Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hạn chế các biến động của kinh tế và biện pháp của các ngân hàng nhà nước pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mở bài
Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng của một đất nước đóng vai trò hết sức quan
trọng, như kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cũng như các vấn đề liên quan đến tiền
tệ, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung gian, thực hiện nhiều nhiệm vụ của
chính phủ, và để thực hiện được vai trò này, ngân hàng trung ương vận dụng các công
cụ của chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô. Nó tạo ra những tác động nhằm định
hướng và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy để có một nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao
và ổn định thì ngân hàng trung ương cần phải xem xét vận dụng những công cụ gì của
chính sách tiền tệ cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, sau chiến tranh nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng và từ những năm
1987 nền kinh tế đất nước rơi vào lạm phát cao ba con số làm cho lòng tin của nhân
dân vào chính phủ ngày càng giảm sút. Nhưng do sự vận dụng đúng đắn của chính
sách tiền tệ, đã làm cho lạm phát giảm thấp từng bước ổn định và đưa nền kinh tế đến
tăng trưởng.
Cũng chính vì tầm quan trọng này mà trong đề tài này em xin đề cập đến những chính
sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và sự vận vụng của nó ở Việt Nam. Nhưng do
sự hiểu biết của em còn hạn hẹp nên mong được sự góp ý chỉ bảo thêm từ thầy cô.
PHẦN A CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG
I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TÊ:
1. Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Nó là
công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ do ngân hàng trung ương
khởi thảo và thực hiện với mục tiêu cao nhất là ổn định giá trị đồng tiền để từ đó ổn
định và tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Bất cứ chính sách nào đều có mục tiêu của nó. Vì chính sách tiền tệ là hoạt động có ý
thức của NHTƯ, cho nên những tác động của nó đến nền kinh tế phải được hiểu là
nằm trong hệ thống các mục đích mà NHTƯ cần đạt được. Tất cả các NHTƯ của các
nước trên thế giới hiện nay đều có những mục tiêu khá giống nhau trong việc xây dựng
chính sách tiền tệ và điều tiết cung ứng tiền. Trên đại thể, mục tiêu của chính sách tiền
tệ có thể quy về hai nhóm sau: Mục tiêu tiền tệ và mục tiêu kinh tế.
a. Mục tiêu tiền tệ:
Về phương diện tiền tệ, có 4 mục tiêu mà chính sách tiền tệ mong muốn đạt tới: điều
hoà khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền, bảo vệ giá trị quốc nội của
đồng tiền bằng cách ổn định vật giá và ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền.
a.1. Điều hoà khối tiền tệ:
Đó là nhằm duy trì mối tương quan tiền - hàng được ổn định bằng cách giữ nguyên,
tăng hay giảm khối tiền tệ. Có một nguyên tắc tổng quát: nếu mỗi năm kinh tế đều
tăng trưởng, thì phải tăng khối tiền tệ bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Nguyên tắc này
khắc chế xu hướng ấn định khối tiền tệ cứng nhắc một lần cho khoảng thời gian dài.
Một khối tiền tệ ấn định trước một cách chặt chẽ sẽ có tác dụng làm cho giá cả và
lương bổng giảm nếu sản xuất tăng lên. Nhưng làm như vậy sẽ tạo ra nhiều căng thẳng
trong các hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối, làm nguy hại đến mức tăng trưởng
kinh tế.
