Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Thị Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 25 - 30
25
HIỆN TƯỢNG LÓNG TRÊN BÁO CHÍ
NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
Phạm Thị Thu Hoài*
Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hiện nay, dư luận xã hội quan tâm nhiều đến tình hình phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là cách dùng
tiếng Việt của giới trẻ. Để thích nghi được với sự năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải
mở rộng và phát triển vốn từ sẵn có. Đây là một xu hướng của ngôn ngữ nói chung. Hiện nay,
trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có một dạng ngôn ngữ xuất hiện khá phổ biến đó là tiếng
lóng (Slang). Kể từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch chuẩn” không được khuyến khích
sử dụng. Nhưng đến nay lối nói “lóng hoá” đang có cơ hội phát triển rộng rãi. Trong phạm vi bài
viết này, chúng tôi chỉ xin luận bàn về “hiện tượng lóng” nhìn từ bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa
xuất hiện trên báo chí dành cho giới trẻ.
Từ khóa: ngôn ngữ, báo chí, tiếng lóng, lệch chuẩn, ngữ pháp và ngữ nghĩa
1. Qua khảo sát các chuyên mục tin tức cập
nhật, văn học nghệ thuật, thông tin giải trí,
…và các chuyên mục khác cho thấy: với số
lượng 165 số báo Hoa học trò và 85 số báo
Thế giới học đường đã thống kê được 602
hiện tượng lóng. Trong đó hiện tượng lóng
xuất hiện nhiều dưới dạng cấu tạo ngôn từ
bao gồm từ, cụm từ, câu với số lượng 551, và
dưới dạng mật mã là 23 ký tự ( tương ứng với
23 chữ cái trong tiếng Việt), và 28 ký hiệu lóng
biểu hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau.*
Bảng 1. Thống kê các dạng thức của hiện tượng lóng
Từ
Cụm
từ
Câu Mật mã Ký
hiệu
Hiện
tượng
lóng
431 98 22 23 28
71,6 % 16,3 % 3,65% 3,8 % 4,65%
Việc các nhà báo trẻ sử dụng các hiện tượng
lóng với tần số khác nhau, điều này không phải
là một sự ngẫu nhiên mà là một việc làm có
chủ ý, nhằm đạt được mục đích diễn đạt. Qua
khảo sát, thống kê chúng tôi tiến hành tìm hiểu
cấu tạo ngữ pháp của hiện tượng lóng.
1.1 Hiện tượng lóng trên báo chí nhìn từ
bình diện ngữ pháp
1.1.1 Hiện tượng lóng có cấu tạo là từ, cụm từ
Qua số liệu khảo sát cho thấy, con số hiện
tượng lóng cấu tạo là từ, cụm từ lên tới 529,
*
trong đó hiện tượng lóng cấu tạo là từ chiếm
431 tương ứng với 71,5 %. Tiếp tục phân tích
chúng tôi nhận thấy trong 431 hiện tượng
khảo sát được có tới 262 hiện tượng được cấu
tạo bởi các từ đơn, chiếm 43,52%.
Bảng 2. Thống kê hiện tượng lóng cấu tạo là từ
Kiểu loại
từ vựng
Số lượng
khảo sát Chiếm tỷ lệ (%)
Danh từ 59 22,5 %
Động từ 103 39,3 %
Tính từ 89 34 %
Đại từ 11 4,2 %
Tổng 262 100 %
Qua bảng khảo sát cho thấy, với cấu tạo là các
từ đơn, hiện tượng lóng là động từ có tỷ lệ %
cao nhất với 103 từ chiếm 39,3 %
Ví dụ: “Trong lúc hai đứa vẫn còn đang tám
đủ thứ chuyện…”. (HHT,Số 732, T43,2007);
(tám: bàn tán đủ thứ chuyện không có chủ đề
rõ ràng).
Đứng ở vị trí thứ 2 là các hiện tượng lóng
được cấu tạo bởi các tính từ, với số lượng 89
từ chiếm tỷ lệ 34 %.
Ví dụ: “Nó không tồ, gà thì càng không”.
(HHT,Số 681, T15,2007); (gà = ngốc nghếch,
không biết gì).
Ví dụ: “Thầy cứ cật lực tua mặc cho những
khuôn mặt thẫn thờ mệt mỏi…”(TGHĐ,Số
69, T11, 2009) (tua = tốc độ nói không ngừng
nghỉ, không để ý đến đối tượng tiếp nhận).