Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực tự học và quy trình tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm.
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
4.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1252

Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực tự học và quy trình tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 185-190; 194

185 Email: [email protected]

HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC

VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Nguyễn Đức Giang, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phạm Thị Hồng Nhung - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Ngày nhận bài: 12/6/2019; ngày chỉnh sửa: 25/7/2019; ngày duyệt đăng: 28/7/2019.

Abstract: Developing self-study competency for students demands a set of assessment standard

tools as well as an process to organize for developing the self-study competency. System of

standards and criteria for evaluating self-study competency is divided into three groups: cognitive

competency; metacognition competency and motivational competency. Developing self-study

competency should be applied according to a process of steps: from studying outcomes standard;

analyzing the learners' competencies, then planning and implementing to develop self-study

competency for students in and out of class time.

Keywords: Self-study competency, developing self-study competency.

1. Mở đầu

Phát triển năng lực (NL) tự học ngày càng có ý nghĩa

trong giáo dục, đó là một trong những yếu tố thiết yếu

của việc cá nhân hóa trong giáo dục. Rất nhiều học giả,

và chính phủ các nước tin rằng sự phát triển NL tự học

sẽ thúc đẩy học tập ở các bậc lên cao và suốt đời [1]. Một

trong những vấn đề cốt lõi để thúc đẩy tự học chính là chỉ

ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá NL tự học. Từ đó,

giúp người học tự đánh giá, tự chủ, động lực, chịu trách

nhiệm, thiết lập mục tiêu, quản lí thời gian, tự điều chỉnh,

siêu nhận thức, tự nhận thức và tự định hướng hoạt động

học của bản thân. Bên cạnh đó cần có một quy trình phát

triển NL tự học cho sinh viên (SV) tối ưu, đảm bảo SV

sẽ hình thành được NL tự học phục vụ cho quá trình học

tập. Bài viết trình bày hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh

giá NL tự học và quy trình tổ chức phát triển NL tự học

cho SV trong các trường đại học sư phạm.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực

tự học

Các chuẩn năng lực tự học của SV trong các Trường

Đại học Sư phạm là hệ thống các yêu cầu cơ bản đặt ra

để đánh giá NL.

Tiêu chuẩn (Standard) là những nội dung cơ bản của

NL tự học.

Tiêu chí (Criterion) của tiêu chuẩn là yêu cầu và điều

kiện cần đạt được ở mỗi nội dung của NL tự học.

Các tiêu chuẩn đánh giá NL tự học được xây dựng

dựa trên các thành tố bên trong của NL tự học là các kĩ

năng mà cá nhân người học cần có được. Nhìn chung

hiện nay các nghiên cứu đều chỉ ra rằng có nhiều kĩ năng

cần thiết để việc tự học diễn ra hiệu quả. Những kĩ năng

này thường được chia thành ba nhóm: nhận thức, siêu

nhận thức và tình cảm. Có rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ

ra rằng tất cả những kĩ năng này đều quan trọng cho việc

học [2]. Các Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá NL tự học

mô tả gồm 3 nhóm lớn như sau:

Tiêu chuẩn 1: NL nhận thức (9 tiêu chí): 1) Tra cứu,

tìm kiếm và thẩm định thông tin; 2) Phân tích và luận

giải; 3) Đánh giá và nhận định; 4) Xây dựng luận điểm;

5. Xử lí vấn đề; 6) Dự đoán; 7) Đọc phản biện; 8) Ghi

chép để học tập; 9) Kĩ thuật ghi nhớ.

Tiêu chuẩn 2: NL siêu nhận thức (7 tiêu chí): 1) Suy

ngẫm về những điều đã học; 2) Suy ngẫm về mức độ

thành thục kiến thức, kĩ năng; 3) Đặt mục tiêu; 4) Lập kế

hoạch tự học; 5) Sắp xếp nguồn lực học tập; 6) Quản lí

tài liệu học tập; 7) Điều chỉnh nhận thức

Tiêu chuẩn 3: NL tạo động lực (7 tiêu chí): 1) Ý thức

và sự tập trung; 2) Tự tạo động lực; 3) Giải tỏa áp lực và

căng thẳng; 4) Thất bại tích cực; 5) Kiên trì; 6) Óc tò mò;

7) Sự bền bỉ.

2.2. Quy trình phát triển năng lực tự học của sinh viên

sư phạm

Quy trình tổ chức phát triển NL tự học trong các

trường Đại học Sư phạm đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Việc ứng dụng mô hình NL tự học trong tổ chức tự học

cần tiến hành theo các bước:

2.2.1. Chuẩn bị dạy học nhằm phát triển năng lực tự học

- Nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn đầu ra (Out come)

của mỗi môn học: Nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn đầu

ra vai trò định hướng trong lập kế hoạch, tổ chức tự học

và đánh giá năng lực tự học của SV. Từ đó giảng viên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!