Khối tiền tệ ở Việt Nam hiện nay bao gồm phần lớn là tiền giấy do ngân hàng Nhà
nước phát hành. Hầu như tiền mặt vẫn là công cụ thanh toán duy nhất. Đôi khi cũng có
thanh toán bằng séc hay chuyển khoản, song séc thì định mức, còn chuyển khoản thì
rườm rà, khó khăn. Chính vì thành phần đơn nhất của khối tiền tệ (hầu như chỉ duy
nhất là tiền giấy của NHTƯ), mà việc điều hoà khối tiền tệ trước đây chỉ chăm chú vào
quản lý tiền mặt, lãng quên tiền chuyển khoản, tiền bút tệ. Việc điều hoà khối tiền tệ
kiểu đó không thừa nhận tiền trên các tài khoản tiền gởi thanh toán (tài khoản có thể
rút séc) có thể chuyển hoá thành tiền mặt; là thành phần đương nhiên của khối tiền tệ,
thậm chí còn tìm cách ngăn chặn sự chuyển hoá của tiền tệ, ngăn cản nguồn phát sinh
tiền mặt từ các tài khoản tiền gởi thanh toán. Đó là cách làm nghịch lý, dẫn tới việc
các doanh nghiệp găm giữ tiền mặt, gây ra phản ứng dây chuyền thiếu tiền mặt thường
xuyên trong hệ thống ngân hàng và trong nền kinh tế. Hạn chế tiền mặt sẽ kích thích
tâm lý thông tin vào hệ thống ngân hàng, không ai muốn gởi tiền vào ngân hàng và sẽ
tự động chuỷen ra đô la hoặc ra vàng gây nên bất động hoá về vốn.
Điều hoà khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền
trong hệ thống ngân hàng hai cấp. Một khả năng kỳ bí của hệ thống ngân hàng hai cấp
là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để ổn định tiền tệ. Do việc phân chia hệ thống
ngân hàng thành hai cấp, nên có việc phân chia hai loại tiền: tiền ngân hàng trung
ương và tiền ngân hàng. Tiền trung ương là tiền cho NHTƯ độc quyền phát hành. Tiền
ngân hàng (tiền tín dụng) là tiền do các NHTM tạo ra thông qua việc cấp tín dụng cho
nền kinh tế, đặc biệt là tiền các tài khoản thanh toán séc. Nó được tạo ra như là sự mở
rộng gấp nhiều lần quỹ dự trữ ngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền) .
Hệ thống NHTM không thể tạo tiền tín dụng từ hư không mà phải dựa vào tiền trung
ương. Mức tạo tiền tín dụng do hệ số tạo tiền hay tỉ lệ dự trữ bắt buộc quyết định. Một
đồng tiền ngân hàng trung ương mà NHTM huy động được tạo khả năng cho NHTM
cung ứng cho nền kinh tế số tiền tín dụng gấp nhiều lần; ngược lại mức cung tiền tín
dụng của NHTM cũng giảm gấp nhiều lần khi tiền trung ương trong tay họ giảm đi
một. Cơ chế tạo ra tiền của NHTM xuất phát từ 2 nguồn: a) tiền gởi của công chúng;
b) sự cho vay của ngân hàng. Chính vì khả năng tạo ra bút tệ (tiền tín dụng) của các
NHTM trong việc điều hoà khối tiền tệ, ngân hàng trung ương thường kiểm soát khối
dự trữ của NHTM và theo dõi tỷ số giữa các dự trữ của ngân hàng này với tổng số tiền
gởi.
Để điều hoà khối tiền tệ, NHTƯ sử dụng các phương tiện trực tiếp và gián tiếp.
Những phương tiện trực tiếp có ảnh hưởng thẳng đối với khối tiền tệ lưu hành, những
phương tiện trực tiếp bao gồm: 1) kiểm soát các NGTM; 2) sự bất động hoá vàng nhập
khẩu; 3) hạn chế nhập nội các ngoại tệ...
Những phương tiện gián tiếp có ảnh hưởng không chắc chắn, ảnh hưởng có xảy ra hay
không là tuỳ ở phản ứng của các đối tượng, bao gồm: 1) tăng hay giảm lãi suất chiết
khấu; 2) chính sách thị trường mở. Những phương tiện gián tiếp chủ yếu thực hiện
thông qua cơ chế thị trường, mà công cụ chủ yếu trong cơ chế thị trường là lãi suất.
