Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
39.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
800

Hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH TỚI

HẬU QUẢ PHÁP LÝ

CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƢỢNG

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÔ HIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HẬU QUẢ PHÁP LÝ

CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƢỢNG

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÔ HIỆU

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Quang

Học viên: Nguyễn Thành Tới

Lớp: CHL – An Giang Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự

của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân

Quang, những thông tin tôi đưa ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn

nguồn tài liệu tham khảo, những phân tích, kiến nghị đề xuất do cá nhân tự tìm

hiểu và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách

nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Tới

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đƣợc viết tắt

BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015

BLDS 2005 Bộ luật Dân sự 2005

BLDS 1995 Bộ luật Dân sự 1995

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

Nghị quyết số

01/2003/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16 tháng 4

năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân

tối cao

Nghị quyết số

02/2004/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU KHI HỢP ĐỒNG

CHUYỂN NHƢỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÔ HIỆU..................................9

1.1. Quy định của pháp luật về khôi phục lại tình trạng ban đầu khi hợp đồng

chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất vô hiệu..........................................................9

1.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về khôi phục lại tình trạng ban đầu khi

hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất vô hiệu.......................................16

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................18

CHƢƠNG 2. BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI KHI HỢP ĐỒNG CHUYỂN

NHƢỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÔ HIỆU..................................................19

2.1. Quy định của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại khi hợp đồng chuyển

nhƣợng quyền sử dụng đất vô hiệu .......................................................................19

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại khi hợp đồng chuyển

nhƣợng quyền sử dụng đất vô hiệu .......................................................................26

2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại khi hợp đồng

chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất vô hiệu ..........................................................31

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................35

KẾT LUẬN..............................................................................................................36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay là vấn đề

phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định xã hội. Cơ chế giải quyết tranh

chấp hiện nay chưa kịp thời, chính xác và chưa thống nhất nên quyền và lợi ích của

các bên tham gia giao dịch chưa được đảm bảo. Thực trạng hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu vẫn đang tồn tại, là một vấn về bức xúc trong dư

luận hiện nay. Tình trạng hợp đồng được giao kết giả tạo, lừa dối, thực hiện việc

chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình,

chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều cấm của luật, không tuân thủ về

hình thức… đã xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia

giao dịch, gây thiệt hại đến lợi ích của cá nhân và xã hội. Nhưng khi đã xác định

hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Tòa án gặp nhiều khó khăn

trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Tòa án đã

giải quyết nhiều vụ tranh chấp này nhưng pháp luật quy định chưa rõ ràng so với

diễn biến của thực tế. Hiện nay có nhiều quan điểm nhưng chưa thống nhất cách

giải quyết, do đó cách xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng

đất vô hiệu chưa được giải quyết triệt để.

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “giao dịch dân sự

vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm d t quyền, nghĩa vụ dân sự của các

bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên

khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp

không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả... Bên có lỗi

gây thiệt hại thì phải bồi thường…”. Thực tiễn xét xử, việc áp dụng pháp luật để xử

lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập sau:

Vấn đề khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Có một số trường hợp, sau khi nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng đã

đầu tư, cải tạo đất như đào ao, hầm, trồng cây, xây dựng công trình trên đất… thì

mọi thứ không thể trở lại tình trạng đúng như trước thời điểm xác lập giao dịch và

hoàn trả đúng tài sản đã nhận như lúc chuyển nhượng đất. Có một số trường hợp,

chi phí để khôi phục lại tình trạng ban đầu đôi khi còn lớn hơn số tiền chuyển

nhượng đất, nếu buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu có cần thiết không Thực

2

tiễn, nhiều vụ án Tòa án x t xử theo hướng không buộc các bên khôi phục lại tình

trạng ban đầu nhưng buộc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, như vậy Tòa án có

lạm quyền hay không

Cách xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại, xác định lỗi của các bên khi

hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì hiện nay pháp luật chưa

quy định và hướng dẫn cụ thể. Như thế nào mới có thiệt hại thiệt hại bao gồm

những khoản nào Theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội

đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại bao gồm: “Khoản tiền mà bên

chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do

bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển

nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình,

tài sản, cây lâu năm... Trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp

đồng và bồi thường thiệt hại để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao

gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá

trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có”.

