai:.........19

2.1.3.2. Những nghiên cứu liên quan đến dân tộc Chăm: .......................21

Tiểu kết.............................................................................................................22

2.2. Các tiếp cận lý thuyết về nghèo đói ..........................................................24

2.3. Khái niệm nghèo đói và văn hóa của sự nghèo đói...................................26

2.3.1. Khái niệm nghèo đói ..........................................................................26

2.3.2. Văn hóa của sự nghèo đói ..................................................................29

2.3.2.1. Khái niệm Văn hóa .....................................................................29

2.3.2.2. Lối sống: .....................................................................................29

2.3.2.3. Văn hóa của sự nghèo đói...........................................................30

2.4. Mô hình phân tích:.....................................................................................32

CHƢƠNG 3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI QUAN HỆ

CỦA TỘC NGƢỜI RAGLAI VÀ NGƢỜI CHĂM ....................................35

3.1. Người Raglai .............................................................................................35

3.1.1. Về văn hóa:.........................................................................................35

3.1.2. Về quan hệ gia đình:...........................................................................35

3.1.3. Về tín ngưỡng:....................................................................................36

3.1.4. Các loại hình hoạt động kinh tế:.........................................................36

3.2. Người Chăm ..............................................................................................37

3.2.1. Về tôn giáo: ........................................................................................37

3.2.2. Về văn hóa:.........................................................................................37

3.2.3. Quan hệ xã hội: ..................................................................................38

3.2.4. Về hoạt động sản xuất:.......................................................................38

x

3.3. Khái quát chung về mối quan hệ giữa người Raglai và người Chăm ở

Ninh Thuận.......................................................................................................39

Tiểu kết chương 3.............................................................................................40

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ NGHÈO ĐÓI, VĂN HÓA CỦA SỰ

NGHÈO ĐÓI TẠI HAI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC RAGLAI VÀ CHĂM

Ở HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN............................................42

4.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên của huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh

Thuận................................................................................................................42

4.2. Thực trạng nghèo đói và văn hóa của hai cộng đồng Raglai (xã Ma Nới)

và cộng đồng Chăm (xã Nhơn Sơn) ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ......43

4.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của cộng đồng dân tộc Raglai xã

Ma Mới và Chăm xã Nhơn Sơn...................................................................43

4.2.1.1. Cộng đồng Raglai xã Ma Nới.....................................................43

4.2.1.2. Cộng đồng Chăm ở Lương Tri, xã Nhơn Sơn ............................54

4.2.2. Văn hóa của sự nghèo đói ở cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm và

Raglai ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ................................................58

4.2.2.1. Trình độ học vấn.........................................................................58

4.2.2.2. Quy mô gia đình lớn ...................................................................63

4.2.2.3. Quản lý chi tiêu...........................................................................66

4.2.2.4. Hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin......................................700

4.2.2.5. Tham gia phong tục của dòng tộc và các hoạt động xã hội tại

cộng đồng: ........................................................................................................73

4.2.2.6. Quyết định về các công việc trong gia đình ...............................77

4.3. Đánh giá của cộng đồng dân tộc thiểu số Chăm và Raglai về các yếu tố

ảnh hưởng đến nghèo đói .................................................................................79

4.3.1. Kiểm định sự khác biệt của công đồng dân tộc thiểu số Chăm và

Raglai khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ...........................79

4.3.2. Kiểm định Independent sample T- Test giữa hộ nghèo Chăm và hộ

thoát nghèo Chăm khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ........80

4.3.3. Kiểm định Independent sample T- Test giữa hộ nghèo Raglai và hộ

thoát nghèo Raglai khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói .......82

xi

4.3.4. Kiểm định Independent sample T- Test giữa hộ nghèo Chăm và hộ

nghèo Raglai khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ................86

4.3.5. Nhận định chung của các hộ nghèo và thoát nghèo Chăm và Raglai về

các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói (qua phân tích nhân tố khám phá -

EFA).............................................................................................................87

4.3.6. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo từ phân tích nhân tố .............90

