Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hệ thống công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân pháp
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
98.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1781

hệ thống công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân pháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trình bày và phân tích quá trình ra đời của hệ thống các công cụ bóc lột về kinh tế

của thực dân Pháp.

Bài làm

Một đặc trưng điển hình của chủ nghĩa thực dân là ăn bám và bóc lột. Chúng

không chỉ đàn áp nhân dân lao động chính quốc mà còn tìm mọi cách để khai thác nhân

dân thuộc địa. Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, cùng với việc hoàn thành quá trình xâm

chiếm các lục địa, thực dân Pháp cũng hoàn thành xâm lược và bình định Việt Nam,

Đông Dương. Ngay sau đó người Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc điạ lần thứ

nhất. Cùng với những chính sách khai thác bóc lột tàn bạo, triệt để thực dân Pháp đã

thiết lập một hệ thống các cơ quan cai trị và bóc lột hữu hiệu.

Từ 1897 trở đi, sau khi bình định xong nước ta, đường lối khai thác thuộc địa

của thực dân Pháp bắt đầu được định hình, bổ xung, hoàn thiện và duy trì cho tới năm

1945. Ngay sau đó người Pháp lập ra một hệ thống cơ quan cai trị khá chặt chẽ từ Trung

ương tới địa phương bao gồm: - Đại hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Đông Dương

- Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ,

- Nha tài chính Đông Dương,

- Ban thanh tra tài chính Đông Dương,

- Phòng Canh Nông,

- Tập đoàn Ngân hàng Đông Dương,

- Tập đoàn tài chính cao su Đông Dương.

Các tổ chức này được mạnh nha từ khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông

Nam Kỳ và sau khi ổn định tình hình. Theo thời gian cũng như yêu cầu của người Pháp

các cơ quan này đã được thay đổi và hoàn thiện.

1. Đại hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Đông Dương

Cơ quan này được thiết lập sau sắc lệnh ngày 4-11-1928 do tổng thống Pháp

ban hành. Lúc mới ra đời cơ quan này có tên gọi là Đại hội đồng lý tài Đông Dương.

Đây là cơ quan cai trị cao nhất về kinh tế của người Pháp ở Đông Dương.

Về thành phần đại biểu của hội đồng: Đại hội đồng có tổng số 51 thành viên

trong đó có 28 thành viên người Pháp và 23 thành viên người Việt. Trong số 28 thành

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!