Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Góp phần xác định hiệu quả phòng bệnh của vắc xin viêm não Nhật Bản bằng giám sát huyết thanh học bệnh viêm não Nhật Bản ở một số tỉnh thành miền Bắc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ Y TẾ
ViÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung −¬ng
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH
CỦA VẮC-XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (VNNB)
BẰNG GIÁM SÁT HUYẾT THANH HỌC BỆNH VNNB
Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH MIỀN BẮC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: pgs.TS. Phan ThÞ Ngµ
C¬ quan chñ tr×: ViÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung −¬ng
7455
15/7/2009
HÀ NỘI - 2007
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
TÊN ĐỀ TÀI: GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH CỦA
VẮC-XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (VNNB) BẰNG GIÁM SÁT HUYẾT
THANH HỌC BỆNH VNNB Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH MIỀN BẮC
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. PHAN THỊ NGÀ
Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Cấp quản lý: BỘ Y TẾ
Thời gian thực hiện: từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 120 triệu đồng
Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học: 120 triệu đồng
Nguồn khác nếu có
NĂM 2007
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Góp phần xác định hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin viêm não
Nhật Bản (VNNB) bằng giám sát huyết thanh học bệnh VNNB ở một số tỉnh
thành miền Bắc.
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. PHAN THỊ NGÀ
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y Tế
5. Thư ký đề tài: KS. Bùi Minh Trang
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- PGS. TS. Phan Thị Ngà
- BS. Đỗ Phương Loan
- CN. Nguyễn Việt Hoàng
- KS. Bùi Minh Trang
- KTV. Lê Thị Hiền Thu
- PGS. TS. Đỗ Sỹ Hiển
- PGS. TS. Nguyễn Thu Yến
- Ths. Vũ Hải Hà
- BS. Phạm Văn Tân
8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có):
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b): Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Arbo
ADN
ARN
CTTT
cADN
ELISA
E-MEM
RT-PCR
HCNC
Tế bào BHK21
Tế bào RD18
Tế bào Vero
VNNB
Arthropod borne
Acid desoxyribonucleic (Axit desoxyribonucleic)
Acid ribonucleic (Axit Ribonucleic)
Côn trùng tiết túc
Complement ADN
Enzym Linked Immunosorbent Assay
Eagle Minimum Essential Medium
Reverse Transcriptase polymerase chain reaction
Hội chứng não cấp
Tế bào có nguồn gốc thận chuột Hamster mới đẻ
(Baby Hamster Kidney cells)
Tế bào ung thư có nguồn gốc từ nguyên bào cơ vân
(Rhabdomyosarcoma)
Tế bào có nguồn gốc từ thận khỉ xanh châu Phi
Viêm não Nhật Bản
MỤC LỤC
PHẦN A: Báo cáo tóm tắt
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Bản tự đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài
PHẦN B: Báo cáo chi tiết
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước....
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài.
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3..4. Phương pháp xử lý số liệu
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5. BÀN LUẬN
Chương 6. KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:
Kết quả kiểm định quốc tế bộ sinh phẩm MAC-ELISA
Các bài báo liên quan đến đề tài (3 bài)
1
6
8
10
10
11
19
24
24
25
29
30
49
60
61
62
75
1
PHẦN A
BÁO CÁO TÓM TẮT
1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau: (1)
Lựa chọn bộ sinh phẩm phát hiện IgM trong chẩn đoán căn nguyên vi rút viêm
não Nhật Bản (VNNB) gây hội chứng não cấp (HCNC); (2) Xác định hiệu quả
phòng bệnh của vắc xin VNNB. Để đạt được những mục đích nghiên cứu này,
đề tài nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phát hiện IgM kháng vi rút VNNB để xác
định căn nguyên vi rút VNNB gây hội chứng não cấp, nhằm khẳng định hiệu
quả phòng bệnh của vắc xin trên thực địa. Nghiên cứu được thiết kế là nghiên
cứu cắt ngang và sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn. Đối tượng nghiên cứu là bệnh
nhân HCNC nghi ngờ do vi rút. Tiêu chuẩn lấy mẫu từ những bệnh nhân này
theo tiêu chí đề nghị của Tổ chức Y tế thế giới: một bệnh nhân lấy 1 mẫu dịch
não tuỷ trong giai đoạn cấp, huyết thanh kép được thu thập trong giai đoạn cấp
và giai đoạn lui bệnh. Cỡ mẫu sử dụng cho nghiên cứu là 788 mẫu.
Đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên các tiêu chí sau: (1) so
sánh độ nhậy để phát hiện IgM kháng vi rút VNNB của các bộ sinh phẩm
MAC-ELISA (do Viện Vệ Sinh Dịch Tễ trung ương sản xuất), bộ sinh phẩm
PEN TAX (do viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia, Tokyo sản xuất); bộ sinh
phẩm Panbio do dự án PATH cung cấp; (2) Xác định các căn nguyên vi rút
khác gây HCNC; (3) Xác định độ nhậy của kỹ thuật MAC-ELISA với những
mẫu huyết thanh và dịch não tuỷ của bệnh nhân lấy trong 7 ngày đầu của bệnh;
(4) So sánh độ nhậy của kháng nguyên vi rút VNNB genotyp 1 và genotyp 3;
(5) Kiểm tra kết quả chẩn đoán VNNB của một số phòng thí nghiệm ở 3 tỉnh
Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá; (6) Xác định căn nguyên vi rút VNNB phân
bố theo nhóm tuổi và mối liên quan với tỷ lệ tiêm phòng; (7) Xác định mối liên
2
quan giữa tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin VNNB các trường hợp VNNB và HCNC do
vi rút ở tỉnh Bắc Giang định hướng cho việc phát hiện vi rút mới gây HCNC.
