Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

“Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tuấn Vũ làm chuyên đề thực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập
Lời mở đầu
Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện vận hành nền kinh tế theo cơ
chế thị trường. Môi trường kinh tế cạnh tranh đã tạo ra triển vọng điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngân hàng nói
riêng. Sau khi hệ thống ngân hàng được tổ chức lại, trở thành hệ thống ngân
hàng hai cấp theo nghị định 53/HĐBT, các ngân hàng thương mại được tách
rời với tư cách là đơn vị kinh doanh tiền tệ mà mục tiêu chủ yếu của nó là tối
đa hoá lợi nhuận. Nhưng đồng thời cơ chế thị trường với đầy rẫy những rủi ro
bất trắc lại đặt các doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp ngân hàng) trước
những thử thách khốc liệt bởi sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Rủi ro luôn là căn bệnh bẩm sinh vốn có của nền kinh tế thị trường. Gắn
liền với khả năng thu lợi nhuận cao thì bao giờ cũng xuất hiện những tiềm
tàng rủi ro đối với nó. Đáng chú ý là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả
năng rủi ro đối với các doanh nghiệp ngân hàng là con số cộng khả năng rủi
ro đối với các doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân. Bởi vì trong điều kiện cơ chế thị trường, nguồn vốn cho vay ngân
hàng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của các doanh
nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh
doanh của họ.
Như vậy bất kỳ rủi ro nào dù lớn hay nhỏ, xảy ra ở bất kỳ một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nào có quan hệ giao dịch tín dụng với ngân hàng
cũng đều gây ra rủi ro cho ngân hàng. Điều đó cho thấy vấn đề phòng ngừa
rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng bao giờ cũng là một
vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó có liên quan và tác động trực tiếp đến
sự sống còn của các ngân hàng.
Trương Việt Thắng Toán kinh tế 47
Chuyên đề thực tập
Ơ nước ta vấn đề rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại được đề cập đến từ
nhiều năm trước nhưng chủ yếu mới trên phương diện lý luận.
Cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của các ngân hàng.
Nhận thức được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước do các rủi ro
tín dụng ngân hàng gây ra, cùng với những kiến thức đã được học và bài học
thu được trong đợt thực tập tại’ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Cẩm Thuỷ-Thanh Hoá , em đã chọn đề tài: Một số giải pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Cẩm thuỷ-Thanh Hoá.
Chuyên đề này được chia thành 3 chương:
Chương I: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Chương II:Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm
thuỷ
Chương III:Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy_tỉnh Thanh Hóa
Do trình độ đang còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề thực tập tốt nghiệp
này không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy em kính mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng toàn thể cán bộ ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy-Thanh Hóa, để chuyên đề
được hoàn chỉnh hơn.
Chuyên đề này được thực hiện với sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS.Nguyễn Cao Văn và cô giáoThS.Hoàng Bích Phương giảng viên
Trương Việt Thắng Toán kinh tế 47
Chuyên đề thực tập
khoa Toán kinh tế Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội và các cán bộ của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy.
Chương I: Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại.
1.Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại các ngân hàng
thương mại.
1.1. Ngân hàng thương mại
1.1 .1.Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng ra đời từ thế kỉ 15 và ban đầu hoạt động kinh doanh ngân
hàng có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh của những người chủ kim hoàn.
Thời xưa, khi vàng còn được sử dụng phổ biến làm tiền tệ, những thương
nhân giàu có thường gửi vàng vào các kho vốn rất an toàn của những người
chủ kim hoàn nhờ giữ hộ. Khi nhận vàng, những người chủ kim hoàn đó sẽ
cấp cho người gửi vàng một tờ giấy biên nhận để khi có nhu cầu, những
thương nhân này sẽ dùng chúng để lấy vàng ra.
Cứ như vậy, cho đến khi trong xã hội xuất hiện các tổ chức chuyên
thực hiện các hoạt động ngân hàng với 3 nghiệp vụ cơ sở là : nghiệp vụ huy
động vốn, cho vay, nghiệp vụ thanh toán hộ thì lúc đó ngân hàng thực sự ra
đời.