4.3.7. So sánh trị trung bình các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến đói

nghèo của các hộ thoát nghèo và hộ nghèo ở dân tộc Chăm và Raglai.......93

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ........................98

5.1. Nhìn lại các giả thuyết của nghiên cứu .....................................................98

5.2. Nhận định đúc kết......................................................................................99

5.2.1. Đối với cộng đồng người Raglai:.......................................................99

5.2.2. Đối với người Chăm:........................................................................100

5.3. Khuyến nghị ............................................................................................101

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................104

PHỤ LỤC.......................................................................................................112

PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN .........................................................................127

xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

BHYT Bảo hiểm y tế

BTXH Bảo trợ xã hội

DTTS Dân tộc thiểu số

ESCAP Ủy ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

QĐ Quyết định

TBCN Tư bản chủ nghĩa

TCN Trước công nguyên

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

UN Liên Hiệp Quốc

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

WB Ngân hàng Thế giới

XKLĐ Xuất khẩu lao động

xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ

Trang

Bảng 4.1 Trình độ học vấn của chồng và vợ, phân theo hộ thoát nghèo / hộ

nghèo ở người Chăm và Raglai........................................................................58

Bảng 4.2 Mức độ quan tâm việc học hành của con cái, phân theo hộ thoát

nghèo/ hộ nghèo ở dân tộc Chăm và Raglai.....................................................59

Bảng 4.3 Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi phải nghỉ học, phân theo hộ thoát nghèo /

hộ nghèo ở người Chăm và Raglai...................................................................60

Bảng 4.4 Tập quán con cái lập gia đình nhưng vẫn ở chung với cha mẹ, phân

theo hộ thoát nghèo / hộ nghèo ở người Chăm và Raglai (%) 65

Bảng 4.5 Quản lý chi tiêu của người Raglai và người Chăm, phân theo hộ

thoát nghèo/hộ nghèo (%) ................................................................................67

Bảng 4.6 Cách thức trả nợ của những hộ mua nợ tạp hóa, phân theo loại hộ

thoát nghèo/hô nghèo ở người Chăm và Raglai (%)........................................68

Bảng 4.7 Sở hữu và sử dụng những dụng cụ phục vụ văn hóa, phân theo hộ

thoát nghèo/ hộ nghèo ở người Chăm và Raglai (%).......................................71

Bảng 4.8 Đánh giá tầm quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng,

phân theo loại hộ thoát nghèo/hộ nghèo ở người Chăm và Raglai (%) ...........72

Bảng 4.9 Tham gia các loại hình hoạt động trong dòng tộc (%).....................75

Bảng 4.10 Tham gia vào tổ chức Hội đoàn thể, phân theo hộ thoát nghèo/hộ

nghèo ở người Chăm và Raglai (%).................................................................77

Bảng 4.11 Người đóng vai trò quyết định chính về các công việc trong gia

đình phân theo hộ thoát nghèo và hộ nghèo.....................................................78

Bảng 4.12 Kiểm định Independent sample T – Test với một số nhận định về

nghèo đói, phân theo hộ nghèo Chăm và hộ thoát nghèo Chăm......................81

Bảng 4.13 Kiểm định Independent sample T – Test với một số nhận định về

nghèo đói, phân theo hộ nghèo Raglai và hộ thoát nghèo Raglai. ...................83

Bảng 4.14 Kiểm định Independent sample T – Test với một số nhận định về

nghèo đói, phân theo hộ nghèo Chăm và hộ nghèo Raglai. .............................86

Bảng 4.15 Phân tích các nhân tố khám phá EFA lần 3 ....................................88

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha.............................................91

Bảng 4.17 So sánh trị trung bình các thang đo về các yếu tố tác động đến đói

nghèo của các hộ thoát nghèo Chăm và hộ nghèo Raglai................................93

Bảng 4.18 So sánh trị trung bình các thang đo về các yếu tố tác động đến đói

nghèo của các hộ thoát nghèo Raglai và hộ nghèo Raglai. ..............................94

xiv

Bảng 4.19 Nhận thức về các giải pháp xóa nghèo, phân theo hộ thoát nghèo /

hộ nghèo ở người Chăm và Raglai...................................................................96

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!