Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện trạng phát triển du lịch biển huyện quỳnh lưu - nghệ an giai đoạn 2005 đến 2012. định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
820

Hiện trạng phát triển du lịch biển huyện quỳnh lưu - nghệ an giai đoạn 2005 đến 2012. định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----

TRẦN THỊ LIÊN

Hiện trạng phát triển du lịch biển huyện

Quỳnh Lưu - Nghệ An giai đoạn 2005 đến

2012. Định hướng và giải pháp phát triển

đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống

văn hóa xã hội và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch

được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, “xuất khẩu tại chỗ”, mang lại thu nhập

GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Việc phát triển du

lịch còn tạo ra sự trao đổi phát triển kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền và giữa các

nước với nhau từ đó góp phần truyền bá hình ảnh Việt nam ra toàn thế giới

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch nói chung và du

lịch biển nói riêng. Với trên 3000km bờ biển, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt

những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài trên ven biển Việt Nam đã tạo những

điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển,vịnh biển cuả

Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như Vịnh Hạ Long (2 lần được UNESCO

công nhận là di sản thiên nhiên thế giới), Vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp

nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forber bầu chọn là một trong sáu bãi tắm

quyến rũ nhất hành tinh…cũng đã nói đến sức hút của biển Việt Nam đối với du khách

trong và ngoài nước

Nghệ An là địa phương có tiềm năng lớn về biển và ven biển, với trên 82km bờ

biển, trải dài ở 4 huyện là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò. Hiện nay, du lịch

biển và ven biển Nghệ An đã kết nối được với nhiều điểm du lịch nổi tiếng trong nước và

các nước Lào, Thái Lan…Với những điều kiện thuận lợi, trong những năm qua du lịch

Nghệ An nói chung và du lịch biển nói riêng đã không ngừng phát triển.

3

Quỳnh Lưu là một huyện nằm ở phía bắc Nghệ An, với đường biên giới dài

122km, trong đó đường biên giới đất liền 88km và 34 km đường bờ biển, với nhiều bãi

biển đẹp: Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lập…có thế mạnh để phát triển du lịch

biển. Việc nghiên cứu về du lịch biển ở đây trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái

nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch biển. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và

thực tiễn. Nó giúp du lịch biển của huyện Quỳnh Lưu đạt được những thành tựu mới,

khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng

của huyện, là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, chứng kiến sự thay đổi

và phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng của huyện, từ những lý do trên tôi

xin chọn đề tài “Hiện trạng phát triển du lịch biển huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An giai

đoạn 2005 đến 2012. Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020”

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch biển ở Quỳnh Lưu giai đoạn 2005 – 2011

- Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển ở Quỳnh Lưu đến năm

2020

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động du lịch biển của huyện

Quỳnh Lưu

- Xử lý nguồn tài liệu, các số liệu để rút ra những nhận xét, đánh giá và hiện trạng

phát triển của hoạt động du lịch biển huyện Quỳnh Lưu

- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch

biển huyện Quỳnh Lưu

3. Lịch sử nghiên cứu

3.1. Ở Việt Nam: Ở nước ta việc tiếp cận du lịch chỉ mới được quan tâm vào thập kỷ

90 của thế kỷ XX, khi đời sống vật chất, văn hóa của người dân bắt đầu có sự ổn định.

Tuy nhiên cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển du lịch

biển ở Việt Nam:

4

- Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam,tác giả

Phạm Trung Lương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

- Quy hoạch phát triển du lịch biển – đảo Việt Nam, TS. KTS. Lê Trọng Bình

- Thảo luận du lịch biển Việt Nam, Nhóm sinh viên Trường ĐH Thái Nguyên

- Đề án “du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam” nhóm sinh viên, Trường

đại học KTQD Hà Nội,

3.2. Ở Nghệ An: Nghệ An có những công trình nghiên cứu về du lịch biển

- Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh

- Nghệ An đến năm 2020.

- Nguyễn Đình Mạnh, Đề án tốt nghiệp “Định hướng phát triển du lịch biển, đảo

tỉnh Nghệ An đến năm 2020”

- Các bài báo cáo về phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010, 2011 – 2012

của Bộ Văn Hóa và Thông Tin tỉnh Nghệ An

3.3. Ở Quỳnh Lưu: Liên quan đến du lịch biển Quỳnh Lưu thì chưa có một công trình

cụ thể cá nhân nào. Phần lớn các bài viết nghiên cứu về du lịch biển Quỳnh Lưu thường

là phòng văn hóa ,thể thao và du lịch huyện Quỳnh Lưu, được đăng trên báo, tạp chí,

trang web: Du lịch biển Quỳnh Lưu. Các báo cáo về du lịch như: Quy hoạch phát triển du

lịch Quỳnh lưu thời kỳ 2006 – 2010, báo cáo du lịch năm 2011- 2012, chương trình hành

