Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hàm legendre và các vấn đề liên quan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
—————————
PHẠM THỊ NGỌC
HÀM LEGENDRE
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP TOÁN SƠ CẤP
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2013
Luận văn được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Văn Nuôi
Phản biện 1: PGS.TSKH. Trần Quốc Chiến
Phản biện 2: GS.TS. Lê Văn Thuyết
Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Phương pháp Toán sơ cấp họp tại Đại học Đà Nẵng vào
ngày 25 tháng 5 năm 2013
*Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói, lý thuyết số là một trong những ngành toán học
lâu đời nhất, được hầu hết mọi người sử dụng ở nhiều mức độ
khác nhau từ công việc thường ngày cho đến các tính toán khoa
học. Nó là một ngành của toán học lý thuyết nghiên cứu về tính
chất của số nói chung và số nguyên nói riêng. Những bài toán số
học luôn có mặt trong các đề thi chọn học sinh giỏi toán ở tất cả
các cấp học và ở hấu hết các nước trên thế giới.
Hàm Legendre là một trong những hàm cơ bản, đóng vai trò
quan trọng không những trong toán học mà còn nhiều ứng dụng
trong lĩnh vực vật lý và kỹ thuật.
Nhằm tìm hiểu hàm Legendre, ứng dụng của nó và các vấn
đề liên quan, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Hàm
Legendre và các vấn đề liên quan”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sâu sắc hơn về hàm Legendre và các vấn đề liên quan.
Trên cơ sở đó tìm cách ứng dụng chúng để giải quyết một số bài
toán trong chương trình phổ thông, phục vụ cho việc giảng dạy
toán sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hàm Legendre, hàm ϕ Euler, số nguyên tố, số
Fermat, số Mersenne, và số hoàn hảo.
- Tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng và mối quan hệ giữa các hàm
trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bản luận văn này gồm
khảo sát hàm Legendre, hàm ϕ Euler và các ứng dụng của chúng
đến tập các số nguyên tố.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về lý thuyết số có liên quan đến nội
dung luận văn, và các ứng dụng của hàm Legendre, hàm ϕ Euler.
- Nghiên cứu tính chất của hàm Legendre, hàm ϕ Euler, số
nguyên tố, từ đó áp dụng cụ thể vào việc giải quyết một số bài
toán số học đặc biệt.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Xây dựng một giáo trình có tính hệ thống với thời lượng thu
gọn, có thể dạy được cho các học sinh chuyên toán bậc trung học
2
phổ thông.
Xây dựng một hệ thống các bài toán.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Các kiến thức cơ sở
Trình bày các kiến thức cơ sở liên quan như tính chia hết, số
nguyên tố và định lý cơ bản của số học, quan hệ đồng dư và lớp
thặng dư, ... làm cơ sở để xây dựng lý thuyết về hàm Legendre và
các vấn đề liên quan.
Chương 2. Hàm Legendre và các vấn đề liên quan
Chương này trình bày khá đầy đủ lý thuyết về hàm nhân tính,
hàm ϕ Euler, định lý Euler và định lý nhỏ Fermat, hàm Floor,
hàm Legendre, số Fermat, số Mersenne và số hoàn hảo. Trong
từng phần đều có các ví dụ minh họa cụ thể.
Chương 3. Các ứng dụng của hàm Legendre và các vấn đề liên
quan
Chương này áp dụng lý thuyết của chương hai để giải một số
bài toán và được chia làm ba dạng: các bài toán liên quan đến
hàm Legendre, các bài toán liên quan đến hàm ϕ Euler và các bài
toán về các số nguyên tố.
3
CHƯƠNG 1
CÁC KIẾN THỨC CƠ SỞ
1.1. TÍNH CHIA HẾT
Định nghĩa 1.1. ([8]) Giả sử a, b là các số nguyên và a 6= 0. Ta
nói a chia hết b (hoặc b chia hết cho a hoặc a là ước của b) nếu
tồn tại số nguyên c sao cho b = ac.
Nếu a chia hết b, ta kí hiệu a | b hoặc b
.
.
.a, nếu a không chia
hết b, ta kí hiệu a - b hoặc b 6
.
.
.a.
Mệnh đề 1.1. ([8]) Cho a, b, c là các số nguyên và a 6= 0. Ta có
các tính chất cơ bản sau:
(a) a | a (tính phản xạ);
(b) Nếu a | b và b | c thì a | c (tính bắc cầu);
(c) Nếu a | b và b 6= 0 thì |a| ≤ |b|;
(d) Nếu a | b và a | c thì a | (αb + βc) với mọi số nguyên α
và β;
(e) Nếu a | b và a | (b ± c) thì a | c;
(f) Nếu a | b và b | a thì |a| = |b|;
(g) Nếu a | b và b 6= 0 thì b
a
| b;
1.2 THUẬT TOÁN CHIA
Định lý 1.1. ([1]) Giả sử a, b là các số nguyên và b > 0. Khi
đó tồn tại duy nhất các số nguyên q và r sao cho
a = bq + r, 0 ≤ r < b.