Theo hướng dẫn trên, thiệt hại khác gồm có những gì thì không nói rõ. Theo quan

điểm của một số Tòa án hiện nay thì khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất

tăng mới có thiệt hại, nếu chênh lệch giảm thì không có thiệt hại, như vậy là chưa

thuyết phục.

Thực tiễn xét xử, một số Tòa án còn nhận định theo quan điểm chủ quan,

thiếu cơ sở. Việc xác định thiệt hại ch có thiệt hại vật chất, nhưng theo khoản 3

Điều 419 B D 2015 quy định nếu vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại về tinh thần

thì phải bồi thường. Tuy nhiên, không có điều khoản nào quy định rõ về bồi thường

thiệt hại về tinh thần do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. Điều

131 B D 2015 quy định về hậu quả pháp l của giao dịch dân sự vô hiệu c ng

không đề cập bồi thường thiệt hại về tinh thần. Vấn đề này Bộ luật dân sự không

quy định rõ nhưng không có quy định nào cấm, nếu hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất vô hiệu mà có thiệt hại về tinh thần, có yêu cầu thì phải xem xét

giải quyết.

Vấn đề xác định lỗi khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu,

bên bị coi là có lỗi được đề cập trong quy định là bên có những hành vi làm cho

giao dịch vô hiệu, có thể do một bên, có thể do cả hai bên, nhưng mức độ lỗi xác

3

định như thế nào để tương xứng với hành vi thì pháp luật không quy định cụ thể.

Thực tiễn x t xử, Tòa án không có căn cứ để xác định lỗi nên lúng túng, nhiều bản

án đã bị hủy c ng vì l do này.

Ngoài ra còn một số vướng m c trong thực tiễn s được phân tích thêm trong

quá trình nghiên cứu.

Với tình hình nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hậu quả pháp lý của hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu” làm đề tài luận văn thạc s . Với kết quả

nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp đề xuất trong việc hoàn thiện văn bản

hướng dẫn đối với việc xử l hậu quả pháp l của hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất vô hiệu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy đã có một số công

trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí liên quan đến

vấn đề hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, cụ thể như sau:

- Sách chuyên khảo:

Đỗ Văn Đại (2015) “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự

năm 2015” (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.

Trong cuốn sách này tác giả đã có bình luận về hậu quả của giao dịch dân sự vô

hiệu trong đó có đề cập đến vấn đề khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho

nhau những gì đã nhận; xử l hoa lợi, lợi tức; bồi thường thiệt hại. Nhưng hậu quả

pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu chưa được đề cập.

Đỗ Văn Đại (2018) “ uật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án”

(sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ sáu) – Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia

Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp, toàn diện về hậu quả pháp lý của

hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Trên cơ sở tuyển

chọn, phân tích, bình luận các bản án, tác giả đã tập trung phân tích vấn đề khôi phục

lại tình trạng ban đầu khi hợp đồng vô hiệu; vấn đề không hoàn trả được bằng hiện

vật khi hợp đồng vô hiệu; hợp đồng vô hiệu và vấn đề bồi thường thiệt hại; hợp đồng

vô hiệu và phương thức xác định thiệt hại. Đồng thời, tác giả còn so sánh với những

quy định của pháp luật các nước nhằm giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều, từ đó

tác giả đưa ra những ý kiến đánh giá. Tuy nhiên, vấn đề hậu quả pháp lý của hợp

4

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu ch là một nội dung được đề cập đến

trong công trình, chưa thực sự được phân tích chuyên sâu, có hệ thống.

