Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giọng điệu thơ nguyễn trọng tạo sau 1975
PREMIUM
Số trang
88
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
991

Giọng điệu thơ nguyễn trọng tạo sau 1975

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

GIỌNG ĐIỆU THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO SAU 1975

Người hướng dẫn:

TS. Bùi Bích Hạnh

Người thực hiện:

Lê Minh Hà Vân

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các kết quả

nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kì công trình nào khác. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả khóa luận

Lê Minh Hà Vân

3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài những nỗ lực không ngừng của

bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, người thân và bạn bè. Tôi

xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Bùi Bích Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn

và hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa

Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, các thầy cô và cán bộ của

thư viện nhà trường đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi. Cuối cùng, tôi xin được

cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ để tôi

có thể hoàn thành tốt nhất công trình nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả khóa luận

Lê Minh Hà Vân

4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................2

MỤC LỤC....................................................................................................................3

MỞ ĐẦU......................................................................................................................5

1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................5

2. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................7

4. Giới thuyết thuật ngữ ...............................................................................................7

4.1. Giọng điệu.............................................................................................................7

4.2. Giọng điệu trong thơ trữ tình ................................................................................8

5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8

5.1. Phương pháp hệ thống...........................................................................................8

5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp .........................................................................9

5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu............................................................................9

6. Bố cục khóa luận......................................................................................................9

NỘI DUNG ................................................................................................................ 10

CHƯƠNG 1. THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO SAU 1975 – KHUÔN MẶT ĐA DIỆN

CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH........................................................................................ 10

1.1. Cái tôi lầm lũi tìm về xứ cỏ may lạc loài ............................................................11

1.2. Cái tôi cô đơn với một “nỗi buồn kiêu” ..............................................................14

1.3. Cái tôi chông chênh trước những đổ ngã của cuộc đời .......................................17

1.4. Cái tôi cuồng si trong nỗi khát tình ....................................................................20

CHƯƠNG 2. THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO SAU 1975 – HỢP ÂM CỦA NHỮNG

SẮC THÁI GIỌNG ĐIỆU......................................................................................... 24

2.1. Giọng hoài niệm về tháp cổ rêu phong một đời...................................................24

2.1.1. Phiêu diêu trong cõi nhớ ...................................................................................25

5

2.1.2. Ngậm ngùi với cái chớp mắt đã nghìn năm trôi...............................................28

2.2. Giọng nghẹn ngào với nỗi buồn không tan .........................................................31

2.2.1. Chênh chao trong nỗi ám ảnh lạc đường mưa gió ............................................31

2.2.2. Tiếu lâm đời thực khóc òa chiêm bao ...............................................................35

2.3. Giọng suy tư, ngẫm ngợi về thời tôi sống ...........................................................38

2.3.1. Suy ngẫm về những giá trị cứ đổi thay.............................................................38

2.3.2. Chiêm nghiệm về thời gian bay khoảnh khắc nghìn năm.................................42

2.4. Giọng đắm đuối trong trường tình vô định ..........................................................46

2.4.1. Say tình của một đôi môi khát...........................................................................46

2.4.2. Ru đau thương hoang hoải dấu lưng trần.........................................................50

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN GIỌNG ĐIỆU THƠ

NGUYỄN TRỌNG TẠO SAU 1975......................................................................... 54

3.1. Thể thơ .................................................................................................................54

3.1.1. Lục bát ..............................................................................................................54

3.1.2. “Đồng dao”........................................................................................................58

3.2. Ngôn ngữ..............................................................................................................62

3.2.1. Đậm chất đời thường.........................................................................................62

3.2.2. Giàu tính nhạc ...................................................................................................65

3.3. Một số biện pháp tu từ đặc sắc.............................................................................69

3.3.1. Phép điệp...........................................................................................................69

3.3.2. Tương phản .......................................................................................................72

KẾT LUẬN.................................................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78

6

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nguyễn Trọng Tạo cùng với các nhà thơ khác như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,

Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Lê Thị Mây… đã góp mặt làm

nên một khuôn diện phong phú của đời sống thơ Việt Nam sau 1975. Với ý thức và

nỗ lực cách tân nghệ thuật sâu sắc, Nguyễn Trọng Tạo đã nhanh chóng khẳng định

tên tuổi bằng một giọng điệu riêng, “một tư duy thơ sắc sảo, trẻ trung, đầy dự cảm”.

