Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống các dạng toán phân số lớp 4 và một số bài tập nâng cao dành cho học sinh khá giỏi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ HIẾU
Hệ thống các dạng toán phân số lớp 4 và
một số bài tập nâng cao dành cho học
sinh khá giỏi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Là một khoa học nghiên cứu những mặt xác định của thế giới hiện thực,
toán học không chỉ có nguồn gốc từ thực tiễn( các khái niệm đầu tiên của toán
học như khái niệm số tự nhiên các hình hình học…nảy sinh do nhu cầu thực tiễn
trong quá trình lao động của con người) mà còn do những yêu cầu riêng của bản
thân toán học) thõa mãn các nhu cầu về giải phương trình, về hoàn chỉnh logic,
hay tăng cường sự tổng quát hóa…), thậm chí có những bài toán đặt ra từ yêu
cầu tò mò của các nhà toán học. Thực tiễn tạo ra toán học và sau đó toán học lại
trở thành công cụ để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn.
Đối với bậc Tiểu học đây là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng
cho việc hình thành nhân cách ở học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức
khoa học ban đầu về xã hội và tự nhiên, phát triển các năng lực nhận thức và
hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy các tình cảm, thói quen và đức tính
tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua
việc dạy học các môn học và việc thực hiện các hoạt động có định hướng theo
yêu cầu giáo dục. Trong các môn học ở bậc Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt
môn Toán có vị trí rất quan trọng. Toán học với tư cách là một khoa học nghiên
cứu một số mặt của thế giới hiện thực có một hệ thống kiến thức cơ bản và
phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động.
Đó cũng là công cụ rất cần thiết để học các môn khác và để tiếp tục nhận thức
thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Bên cạnh đó
khả năng giáo dục nhiều mặt của Toán học là rất lớn, nó có nhiều khả năng phát
triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ cần thiết để nhận
thức thế giới hiện thực như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp,
so sánh dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó còn có vai trò to lớn trong việc rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn
đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác; Nó có nhiều tác dụng trong việc
3
phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành
và rèn luyện nề nếp, phong cách và tác phong làm việc khoa học, rất cần thiết
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những
đức tính tốt như cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn.
Do những đặc điểm của nội dung và phương pháp toán học, cũng như
những đặc điểm về phát triển tư duy của lứa tuổi Tiểu học, dạy và học Toán ở
Tiểu học chính là sự giáo dục toán học mang lại những tri thức toán học sơ đẳng
cần thiết cho cuộc sống và phát triển phù hợp với lứa tuổi Tiểu học đồng thời là
một giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho việc thực hiện quá trình giáo dục toán học
tiếp theo ở phổ thông.
Các lớp dưới học sinh chủ yếu làm quen với số tự nhiên, nhưng sang các
lớp lớn hơn thì mức độ toán học cũng khó hơn, đến các lớp 3,4,5 thì học sinh bắt
đầu được làm quen với phân số trong toán học. Bắt đầu từ năm học 2005- 2006
chương phân số và các phép tính về phân số được đưa xuống dạy ở lớp 4. Đây là
một nội dung tương đối khó đối với học sinh lớp 4 các em mới bắt đầu học khái
niệm và phải thục hành luôn. Vì vậy để giải được những bài toán liên quan đến
phân số thì không đơn giản, nhất là học sinh lớp 4 vì tư duy ở lứa tuổi này vẫn
còn là tư duy cụ thể. Nội dung toán liên quan đến phân số có mối liên hệ mật
thiết với các nội dung dạy học toán khác. Các dạng toán phân số như “ Tìm hai
số khi biết tổng, hiệu và tỉ số” là một trong những dạng toán điển hình ở Tiểu
học. Để giúp học sinh lớp 4 học tốt và nắm vững các dạng toán liên quan đến
phân số. Cung cấp phương pháp giải một cách nhanh chóng, có hệ thống và khoa
học, biết nhận dạng các bài toán liên quan đến phân số tôi chọn đề tài “ Hệ thống
các dạng toán phân số lớp 4 và một số bài tập nâng cao dành cho học sinh khá
giỏi”
2. Lịch sử vấn đề.
Những vấn đề liên quan đến chủ đề toán phân số và phương pháp giải toán
phân số đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các tài liệu sau:
4
Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập toán 4- Phạm Đình Thực,
NXB tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2008, phân loại tất cả các dạng
toán ở lớp 4 trong đó trong đó có các dạng toán về phân số, đồng thời cung cấp
phương pháp giải cho từng dạng toán.
Cuốn phương pháp dạy- học toán ở Tiểu học của nhóm tác giả Đỗ Trung
Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Hà Sĩ Hồ, năm 2003, đề cập đến các bài toán dạng toán ở
Tiểu học và phương pháp giải cụ thể. Trong đó có mảng toán về phân số.
Cuốn 140 bài toán về phân số - Nguyễn Danh Ninh, Vũ Dương Thụy, NXB
giáo dục, năm 1995. Cung cấp các bài toán về phân số từ cơ bản đến nâng cao và
đưa ra cách giải cụ thể cho từng bài.