Như vậy, thông qua việc cung ứng tiền trung ương và các phương tiện trực tiếp hoặc
gián tiếp, NHTƯ hoàn toàn làm chủ khả năng điều hoà khối tiền tệ cung ứng cho nền
kinh tế và đó là lẽ sống còn của NHTƯ.
a.2. Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền:
Việc kiểm soát khối tiền tệ đơn thuần có nhược điểm là không lưu ý tới tốc độ lưu
hành tiền tệ. Cái gì ảnh hưởng mạnh mẽ đến vật giá, không phải chỉ có khối tiền tệ M,
mà còn có tốc độ lưu hành tiền tệ V nữa. Vậy kiểm soát khối lượng M chưa đủ, mà
phải lưu ý tới V, hay đúng hơn, kiểm soát M. V. mà người ta gọi là trào lượng tiền tệ,
tức là tổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong khoảng thời gian nhất định với tốc độ
V.
Tốc độ V có tác dụng khuyếch đại nhiều hay ít khối lượng tiền tệ M. Trào lượng tiền
tệ tăng hay giảm chưa nói lên được tác dụng của nó làm giảm hay tăng giá trị tiền tệ.
Cần phải xem nó có tác dụng như thế nào đối với T. Mà T bao gồm trong bản thân nó
hai thành phần: một là số lượng hàng hoá và dịch vụ do sản xuất trong nước cung ứng
và một là số lượng hàng hoá dịch vụ xuất phát từ nhập khẩu.
Nếu đứng trên phương diện cả nước nói chung, số lượng tiền tệ M được lưu thông từ
tay người này sang tay người khác với một tốc độ nào đó, ta gọi là V. Với V, M biến
thành một trào lượng tiền tệ M. V tức là tổng số giá trị chi trả để trao đổi với T (hàng
hoá và dịch vụ), tổng số hàng hoá và dịch vụ được dùng trao đổi với M qua V lần sử
dụng.
Nhưng việc kiểm oast M. V. rất khó, bởi vì tuỳ thuộc vào cách hành động của các chủ
thể kinh tế riêng biệt trong sử dụng tiền tệ. Nó tuỳ thuộc vào niềm tin của những người
nầy đối với giá trị tiền tệ, sự tiên liệu của họ về thời cơ kinh tế, những cơ hội làm ăn
sinh lời, khuynh hướng tiêu xài của dân chúng, lòng tin vào chính sách kinh tế của
Nhà nước. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán của ngân hàng, trình độ
kỹ thuật ngân hàng, mức độ tin tưởng của dân chúng đối với ngân hàng.
Ở những nước công nghiệp phát triển, các tiện ích ngân hàng được sử dụng rộng rãi,
các chủ thể kinh tế quen dùng séc trong thanh toán. Tổng số thanh toán các cuộc giao
dịch bằng phương tiện này lên đến 70 - 80% trên tổng số thanh toán của dân cư. Vì
vậy, NHTƯ kiểm soát số chi trả của toàn xã hội qua hệ thống ngân hàng bằng cách
tính tổng giá trị séc đưa đi giao hoán tại NHTƯ và theo dõi biến chuyển của nó.
Ở nước ta, việc dùng séc trong dân cư ít thông dụng, dùng tiền mặt để chi trả là phổ
biến, cho nên một khối tiền mặt rất lớn lưu thông bên ngoài hệ thống ngân hàng, vượt
ra ngoài tầm kiểm soát của NHTƯ. Đó là đầu mối gây bất ổn cho nền kinh tế một cách
đột biến. Đó cũng là lý do cần phải thu hút lượng tiền trong tay dân cư vào hệ thống
ngân hàng dưới hình thức tiền gởi không kỳ hạn và dùng sẽ để thanh toán, một yếu tố
cần thiết để cho việc thực thi chính sách tiền tệ được hữu hiệu.
a.3. Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá:
Giá trị quốc nội của đồng tiền là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch vụ trong
nước. Sức mua của đồng tiền biến đổi ngược chiều với vật giá. Khi mức vật giá chung
gia tăng, sức mua của đồng tiền giảm. Ngược lại, khi mức vật giá chung giảm, sức
mua của đồng tiền tăng. Tuy nhiên, nếu vế thứ nhất không có điều gì phải tranh cãi, vế
thứ hai cần xác định rõ hơn.