Thơ Nguyễn Trọng Tạo là khúc hát chứa chan nỗi niềm; là tiếng trở mình

cùng thời gian; những thanh âm đầy suy tư, chiêm nghiệm về nhân tình thế thái

được cất lên từ một “trái tim đầy nhạc”. Giữa bao nỗi chơi vơi, chông chênh của

cuộc đời, lặng mình giữa tiếng thơ Nguyễn Trọng Tạo, tâm hồn người đọc như

tìm được điểm tựa, dịu êm mà vững chắc.

Trong quá trình tìm lại thơ mình, tìm lại chính mình, Nguyễn Trọng Tạo đã

tạo nên một “nốt lạ” trong bản nhạc đa thanh của thi đàn Việt Nam sau 1975,

“một chất giọng mà khi đọc kĩ ta mới thấy hết cái da diết bên trong” [23, tr.7].

Với những lí do trên, tác giả khóa luận quyết định chọn đề tài Giọng điệu thơ

Nguyễn Trọng Tạo sau 1975 với mong muốn nhận diện đầy đủ hơn về phong cách

thơ Nguyễn Trọng Tạo; đồng thời giải mã thế giới nghệ thuật thơ ông dưới góc nhìn

thi pháp học.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Trọng Tạo – một thi sĩ đa tài, đa tình song cũng đa đoan đã bước chân

vào “con đường vô định” từ khá sớm nhưng phải nói ông mới thực sự được biết đến

và được đón nhận một cách nồng nhiệt kể từ ngày trình làng thi phẩm “Tản mạn

thời tôi sống” (1981), từng gây chấn động thi đàn Việt Nam một thời. Kể từ ấy, với

khát vọng cách tân nghệ thuật, làm mới thơ mình một cách sâu sắc, quyết liệt,

Nguyễn Trọng Tạo đã tạo nên cho mình một lối đi riêng giữa hợp âm bản sắc thơ ca

hiện đại. Tuy nhiên, thơ Nguyễn Trọng Tạo vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm,

7

tìm hiểu của giới nghiên cứu, phê bình. Đặc biệt, nghiên cứu về giọng điệu thơ ông

tuy không phải là một vấn đề quá mới mẻ song đến nay, gần như chưa có công trình

nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống.

Trong bài “Nguyễn Trọng Tạo – Chớp mắt với ngàn năm”, Nguyễn Đăng Điệp

đã khẳng định: “Nguyễn Trọng Tạo là người có giọng điệu riêng” [23, tr.7]. Theo

ông, “cái nốt riêng” ấy thực sự trở thành “cách nói của Nguyễn Trọng Tạo” là khi

khúc “Đồng dao cho người lớn” ra đời. Ông nhận xét: “Những câu thơ của anh

mang chất giọng tưng tửng, ngu ngơ ngỡ như chơi vơi nhưng kì thực chứa rất nhiều

ngẫm ngợi, trí tuệ” [23, tr.7]. Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong “Lời tựa Đồng dao cho

người lớn”, đã mang đến cho giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo một tên gọi mới:

“giọng lịch lãm”. Theo ông, chất giọng ấy được tạo nên bởi “nụ cười hóm hỉnh, cái

nhìn tinh nghịch và những ý tưởng ngu ngơ nhưng thông minh lạ thường”

[23, tr.514 - 515]. Nguyễn Đăng Điệp và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều đã rất tinh tế

khi nhận ra những ngẫm ngợi, suy tư trầm lắng, đầy tính triết luận ẩn đằng sau lớp

vỏ ngôn từ tưởng chừng như nhẹ tênh và ngu ngơ ấy.