Ta gọi q là thương và r là phần dư. Như vậy a chia hết cho b nếu
và chỉ nếu phần dư trong phép chia bằng 0.
1.3. SỐ NGUYÊN TỐ
Định nghĩa 1.2. ([8]) Số nguyên p > 1 được gọi là số nguyên tố
(hoặc nguyên tố) nếu không có số nguyên d với d > 1 và d 6= p để
d|p.
Định nghĩa 1.3. ([8]) Số nguyên n > 1 không là số nguyên tố
được gọi là hợp số.
Nhận xét 1.1.
Số 0 và số 1 không là số nguyên tố cũng không là hợp số.
Tất cả các số nguyên chẵn lớn hơn 2 đều là hợp số, và 2 là số
chẵn duy nhất (và nhỏ nhất) là nguyên tố. Tất cả các số nguyên
tố khác 2 là số lẻ, chúng không chia hết cho 2.
4
Ta thấy 2 và 3 là hai số nguyên tố liên tiếp duy nhất.
Bổ đề 1.1. ([1]) Mỗi số nguyên lớn hơn 1 đều có ước nguyên tố.
Để chứng minh Bổ đề 1.1 ta nhắc lại nguyên lý sau
Nguyên lý sắp thứ tự tốt. Mỗi tập không rỗng các số nguyên
dương đều có phần tử bé nhất.
Định lý 1.2. ([8]) Có vô số số nguyên tố.
1.4. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT VÀ THUẬT TOÁN EUCLIDE
1.4.1. Ước chung lớn nhất
Định nghĩa 1.4. ([1]) Ước chung lớn nhất của hai số nguyên a
và b không đồng thời bằng 0 là số nguyên lớn nhất chia hết cả a
và b.
Ta dùng kí hiệu (a, b) để chỉ ước chung lớn nhất hai số
nguyên a và b.
Nhận xét 1.2.
Ước chung lớn nhất của các số nguyên không đồng thời
bằng không a1, a2, ..., an là số nguyên lớn nhất chia hết tất cả các
ai
, 1 ≤ i ≤ n. Ước chung lớn nhất của các số nguyên a1, a2, ..., an
kí hiệu là (a1, a2, ..., an).
(a, b) = (|a|, |b|) = (b, a) (a, b không đồng thời bằng 0) nên
ta chỉ quan tâm đến ước chung lớn nhất của các số nguyên dương.
(a, 0) = |a|, (a 6= 0).
Cho p là số nguyên tố nếu k là số nguyên dương lớn nhất
để p
k
| n thì ta kí hiệu là p
k
||n .
Định nghĩa 1.5. ([1]) Các số nguyên a và b không đồng thời bằng
0 được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu (a, b) = 1.
Mệnh đề 1.2. ([8])
(a) Nếu p là số nguyên tố, thì (p, m) = p hoặc (p, m) = 1.
(b) Nếu d = (m, n), m = dm0
, n = dn0
, thì (m0
, n0
) = 1.
(c) Nếu d = (m, n), m = d
0m00, n = d
0n
00
,(m00n
00) = 1, thì
d
0 = d.
(d) Nếu d
0
là ước chung của m và n, thì d
0
chia hết (m, n).
(e) Nếu p
x
||m và p
y
||n, thì p
min{x,y}
||(m, n). Hơn nữa, nếu
m = p
α1
1
...pαk
k
và n = p
β1
1
...p
βk
k
, αi
, βi ≥ 0, i = 1, ..., k, thì
(m, n) = p
min{α1,β1}
1
...p
min{αk,βk}
k
(f) Nếu m = nq + r, thì (m, n) = (n, r).
5
(g) Nếu ((m, n), p) = (m,(n, p)) = d thì (m, n, p) = d;
(h) Nếu d | ai
, i = 1, ..., s, thì d|(a1, ..., as);
(i) Nếu ai = p
α1i
1
...pαki
k
, i = 1, ..., s, thì
(a1, ..., as) = p
min{α11,...,α1k}
1
...p
min{αk1,...,αkk}
k
Nhận xét 1.3.
a1, a2, ..., an là nguyên tố cùng nhau nếu (a1, a2, ..., an) = 1.
