Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giọng điệu thơ lâm thị mỹ dạ.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
GIỌNG ĐIỆU THƠ LÂM THỊ VỸ DẠ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Bích Hạnh
Người thực hiện:
Võ Thị Thúy Vy
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một tuổi thơ “đầy nỗi trắc ẩn” đã gieo vào hồn thơ Lâm Thị Mỹ Dạ những
“cằn kiệt đến không ngờ”, góp phần định hình phong cách nghệ sĩ từ rất sớm. Nhắc
đến Lâm Thị Mỹ Dạ, người ta nghĩ ngay đến một nghệ sĩ suốt đời khát khao dâng
hiến, tìm tòi và mang đến cho thơ những nguồn cảm xúc mới mẻ; ngọt ngào, sâu
lắng. “Nếu Xuân Quỳnh là ánh nắng góc cạnh, cháy bỏng và dào dạt của vầng mặt
trời giữa ngọ, thì Lâm Thị Mỹ Dạ lại là ánh trăng xanh êm đềm, dịu mát ở khoảng
nửa đêm về sáng” [2, tr.7]. Nhưng bên trong “ánh trăng xanh” dịu hiền tươi mát đó
lại ẩn chứa sức nóng mê hoặc của “vầng mặt trời” đang độ “lửa”. Ta có thể dễ dàng
nhận ra ở thế giới nghệ thuật ấy một giọng thơ vừa thủ thỉ ân tình, vừa sắc sảo, đa
đoan. Đó là gam giọng của một hồn thơ “sống thật với chính mình”.
Hơn 30 năm theo nghiệp thơ, chị chưa có một sự nghiệp “tòa ngang dãy
dọc” thế nhưng tác phẩm của chị lại đạt hàng loạt giải thưởng trên địa hạt thơ và
được nhiều thế hệ độc giả trong và ngoài nước mến mộ. Đó là những năm 70, với
chùm thơ Khoảng trời - hố bom, Gặt đêm, Tin ở bàn tay, Đường ở Thủ đô Lâm Thị
Mỹ Dạ nổi lên như một trong ba trụ cột của thơ nữ chống Mỹ cùng với Xuân
Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn. Năm 2007, Lâm Thị Mỹ Dạ được nhận giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Trong những năm gần đây, Lâm Thị Mỹ Dạ còn được bạn bè thế giới biết
đến khi tập Cốm non (Green rice) được dịch sang tiếng Anh. Tác phẩm của chị
cũng được đưa vào dạy - học trong nhà trường, được phổ nhạc. Đây là thành quả
xứng đáng cho một người luôn trăn trở và dành trọn tâm huyết đời mình cho thơ.
Trong hành trình sáng tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ luôn trỗi dậy ý thức khai phá,
đào sâu để bóc, “tách vỏ” làm mới mình. Chính vì vậy, đề tài mong muốn khẳng
định vẻ đẹp của một hồn thơ chứa chan sắc giọng “không có tuổi” và dám “mang
lấy nghiệp vào thân”. Đây cũng là lí do người nghiên cứu lựa chọn tiếp cận thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ từ góc độ giọng điệu trữ tình. Hi vọng những kết quả nghiên cứu
của đề tài, khóa luận sẽ góp phần khám phá phong cách thơ Lâm Thị Mỹ Dạ; bồi
3
đắp thêm niềm say mê đối với những người yêu thơ Lâm Thị Mỹ Dạ; đồng thời
cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Được mệnh danh là một “người đàn bà thơ” khôn ngoan trên “nghiệp bút”,
Lâm Thị Mỹ Dạ đã xây nên “lầu đài thế giới thơ” cho riêng mình. Cho đến nay, thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm, trong
đó có phương diện giọng điệu trữ tình.
Với bài viết Nét riêng của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, tác giả Hồng Diệu khẳng
định: “Âm hưởng chính trong thơ Mỹ Dạ xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ,
đằm thắm, không ồn ào. Nhưng có một lần – quý thay – nó thật khỏe mạnh, cái
khỏe mạnh ít thấy ở những cây bút thơ nữ.” [21, tr.37]. Tác giả còn nhấn mạnh:
“Mỹ Dạ có ý thức lao động nghiêm túc trong việc làm thơ. Ý thức ấy đem lại một
kết quả rõ rệt: thơ chị có những nét riêng, có bản sắc riêng (...). Mà bản sắc riêng là
một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một nhà thơ (…). Cái đáng quý
nhất của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, theo tôi, chính là ở đó” [21, tr.39].
Đáng chú ý nhất là bài viết của tác giả Lê Thị Hường: Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ -
những giọt buồn chưa tan. Tác giả xâu chuỗi những thi phẩm, qua đó nhận xét
tiếng thơ Lâm Thị Mỹ Dạ toát lên những “âm điệu buồn về thế giới nội cảm đầy
xáo động”. Tác giả cũng khẳng định: “Giọng thủ thỉ ấy quàn xuyến suốt hành trình
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, làm thành một chất giọng riêng. Nhà thơ thủ thỉ với truyền
thống; thủ thỉ với thiên nhiên, quê hương, đất nước; với mẹ, với con, bạn bè, tình
yêu và dĩ nhiên với trái tim mình.” [15, tr.485].