Có thể thấy rằng ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan
trọng trong nền kinh tế, là người cho vay chủ yếu đối với các cá nhân, hộ gia
đình, với các tổ chức kinh tế và với chính phủ. Không chỉ cung cấp vốn và
nhận tiền gửi, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ rất đa
dạng khác như bảo lãnh, tư vấn, thanh toán …
Trương Việt Thắng Toán kinh tế 47
Chuyên đề thực tập
Người ta thường định nghĩa các ngân hàng theo chức năng và nhiệm vụ
của nó. Đối với mỗi quốc gia, tuỳ vào quy định của luật pháp mà chức năng
và nhiệm vụ của ngân hàng là khác nhau. Tuy nhiên, có thể định nghĩa một
cách tổng quan nhất là: Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng,
tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hịên nhiều chức năng tài chính
nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo điều 20, luật các tổ chức tín dụng thì: “ ngân hàng thương mại là
các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng
và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,
cung ứng các dịch vụ thanh toán “
1.1.2 Vai trò ,chức năng của các ngân hàng thương mại.
1.1.2.1 Chức năng là trung gian tài chính.
Có thể nói khi thực hiện chức năng này, các ngân hàng đóng vai trò là
cầu nối giữa người cần vốn và người thiếu vốn, với hoạt động chủ yếu là biến
tiết kiệm thành đầu tư thể hiện trong sơ đồ sau:
Gửi tiền Cho vay
Uỷ thác đầu tư Đầu tư
Người cần vốn ở đây là các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi
tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập nên cần được
bổ sung vốn.
Người có vốn là những cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu (hay
thừa vốn tạm thời) do vậy họ có tiền tiết kiệm.
Trương Việt Thắng Toán kinh tế 47
Người có vốn NHTM Người cần
vốn
Chuyên đề thực tập
Như vậy, ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tài chính đã
thu hút những khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành
nên quỹ cho vay rồi lại tiếp tục đem cho vay với nền kinh tế. Với chức năng
này, ngân hàng thương mại đã đem lại lợi ích cho tất cả các bên trong mối
quan hệ này bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán.
Ngân hàng thương mại làm chức năng trung gian thanh toán khi nó
thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi
trong tài khoản của khách hàng để thanh toán hộ tiền hàng hoá và dịch vụ
hoặc nhập vào tài khoản của khách hàng những khoản thu nhập của họ như
tiền bán hàng hóa hay những khoản thu khác. Như vậy có nghĩa là ngân hàng
đóng vai trò là thủ quỹ của các cá nhân và các doanh nghiệp hay nói rộng ra
ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Để việc thanh toán được nhanh chóng
và thuận tiện cũng như để tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng
nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu,
các loại thẻ…Tuỳ theo yêu cầu mà mà khách hàng có thể lựa chọn phương
thức thanh toán cho phù hợp.
Ngân hàng thực hiện chức năng này trên cơ sở thực hiện chức năng
trung gian tài chính. Bởi vì thông qua nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho
khách hàng một tài khoản để theo dõi các khoản thu, chi và từ đó, khách hàng
đặt ngân hàng vào vị trí trung gian để thanh toán hộ cho mình.
1.1.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán.
Phương tiện thanh toán ở đây có thể hiểu đơn giản là những gì có thể
được dùng để thanh toán tiền hàng hóa hoặc dịch vụ. Ban đầu phương tiện
Trương Việt Thắng Toán kinh tế 47
Chuyên đề thực tập
thanh toán được chấp nhận chỉ là tiền hoặc vàng_ phương tiện thanh toán phổ
biến nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính và của các
ngân hàng và cùng với các hình thức thanh toán mới, các phương tiện thanh
toán cũng trở lên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Việc tạo tiền tín dụng có thể xảy tại một ngân hàng riêng lẻ thông qua
việc nó biến một khoản cho vay thành tiền có thể chi tiêu được dưới tên
người vay. Nhưng nói chung, việc tạo tiền tín dụng thường có sự tham gia của
cả hệ thống ngân hàng thương mại. Tiền có thể được tạo ra khi các khoản tiền
gửi được sinh sôi trên cơ sở các dòng tín dụng từ ngân hàng nay đến ngân
hàng khác. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ
số này, đến lượt nó lại chịu tác động bởi các yếu tố như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc,
tỉ lệ dự trữ vượt mức và tỉ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công
chúng.
Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại làm tăng phương
tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ững nhu cầu thanh toán, chi trả của xã
hội. Nó cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ.
Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay làm tăng khả
năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.
1.1.3 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại.
1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn (hay nhận tiền gửi).
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào, vốn cũng là một yếu tố quan
trọng không thể thiếu được. Người ta không thể kinh doanh mà không có vốn
để mua sắm trang thiết bị, thuê nhân công hay để đầu tư vào sản xuất.. Đối
với ngân hàng thì đây là yếu tố sống còn vì không như doanh nghiệp, ngân
hàng kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền hay tư bản (vốn). Bên
Trương Việt Thắng Toán kinh tế 47