Sức mua đồng tiền tăng khi mức vật giá chung giảm chỉ là điều đáng mừng khi nào do
năng suất chung tăng lên. Thật vậy, trong trường hợp này, nhfa sản xuất tuy bán lẻ với
giá hạ hơn nhưng vẫn có lời vì nhờ năng suất tăng, giá thành mỗi đơn vị sản phẩm vẫn
thấp hơn giá bán. Nhà sản xuất có lời, họ vẫn tiếp tục sản xuất, nhân công chẳng
những duy trì được việc làm mà còn có thể tăng thu nhập đó là do năng suất lao động
tăng.
Trái lại, nếu vật giá chung giảm, không do năng suất mà do mức cầu trên thị trường
giảm, thì là một biểu hiện đáng lo. Vật giá giảm, sức mua đồng tiền tuy có tăng, nhưng
đó chỉ là tăng nhất thời, vì người sản xuất có thể rơi vào tình trạng lỗ lã. Họ có thể xét
lại kế hoạch sản xuất, có thể sẽ bớt nhân công, bớt số lượng sản xuất, nếu tình trạng hạ
giá, hàng hoá tồn đọng kéo dài. Tình hình đó mà lan rộng, thất nghiệp sẽ trầm trọng,
làm giảm số cầu của thị trường, làm cho kinh tế suy thoái thêm.
Do đó chính sách tiền tệ phải nhằm đảm bảo mức vật giá chung ổn định. Sự ổn định
của vật giá là điều cần thiết để mọi người được an tâm, tin tưởng trong việc tính toán
công việc đầu tư, vì đầu tư là cuộc tính toán lâu dài. Vậy cần có sự ổn định lâu dài mới
khuyến khích sức đầu tư.
Trong trường hợp không duy trì được sự ổn định, một mức vật giá tăng hàng năm ở
mức 2 hay 3% là mức gia tăng thuận lợi cho sự phát triển mà chính sách tiền tệ có thể
chấp nhận được. Lẽ tất nhiên, một chính sách tiền tệ có thể tác động tới sự gia tăng
năng suất trong hoạt động sản xuất của các chủ thể kinh tế vẫn là điều mỏng mỏi.
a.4. Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền:
Giá trị quốc ngoại của đồng tiền được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi. Một sơ biến
động của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nươc tuỳ
theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế. Trái lại, mọi biến chuyển về tiền tệ cũng tác
động tới mối tương quan giữa tiền tệ trong nước với tiền tệ nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính
sách hối đoái, tình hình giá cả trong nước. Do đó, một chính sách tiền tệ nhằm ổn định
kinh tế trong nước cần phải đi đôi với những biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái.
Về phương tiện tiền tệ, khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hối đoái, tỷ giá
hối đoái là những yếu tố tác động mạnh tới khối tiền tệ. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết
những yếu tố này ở phần dưới đây.
Dự trữ ngoại hối: Mỗi nước đều có khối dự trữ ngoại hối , lớn hay nhỏ tùy theo khả
năng của nền kinh tế nước đó có thể tạo lập được nhiều hay ít. Nó là kết quả của tổng
số thu và chi ngoại tệ (kể cả vàng) của một nước trong thời hạn nhất định, thường là
một năm. Dự trữ ngoại hối tăng khi thu lớn hơn chi, bất kể thu, chi ngoại hối vì lý do
gì. Điều đó có được khi Ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối. Ngân hàng trung
ương mua ngoại hối, khối tiền tệ tăng thêm; ngược lại khi ngân hàng trung ương bán
ngoại hối, khối tiền tệ giảm, nếu những yếu tố khác không thay đổi.