Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hà Nội thời bao cấp ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
I. Tổng quan về thời bao cấp_____________________2
1.Khái lược về thời bao cấp______________________2
2.Thời bao cấp ở Hà Nội_________________________3
II. Đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại Hà
Nội.__________________________________________3
1. Đời sống vật chất.____________________________3
1.1 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương................................................................................3
1.2 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương và nhờ lợi ích khác..............................................18
2. Đời sống tinh thần.__________________________23
III. Những kết quả nghiên cứu,ý kiến đánh giá, bình
luận_________________________________________25
Tư liệu tham khảo_____________________________29
Sách tham khảo_______________________________29
Website______________________________________29
1
I. Tổng quan về thời bao cấp
1.Khái lược về thời bao cấp
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam (Cụm từ này trong tiếng Anh có
nghĩa là “ SUBSIDY ECONOMIC” có nghĩa là trợ cấp, phụ cấp kinh tế) để chỉ một thời
kì mà hầu hết các sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch – một đặc điểm
của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hoá được nhà nước phân phối theo chế
độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép
vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng
hoá hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập theo thời kì này để
phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người.1
Lương đôi khi cũng trả bằng hiện vật.
Thời kì này, nhà nước thực hiện bao cấp trong cả nước ở 7 lĩnh vực: việc làm, nhà cửa,
ăn ở, sinh đẻ, học tập, ăn mặc, đi lại.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc trước năm 1975, song thời bao cấp
thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế của nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu 1976
đến năm 1986, tức là trước thời kì đổi mới. Đây được coi là giai đoạn thất bại và tù
đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
Nguyên nhân dẫn đến thời bao cấp:
Việt Nam thế kỷ XX
Tiền
chiến
Chiến
tranh ViệtPháp
Chiến tranh
Việt Nam
Thời
bao cấp
Đổi
mới
Theo sơ đồ trên, ta có thể thấy: bao cấp có xuất phát điểm là hoàn cảnh thời chiến, một
cuộc chiến tranh chúng ta luôn luôn ở thế yếu và phải có những nỗ lực vượt bậc. “ Tất
cả cho tiền tuyến”.” Thóc không thiếu một cân – Quân không thiếu một người”. Và
dường như để tiến hành chiến tranh, xã hội cần phải kết lại thành một khối rắn chắc, mà
muốn thế, cần ghép cho mọi người vào tổ chức, nói theo một danh từ của lịch sử là
“đoàn ngũ hoá” họ. Việc phân phối theo kiểu bao cấp chỉ là kết quả của một quá trình
1
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_bao_c%E1%BA%A5p
2
lớn lao. Tất cả những gì thuộc về con người phải được quản lý. Sau này, khi chiến tranh
kết thúc, nhà nước vẫn chủ trương, giữ cơ chế bao cấp này.
Như vậy, ta thấy được những năm của thời kì bao cấp cũng là những năm chúng ta
phải khắc phục hậu quả của 30 năm chiến tranh ác liệt, cũng là thời kì chúng ta phải
gồng mình lên tiến hành cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ
quốc. Do vậy, ta gặp khó khăn về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, giáo dục, quốc phòng…Và
những khó khăn này đã tác động trực tiếp đến đời sống của người dân Việt Nam thời đó.
2.Thời bao cấp ở Hà Nội
Hà Nội là một góc của đất nước nhưng lại là một góc tinh tuý nên từ đây, ta có thể
phần nào soi chiếu ra rộng hơn về cuộc sống chung của đất nước ngày ấy.
Như chúng ta đã biết, Hà Nội là một đô thị lớn tập trung nhiều thành phần dân cư như tiểu
thương, người lao động, công nhân viên chức…trong đó thành phần là cán bộ công nhân viên
chức chiếm số đông. Nhân lực của lực lượng cán bộ công nhân viên chức bao gồm 2 bộ phận.
Một là từ đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ra đời sau cách mạng tháng 8. Hai là bộ phận
công chức cũ từng làm việc trong vùng tạm chiến trước đây, sau đó tiếp quản miền Bắc, được
lưu dụng.2
Cuộc sống của những cán bộ công nhân viên chức ở Hà Nội thời bấy giờ có nhiều
nét tương đồng với cuộc sống của những người dân trên cả nước. Tuy nhiên, cuộc sống của họ
cũng có nhiều nét khác biệt với cuộc sống của người dân bình thường không làm việc cho các
cơ quan nhà nước. Nét khác biệt này thường là do đặc thù công việc tạo nên nhưng nhìn chung
cuộc sống của họ khá vất vả. Đa phần là sống thiếu thốn, gặp nhiều khó khăn. Chỉ có một bộ
phận là cán bộ cấp cao hay là những công nhân viên chức có công việc “ thời thượng” thì sống
thoải mái, đầy đủ và có nhiều quyền lợi. Họ sống tập trung chủ yếu ở 4 quận nội thành là ; quận
Hoàn Kiếm, quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng và quận Ba Đình. Trong đó tập trung đông nhất
ở quận Ba Đình. Ngoài ra một số người sống ở các huyện ngoại thành.
II. Đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại Hà Nội.
1. Đời sống vật chất.
1.1 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương.
Ở thời đó, công nhân viên chức là bộ phận chiếm số đông ở Hà Nội. Tuy họ làm
việc cho các cơ quan nhà nước, hàng tháng được trả lương ( thường là bằng tem phiếu)
nhưng cuộc sống của họ nhìn chung vẫn vất vả không kém gì những người dân gắn liền
cuộc sống của mình với đồng ruộng, với luỹ tre làng…Có biết bao nhiêu câu chuyện
2
Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975, Nguyễn Đình Lê, Trang 15
3