động về việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du

lịch Quỳnh Lưu – giai đoạn 2011 - 2020

4. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Hiện trạng phát triển du lịch biển ở Quỳnh Lưu - Nghệ An

giai đoạn 2005 đến 2012. Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020”

- Giới hạn về lãnh thổ: huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

5. Các quan điểm vận dụng trong nghiên cứu đề tài

5.1. Quan điểm hệ thống

Du lịch bao gồm nhiều thành phần cùng tồn tại trong một không gian có mối liên

hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Khi tiến hành nghiên cứu các thành phần

5

du lịch ở các cấp khác nhau cần xem xét mối quan hệ qua lại bên trong chúng và với môi

trường bên ngoài. Quan điểm này là cơ sở để hình thành hệ thống du lịch trên lãnh thổ

nghiên cứu, đảm bảo cho tính khách quan, khoa học trong nghiên cứu

5.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các yếu tố du lịch của một lãnh thổ là một hệ thống, chúng cùng tồn tại có sự liên

kết chặt chẽ với nhau. Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch thường có nhiều nguồn lực để phát

triển du lịch. Vì thế quan điểm này được vận dụng thông qua nghiên cứu cả hệ thống của

tiềm năng du lịch và việc phát triển du lịch biển ở Huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An thông

qua từng yếu tố, thành phần của hệ thống đó.

5.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế trên một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh

và phát triển. Vì thế, quan điểm này được vận dụng để phân tích, tổng hợp quá trình hình

thành phát triển của hệ thống du lịch, cũng như xem xét thực trạng phát triển du lịch, các

nguồn lực phát triển du lịch, các chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch cho tương lai. Qua

đó chúng ta hiểu được giá trị của tài nguyên du lịch trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo

được hướng phát triển trong tương lai

5.4. Quan điểm sinh thái kinh tế bền vững

Phát triển bền vững trở thành một mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhân loại

trong thế kỷ XXI. Vì thế bất kỳ một ngành kinh tế nào cũng vậy, tiêu chuẩn để đánh giá

không chỉ là hiệu quả kinh tế của nó mà còn phải gắn với công tác bảo vệ môi trường.

Làm sao để vừa đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vừa đảm bảo cho môi trường được ổn định

tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế. Do đó quan điểm kinh tế - sinh thái được vận

dụng nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và con người, thông qua mối

quan hệ tác động qua lại đó con người phải biết khai thác tài nguyên du lịch đúng mức,

vừa hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường ổn định. Quan điểm này cũng là một quan

điểm chủ đạo để nghiên cứu đề tài

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp khảo sát thực địa

6

Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế. Qúa trình

thực địa còn giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu phong phú hơn. Đây là một phương

pháp rất quan trọng và không thể thiếu, nó giúp cho thông tin trở nên chính xác hơn

6.2. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi nhiều nguồn tài liệu từ các cơ quan, tổ

chức khác nhau. Vì thế cần phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn những tài liệu cần thiết liên

quan đến đề tài. Sau đó tiến hành phân tích, xử lý các thông tin và số liệu cũng như các

cấn đề thực tiễn nhằm đưa ra các dự báo, các chiến lược, giải pháp trong tương lai.

6.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Bản đồ, biểu đồ là một trong những yếu tố quan trọng, sử dụng phương pháp này

cho phép thu thập các thông tin mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Mặt khác các yếu tố du

lịch gồm nhiều thành phần du lịch và phân bố rộng lớn trong không gian. Trong quá trình

khảo sát thực địa, tác giả không thể bao quát hết toàn lãnh thổ được vì thế phải sử dụng

bản đồ để khảo sát từng yếu tố, đồng thời biểu đồ giúp trực quan hóa số liệu, cụ thể hóa

các đối tượng địa lý. Từ đó người đọc có thể thấy rõ hơn mức độ phát triển của ngành du

lịch biển huyện Quỳnh Lưu theo không gian và thời gian.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch biển

Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch biển huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An giai

đoạn 2005 – 2012

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển huyện Quỳnh Lưu,

Nghệ An đến 2020

7

A. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN

DU LỊCH BIỂN

1.1 Các khái niệm chung về du lịch

1.1.1 Khái niệm về Du lịch

Về khái niệm và nội dung đó có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch.

Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (20/2/1999) xác định rõ ràng “Du lịch là một ngành

kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng

và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ

dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”

Theo Michel Coltmant: "Du lịch là mối quan hệ tương tác giữa bốn nhóm nhân tố:

khách du lịch, các tổ chức cung ứng du lịch, chính quyền nơi đến du lịch, dân cư tại nơi

du lịch để thống nhất hoạt động du lịch nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống

của con người".

Tuyên bố LaHay về du lịch viết: "Du lịch là hoạt động tất yếu của con người và

của xã hội hiện đại. Bởi lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử

dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan

hệ giữa con người với con người".

1.1.2 Khách du lịch

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!