Tưởng Duy ượng (2008) “Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự”

(sách chuyên khảo) – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Cuốn sách gồm nhiều bài

viết về các tranh chấp phát sinh trong giao dịch dân sự trên cơ sở một số vụ án phức

tạp đã được Tòa án xét xử. Sau mỗi vụ việc, tác giả đều phân tích, bình luận và đưa

ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật một cách thống

nhất. Đồng thời rút ra những bài học thiết thực trong việc giải quyết các vướng m c

trong quá trình xét xử các tranh chấp dân sự trong đó có phân tích, bình luận một số

vấn đề về chuyển quyền sử dụng đất và hướng xử lý tranh chấp chuyển quyền sử

dụng đất. Công trình nghiên cứu này là công trình nghiên cứu chuyên sâu đối với

đến các tranh chấp phát sinh trong giao dịch dân sự nhưng chưa phân tích nhiều về

bất cập của pháp luật so với diễn biến của thực tiễn liên quan đến hậu quả pháp lý

của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

- Tạp chí:

Trần Thị Thu Hiền (2017) “Về xác định giá trị tài sản khi giải quyết hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu”, Tạp chí Viện kiểm sát số

10/2017, trang 42-44. Trong bài viết, tác giả phân tích quy định của pháp luật và

cách xác định giá trị tài sản để làm căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại. Đồng thời

nêu lên bất cập trong thực tiễn còn nhiều tranh luận, chưa thống nhất và đưa ra quan

điểm, đề xuất để áp dụng cho thống nhất trong thực tiễn.

Tưởng Duy ượng (2018) “Giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả

giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Tòa

án nhân dân số 01/2018, trang 07-12. Trong bài viết, tác giả ch dừng lại ở việc đề

cập đến giao dịch dân sự vô hiệu và xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu theo

quy định của pháp luật. Đồng thời ch phân tích những căn cứ theo quy định của

pháp luật. Nhưng hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

vô hiệu, các vấn đề liên quan cụ thể, riêng biệt, còn bất cập đã phát sinh trong thực

tiễn mà pháp luật chưa dự liệu thì chưa được đi sâu phân tích, nghiên cứu. Cụ thể là

các vấn đề trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì

đã nhận; cách xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại thì chưa được đi sâu phân

tích và đưa ra một giải pháp đầy đủ, toàn diện.

5

- Giáo trình:

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Đinh

Văn Thanh, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), Pháp luật về hợp đồng

và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

Đây là những công trình được biên soạn về Luật dân sự trong đó có phần hậu

quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, đây là những công trình chuyên để

giảng dạy nên chủ yếu trình bày về lý luận hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

nói chung, chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật về hậu quả pháp lý của hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu vô cùng quý báo, giúp tác giả có

thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn hiện luận

văn. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy các công trình trên đã tiếp cận và nghiên

cứu toàn bộ vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy

nhiên, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ch dừng lại ở mức độ nhất định mà chưa có

công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về hậu quả pháp lý của

hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. Do vậy, cần thiết phải có công

trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật.

Đề tài này s kế thừa kinh nghiệm của những đề tài nghiên cứu trước. Nhưng s là

một đề tài nghiên cứu chi tiết, có nhiều vấn đề mới phát sinh, từng vấn đề liên quan

còn bất cập và kiến nghị hoàn thiện từng vấn đề xuất phát từ việc tổng kết lý luận và

thực tiễn chưa được nghiên cứu và hướng dẫn cách xử lý.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Hệ thống một cách khoa học các quy định có liên quan cùng những quan