Toán nâng cao lớp 4 của nhóm tác giả Vũ Dương Thụy - Nguyễn Danh
Ninh, NXB giáo dục Việt Nam, năm 2010, Đưa ra các bài toán nâng cao theo
từng chủ đề toán lớp 4, trong đó có chủ đề toán phân số.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích phân loại các bài toán về
phân số trong chương toán lớp 4, đồng thời đưa ra một số thủ thuật nhận dạng
các bài tập toán điển hình và không điển hình trong chương trình toán lớp 4.
Trên cơ sở đó cung cấp một số bài tập nâng cao theo chủ đề nội dung toán về
phân số theo từng nhóm, dạng phương pháp giải cụ thể cho học sinh khá giỏi lớp
4.
Ngoài ra khi nghiên cứu đề tài này, một mục đích khác nữa là cũng cố và
nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, có hiểu biết sâu sắc về nội và
phương pháp dạy giải một số dạng bài toán về phân số trong chương trình SGK
Toán 4 để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân loại bài tập toán về phân số ở lớp 4.
- Đưa ra một số thủ thuật nhận dạng toán về phân số trong chương trình
toán lớp 4.
5
- Đề xuất một số bài tập nâng cao dành cho học sinh khá giỏi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Do khách quan về thời gian nên chúng tôi chỉ nghiên cứu hệ thống bài tập
phân số trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách nâng cao và sách tham khảo
lớp 4.
5. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung toán về phân số trong chương trình toán lớp 4.
6. Các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tham khảo tài liệu
- Phương pháp phân tích nội dung
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân loại
7. Đóng góp của đề tài.
Qua việc tìm hiểu toán về phân số, các phương pháp nhận dạng giúp tôi
nắm được một cách hệ thống chủ đề toán về phân số. Từ đó đề xuất một số bài
tập nâng cao sát với chương trình giành cho học sinh khá, giỏi để gúp các em
nắm vững và giải nhanh, giải đúng các bài tập về phân số. Đề tài cũng là sự đóng
góp một phần vào tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên nghành giáo dục
Tiểu học nói chung và môn toán Tiểu học nói riêng.
8. Cấu trúc của để tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Phân loại các bài tập, thủ thuật nhận dạng các bài toán về phân
số và đề xuất một số bài tập nâng cao dành cho học sinh khá, giỏi.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động nhận thức
* Tri giác:
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính không chủ định. Do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa
chính xác dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn.
Ở các lớp đầu Tiểu học, tri giác thường gắn liền với hành động, với hoạt
động thực tiễn, trẻ chỉ cảm nhận được những gì nó cầm nắm.
Tính xúc cảm thể hiện rõ trong tri giác. Những dấu hiệu, những đặc điểm
nào của sự vật gây cho các em các cảm xúc thì được các em tri giác trước. Vì
vậy, cái trực quan, rực rỡ, sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn
tượng tốt hơn.
* Tư duy:
Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức
bằng cách dựa vào đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ
thể. Ví dụ, trong các giờ học toán đầu tiên ở lớp, khi làm các phép tính học sinh
phải dựa vào que tính, ngón tay tức là dựa vào những vật cụ thể.
* Tưởng tượng:
Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng. Tưởng
tượng của học sinh phát triển không đầy đủ thì nhất định sẽ gặp khó khăn trong
học tập.
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong
hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Tưởng tượng của học sinh
Tiểu học đã phát triển và phong phú hơn so với trẻ chưa đến trường. Đây là lứa
tuổi thơ mộng giúp cho tưởng tượng phát triển. Tuy vậy, tưởng tượng của các
em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tượng tượng còn đơn giản hay thay
7
đổi, chưa bền vững. Càng về những năm cuối bậc học, tưởng tượng của các em
càng gần hiện thực hơn.
* Trí nhớ:
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh Tiểu học tương đối
chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ
logic. Các em ghi nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể
nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Học sinh
lớp 1, 2 có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có
khi chưa hiểu những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập đó. Cho nên cũng
dễ hiểu các em thường học thuộc lòng tài liệu học tập theo đúng từng câu, từng
chữ mà không thay đổi, sắp xếp lại hay diễn đạt bằng lời của mình.
* Chú ý:
Chú ý có chủ định của học sinh Tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh
chú ý một cách có ý chí chưa mạnh. Sự chú ý của học sinh đồi hỏi một động cơ
gần thúc đẩy. Nếu ở học sinh các lớp cuối Tiểu học chú ý có chủ định được duy
trì ngay cả khi có động cơ xa thì học sinh các lớp đầu Tiểu học thường bắt mình
chú ý khi có động cơ gần (được khen, được điểm cao).
Trong lứa tuổi học sinh Tiểu học chú ý không chủ định được phát triển.
những gì mang tính mới mẽ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự
chú ý của các em. Sự chú ý không chủ định càng mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực. Vì vậy sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học như: tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, vật
thật…là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý.
* Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ ngữ và
ngữ pháp. Học sinh các bậc cuối Tiểu học đã nắm được ngữ âm, song hiện tượng
phát âm sai còn phổ biến.
Vì vậy trong việc dạy học ở bậc Tiểu học giáo viên cần chú ý rèn luyện
ngôn ngữ cho học sinh bằng cách phát âm rõ, chính xác, cung cấp cho các em