Trong bài “Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo”, Hoàng Cầm đã nhận xét về

thơ Nguyễn Trọng Tạo trên bình diện ngôn từ và nhịp điệu – những phương thức

biểu hiện của giọng điệu: “Ngôn từ và nhịp điệu thơ Trọng Tạo cứ tâng tâng,

tưng tửng thường khi lênh tênh tưởng như nhẹ nhõm lắm, cũng có lúc hì hục tưởng

như nặng nhọc lắm” [2]. Nhận ra sự đối lập giữa cái nhẹ nhõm và cái nặng nhọc ấy,

Trịnh Thanh Sơn đã ví những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo với hình ảnh

“nhẹ như bấc, nặng như chì”. Trong bài “Thế giới không còn trăng – Sự giễu nhại

và nỗi đau buồn sâu thẳm”, Trịnh Thanh Sơn đã cho rằng giễu nhại và đau buồn là

giọng điệu chính trong thơ Nguyễn Trọng Tạo và với giọng “giễu nhại bẩm sinh”

của những người con xứ Nghệ, Nguyễn Trọng Tạo đã chọn được cho mình

“một vương quốc, mà ở đó, anh tùy nghi tung hoành, cười cợt, giễu nhại và mặc sức

buồn đau” [21].

Như vậy, dù có những phát hiện, nhận định riêng song ta có thể nhận thấy

những nét tương đồng ở các tác giả nghiên cứu khi cùng nhìn nhận về giọng điệu

8

thơ Nguyễn Trọng Tạo. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết trên chỉ dừng lại ở việc

phát hiện và gợi mở. Những nhận định trên tuy tinh tế, sắc sảo nhưng dường như

vẫn thiếu một cái nhìn bao quát và hệ thống. Các bài viết chỉ là những cảm nhận

chung về một hoặc một vài tập thơ, trong đó có đề cập đến vấn đề giọng điệu chứ

chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu, phân tích giọng điệu như là một đối tượng

nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, đề tài Giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo sau 1975 sẽ

tập trung đi sâu vào nghiên cứu các sắc giọng trong thế giới nghệ thuật thơ

Nguyễn Trọng Tạo. Qua đó khẳng định phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo trên thi

đàn văn học Việt Nam; đồng thời đem đến một cái nhìn toàn diện về giọng điệu

thơ ông sau 1975.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những sắc thái giọng điệu thơ Nguyễn Trọng Tạo sau

1975.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận khảo sát 7 tập thơ của Nguyễn Trọng Tạo:

Sóng thủy tinh (Nxb Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, 1988), Gửi người

không quen (Nxb Nghệ Tĩnh, 1989), Đồng dao cho người lớn (Nxb Văn học,

Hà Nội, 1994), Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống (Nxb Đà Nẵng, 1995),

Nương thân (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999), Thế giới không còn trăng (Nxb

Hội nhà văn, Hà Nội, 2006), Em đàn bà (Nxb Lao động, Hà Nội, 2008).

4. Giới thuyết thuật ngữ

4.1. Giọng điệu

Đi vào giải mã một tác phẩm văn chương mà đặc biệt là tác phẩm thơ, ta không

thể không tìm hiểu về giọng điệu. Giọng điệu được xem là “một gia vị hoàn chỉnh”

giúp bài thơ thêm đậm đà, ý vị hơn trong lòng người đọc. Theo Từ điển thuật ngữ

Văn học, giọng điệu là “thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn

đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi

tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng

sã, ngợi ca hay châm biếm…” [9, tr.134]. Theo Nguyễn Đăng Điệp, “giọng điệu

bao giờ cũng thể hiện tính nhất quán với hệ thống mà nó tồn tại và tập trung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!