điểm chính thống làm cơ sở trong cách hiểu và áp dụng đúng theo tinh thần của

pháp luật khi giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Xuất phát từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dân sự để xử lý

hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu còn có

nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau, chưa thống nhất. Tìm ra được những bất

cập trong các quy định của pháp luật thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án thời

gian qua. Từ đó có những kiến nghị phù hợp, giúp tháo gỡ vướng m c, góp phần

bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

6

Tạo tiền đề thực tiễn trong việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về xử lý

hậu quả pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu trong

thời gian tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật Việt

Nam và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài, tác giả đi sâu phân tích quy định của pháp luật liên

quan, đánh giá tổng quát thực tiễn xét xử và áp dụng pháp luật, phân tích, so sánh

các vụ án đã x t xử, nêu lên những bất cập của pháp luật so với diễn biến của thực

tế nhằm giải mã những vấn đề cơ bản liên quan đến hậu quả pháp lý của hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đề xuất hướng giải quyết.

Tác giả tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có đối chiếu

với Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 1995, các văn bản hướng dẫn thi hành. Do

luận văn phục vụ cho vấn đề ứng dụng nên ngoài các quy định của pháp luật, tác giả

mở rộng phạm vi khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng thông qua những bản án có

thực của một số địa phương về xử l hậu quả pháp l của hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất vô hiệu để tạo tính thuyết phục về nội dung và quan điểm sửa

đổi, bổ sung.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương

pháp nghiên cứu khác nhau. Dựa trên kết cấu của luận văn được chia làm hai

chương tương ứng với nội dung của đề tài là từng chương s giải quyết dứt điểm

một vấn đề. mỗi chương tác giả s kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

Tại mục 1.1, mục 1.2, mục 2.1, mục 2.2 tác giả sử dụng phương pháp phân tích

để phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hậu quả pháp l của

hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. Đồng thời tác giải còn sử dụng

phương pháp này để phân tích những khó khăn, vướng m c trong việc áp dụng pháp

luật trong thực tiễn, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

7

Tại mục 1.1, mục 1.2, mục 2.1, mục 2.2 tác giả còn sử dụng phương pháp so

sánh để so sánh các quan điểm của các chuyên gia, quan điểm của các Tòa án thông

qua các bản án đã x t xử. Để nhận định về thực tiễn áp dụng pháp luật vào từng vụ

việc cụ thể thì phương pháp bình luận bản án được sử dụng để phân tích các quyết

định của Tòa án, từ đó rút ra những đánh giá về tính đúng đ n của các phán quyết,

thông qua đó thấy được sự bất cập, chưa thống nhất trong thực tiễn x t xử của các

Tòa án từng địa phương.

Tại các mục 1.2, mục 2.2 tác giả còn sử dụng phương pháp chứng minh để

chứng minh cho từng nhận định của mình. hi nghiên cứu các nội dung của đề tài,

tác giả có nhận định về các vấn đề pháp l , sử dụng các l l , lập luận và dẫn chứng

các bản án của Tòa án.

Tại các mục 1.3, mục 2.3 tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp

lại vấn đề, đưa ra quan điểm cá nhân đối với từng vấn đề. Ngoài ra, phương pháp

này được sử dụng trong toàn bộ nội dung luận văn, đặc biệt là phần kết luận ở mỗi

chương nhằm tổng hợp những vấn đề đã được phân tích trước đó.

ỗi phương pháp nghiên cứu mang lại những hiệu quả nhất định trong việc

làm rõ đối tượng nghiên cứu, xác định mục đích của luận văn, thông qua đó truyền

tải được những nội dung cần làm sáng t .

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng

Với những phân tích cụ thể về các vướng m c, bất cập s đưa ra đề xuất

hướng dẫn cụ thể cho Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến hậu quả pháp lý của hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu được tác giả đề cập trong luận văn

s trở thành nguồn tài liệu tham khảo hiệu quả cho việc hoàn thiện pháp luật và áp

dụng vào thực tiễn của hoạt động xét xử tại Tòa án.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn bao gồm 02 (hai) chương:

Chương 1. hôi phục lại tình trạng ban đầu khi hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng đất vô hiệu

1.1. Quy định của pháp luật về khôi phục lại tình trạng ban đầu khi hợp đồng

chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!