Trong nghiên cứu này, sinh phẩm và trang thiết bị cần thiết cho nghiên cứu
được cung cấp đầy đủ. Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê.
Tính tỷ lệ bảo vệ của vắc xin ở 3 tỉnh Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá được
tính theo công thức: VE % = [(P1 – P2) : P1] x 100. (Chú giải: VE là hiệu quả
phòng bệnh của vắc xin; P1 tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ không tiêm vắc xin; P2
tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ đã tiêm vắc xin).
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định: trong số 671 bệnh nhân
HCNC nghi ngờ do vi rút, tỷ lệ thu thập được 3 mẫu bệnh phẩm rất thấp chỉ có
6,7 %; tỷ lệ thu thập được mẫu huyết thanh kép trong nghiên cứu này là 12 %;
phần lớn các mẫu thu thập để nghiên cứu là mẫu đơn dịch não tuỷ hoặc huyết
thanh. Kết quả nghiên cứu xác định sự phù hợp về chẩn đoán VNNB bằng bộ
sinh phẩm MAC-ELISA (do Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương sản xuất) và
bộ sinh phẩm PEN TAX (do Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Tokyo sản
xuất) là 99 %. Ngược lại, sự sai khác về kết quả chẩn đoán của hai bộ sinh
phẩm này với bộ sinh phẩm Panbio (do tổ chức PATH cung cấp) là trên 24 %.
Hơn thế nữa, bộ sinh phẩm Panbio được thiết kế để phát hiện IgM trong huyết
thanh còn độ nhậy phát hiện IgM trong dịch não tuỷ thấp, cho thấy bộ sinh
phẩm này không đáp ứng được tiêu chí phát hiện IgM trong dịch não tuỷ là
“tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán VNNB. So sánh kết quả phát hiện IgM
kháng vi rút VNNB trong mẫu huyết thanh lấy trong giai đoạn cấp và giai đoạn
hồi phục, kết quả cho thấy bằng bộ sinh phẩm MAC-ELISA có thể phát hiện
được 92% (24/26) số mẫu dương tính và bằng bộ sinh phẩm PEN TAX có thể
phát hiện được 96% (25/26) số mẫu dương tính. Sử dụng hai bộ sinh phẩm này
để phát hiện IgM trong mẫu dịch não tuỷ lấy trong giai đoạn cấp (7 ngày đầu
của bệnh), kết quả phát hiện được 96 % (25/26) số mẫu dương tính. Như vậy,
3
nếu sử dụng mẫu dịch não tuỷ lấy trong giai đoạn cấp để chẩn đoán có thể chỉ
bỏ sót khoảng 4 %, kết quả này khẳng định tính ưu việt về độ nhậy của phương
pháp phát hiện IgM theo nguyên lý capture. Kỹ thuật MAC-ELISA không phức
tạp, cho đến nay, kỹ thuật này đã được phổ cập ở các phòng thí nghiệm tuyến
tỉnh để chẩn đoán và giám sát VNNB. Đối chiếu kết quả chẩn đoán VNNB ở 3
tỉnh Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá với kết quả chẩn đoán VNNB ở Viện Vệ
Sinh Dịch Tễ Trung Ương bằng bộ sinh phẩm MAC-ELISA, kết quả cho thấy
tỷ lệ % biến thiên kết quả nằm trong giới hạn cho phép < 10 %, mặc dù trong
những năm gần đây, người chuyên trách chẩn đoán VNNB ở các tỉnh có sự
thuyên chuyển và thay đổi do việc chia tách Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
ra khỏi Trung tâm Y tế dự phòng. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng
cường năng lực xét nghiệm cho các phòng thí nghiệm tuyến tỉnh để tỷ lệ % biến
thiên kết quả < 5 %, đạt giá trị lý tưởng. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự
sai khác về kết quả phát hiện IgM kháng vi rút VNNB bằng kháng nguyên
VNNB genotyp 1 và genotyp 3. Cho thấy, không cần thiết phải thay thế kháng
nguyên chẩn đoán được sản xuất từ chủng vi rút VNNB genotyp 3, mặc dù có
sự xuất hiện thêm vi rút VNNB genotyp 1 ở miền Bắc Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ 21. Trong các năm 1998 – 2007, xác định có 45,5 % căn
nguyên vi rút VNNB gây HCNC. Trong số những mẫu dịch não tuỷ đã xác định
âm tính với kháng nguyên VNNB, bằng kỹ thuật ELISA phát hiện IgM đã xác
định có khoảng 11,8 % HCNC là do vi rút Nam Định; chưa xác định có mẫu
nào dương tính với vi rút West Nile. Trong các năm 1998 – 2007, các trường
hợp xác định VNNB chưa được tiêm phòng vắc-xin VNNB chiếm 93,1 % tổng
số mắc (284/305); những trường hợp có tiêm phòng vắc-xin nhưng không theo
hướng dẫn sử dụng vắc xin bị VNNB chiếm 6,2 % tổng số mắc (19/305) ; chỉ
có 2 trường hợp đã sơ chủng đủ 3 liều vắc-xin VNNB nhưng vẫn bị VNNB
chiếm 0,7 % tổng số mắc (2/305). Theo kết quả thống kê số trẻ từ 1 đến 5 tuổi