(a1, a2, ..., an) = 1 không suy ra (ai
, aj ) = 1 với
1 ≤ i < j ≤ n.
Ví dụ, ta có (2, 3, 6) = 1 nhưng (2, 6) = 2.
Nếu a1, a2, ..., an thỏa mãn (ai
, aj ) = 1 với 1 ≤ i < j ≤ n,
ta nói a1, a2, ..., an là các số nguyên tố cùng nhau.
1.4.2. Thuật chia Euclide
Để tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên ta có thể sử
dụng thuật chia Euclide sau đây.
Định lý 1.3 ([1]) (Thuật chia Euclide). Giả sử r0 = a là số
nguyên, r1 = b là số nguyên lớn hơn 0. Ta thực hiện liên tiếp
thuật toán chia:
rj = qj+1rj+1 + rj+2, (1.1)
với qj+1, rj+2 là các số nguyên và 0 ≤ rj+2 < rj+1 và nhận được
dãy số giảm r1 > r2 > ... ≥ 0 cho đến khi lần đầu tiên nhận được
rn+1 = 0
(2 ≤ n ∈ Z, 0 < rj+2 < rj+1 nếu 0 ≤ j < n − 2). Khi đó (a, b) =
rn.
Nói cách khác, (a, b) là phần dư khác 0 cuối cùng trong dãy
phép chia (1.1).
1.5. ĐỊNH LÝ BÉZOUT
Định lý 1.4 (Bézout, ([8])). Giả sử m, n là hai số nguyên, n > 0
khi đó tồn tại các số nguyên x và y thỏa mãn mx + ny = (m, n).
Định lý Bézout có thể mở rộng cho nhiều số. Nếu (a1, a2, ..., an) =
d thì tốn tại x1, x2, ..., xn thỏa mãn a1x1 + a2x2 + ... + anxn = d.
Hệ quả 1.1. ([8]) Nếu a | bc và (a, b) = 1, thì a | c.
Hệ quả 1.2. ([1]) Nếu p | a1a2...an, trong đó p là số nguyên tố và
6
a1, a2, ..., an là các số nguyên dương, thì tồn tại i, 1 ≤ i ≤ n sao
cho p | ai
.
Hệ quả 1.3. ([8]) Cho a và b là hai số nguyên tố cùng nhau. Nếu
c là số nguyên thỏa mãn a | c và b | c, thì ab | c.
Hệ quả 1.4. ([8]) Cho p là số nguyên tố, và k là số nguyên với
1 ≤ k < p thì p | C
k
p
.
1.6. ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA SỐ HỌC
Định lý 1.5 (Định lý cơ bản của số học, ([1])). Mọi số nguyên
lớn hơn 1 đều biểu diễn được một cách duy nhất dưới dạng tích
các thừa số nguyên tố, trong đó các thừa số được viết theo thứ tự
không giảm.
Nhận xét 1.4.
Từ định lý trên, ta có mọi số nguyên n > 1 có thể được viết
duy nhất dưới dạng
n = p
α1
1
...pαk
k
, với p1, ..., pk là các số nguyên tố đôi một khác nhau
và α1, ..., αk là các số nguyên dương. Biểu diễn trên được gọi là
phân tích tiêu chuẩn của n hay biểu diễn chính tắc của n hoặc
dạng tiêu chuẩn của n.
Bổ đề 1.2. ([1]) Giả sử m, n là các số nguyên dương nguyên tố
cùng nhau. Khi đó, nếu d là một ước dương của mn, thì tồn tại
cặp duy nhất các ước dương d1 của m, d2 của n sao cho d = d1d2.
Ngược lại, nếu d1 và d2 là các ước dương tương ứng của m và n,
thì d = d1d2 là một ước dương của mn.
1.7. QUAN HỆ ĐỒNG DƯ VÀ LỚP THẶNG DƯ
1.7.1. Quan hệ đồng dư
Định nghĩa 1.6. ([1]) Cho m là số nguyên dương, a, b là các số
nguyên ta nói rằng a đồng dư với b theo modulo m nếu m là ước
của a − b.
Khi a đồng dư với b modulo m, ta viết a ≡ b (mod m). Nếu
a không đồng dư với b modulo m, ta viết a 6≡ b (mod m).
Định lý 1.6. ([1]) Quan hệ đồng dư modulo m là một quan hệ
tương đương trên tập Z, tức là có các tính chất:
(a) Tính phản xạ: a ≡ a (mod m);
(b) Tính đối xứng: Nếu a ≡ b (mod m) thì b ≡ a (mod m);
(c) Tính bắc cầu: Nếu a ≡ b (mod m) và b ≡ c (mod m),
thì a ≡ c (mod m).