Trần Thị Thắng, trong bài viết Lâm Thị Mỹ Dạ, một hồn thơ duyên dáng, lại
khẳng định: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nổi lên như một trong ba trụ cột của thơ nữ thời
chống Mỹ những năm 70. Khi đó người ta có thể nhắc tới Gió Lào cát trắng (Xuân
Quỳnh), Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Hương thầm (Phan Thị Thanh
Nhàn). Ba vóc dáng thơ khác nhau, riêng thơ Lâm Thị Mỹ Dạ duyên dáng mà khỏe
khoắn dễ làm lay động độc giả.” [15, tr.444].
Với Tình yêu qua năm tháng, Đỗ Bạch Mai cho rằng: “Giữa cuộc đời có dại
có khôn, có dữ dội và có dịu êm, nhà thơ cứ đi với một tâm hồn trong trẻo, tha thiết
4
và luôn luôn sẵn sàng ngạc nhiên, sững sờ khi phát hiện lại những điều tưởng như
đã quá hiển nhiên đối với bao người khác. Hồn thơ chị rất dễ thương.” [15, tr.467].
Khi bàn về Khuynh hướng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, Hồ Thế Hà có
khẳng định Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ hiếm hoi dấn thân vào “vương quốc mới
lạ cõi tâm linh” huyền ảo và vững tin. Trong đó: “Gặp mình, tìm mình, tự vấn, tự
thú, tự thoại về mình là tiếng nói khẩn thiết trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - như cách
thế, nhà thơ mới hiểu hết con người và chính mình. Đó là ý thức tận cùng của cái
tôi tự biểu hiện, cái tôi tự soi tỏ.” [15, tr.426].
Hay gần đây, khi hương thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ đã vươn xa ra thế giới,
nhiều người biết đến chị hơn. Nhà thơ Fred Marchant trong bài viết Đọc “Núi Bà
Đen”của Larry Heinemann và “Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ, nhận xét bài thơ
Cốm non miêu tả “cái khoảnh khắc sự vật biến mất mà trí tưởng tượng của chị bắt
được. Thơ của chị là bản chúc thư của người đàn bà về những nguy hiểm mà họ đối
mặt. Đó là cốt lõi ẩn dụ của Dạ đối với nỗi buồn không tên”. [15, tr.519].
Ngoài ra còn nhiều bài viết in trên các báo, tạp chí phân tích bình giảng về
các bài thơ cụ thể; nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, thẩm bình về thế giới
nghệ thuật thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nhìn chung là những lời nhận xét, đa phần là
những cảm nhận tinh tế về hồn thơ Mỹ Dạ. Trong đó có một số lời nhận định, đánh
giá khá xác đáng về một vài biểu hiện của giọng điệu trữ tình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những biểu hiện của giọng điệu trữ tình trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát tác phẩm tiêu biểu trong các tập thơ:
Trái tim sinh nở (NXB Văn học) (1974),
Bài thơ không năm tháng (NXB Tác phẩm mới) (1983),
Hái tuổi em đầy tay (NXB Đà Nẵng) (1989),
Mẹ và con (NXB Phụ nữ) (1994),
Đề tặng một giấc mơ (NXB Thanh niên) (1998),
Hồn đầy hoa cúc dại (NXB Thuận Hoá) (2007).
5
4. Giới thuyết thuật ngữ
4.1. Giọng điệu
Giọng điệu là một phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của
văn học. Đây là thứ hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thước đo
không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn, nhà
thơ.
“Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn
đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi
tên, dùng từ, sắc diện tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay
suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” (…). Mặt khác, “Giọng điệu phản ánh lập trường
xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc
tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một
giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài
liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật.” [7, tr.112-113].
Trong các tác phẩm nghệ thuật, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chủ đạo,
nó là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu văn chương là một hiện
tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Đây là một yếu tố cơ bản của phong
cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu
độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, góp phần tăng giảm hiệu quả cảm
xúc của tác phẩm văn chương.
4.2. Giọng điệu trữ tình
Bàn về giọng điệu trong thơ trữ tình, theo nhà nghiên cứu Khrapchencô:
“Giọng điệu, tiết tấu, âm nhạc của tác phẩm được tạo ra bởi một “bức vẽ” phức tạp
bằng từ ngữ mà những biến đổi – ngay cả những sự biến đổi dường như không lấy
gì làm đáng kể - liền có ảnh hưởng tức thời tới âm hưởng chung của tác phẩm hoặc
những bộ phận riêng lẻ của nó” [22, tr.193].
Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc
xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phương diện khác,
giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm mấu chốt có tính đặc trưng này
khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu văn xuôi tự sự.
6
Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng của chủ
thể và khách thể gần gũi nhau đến mức trong đa số trường hợp xem như hòa lẫn
cùng nhau. Có
thể nó
i, góc độ giọng điệu trữtình đươc nhi ̣ ều nhà nghiên cứu quan
tâm, tìm hiểu và đưa ra những khá
i niêm kh ̣ ác nhau. Tuy nhiên trong môt quan ̣
niêm chung nh ̣ ất thì khá
i niêm gi ̣ ọng điệu trữtình đươc x ̣ ác đinh l ̣ à yếu tố quan
trong trong th ̣ ế giớ
i nghê ̣thuât thơ ca, l ̣ à
thế giớ
i tinh thần của cái tôi nhà
thơ đươc̣
thể hiên ṿ ớ
i những sắc thá
i đa dang, phong ̣ phú.
Thơ trữtình là “những bản tốc kí nôi tâm ̣ ”, là sựthể hiên tr ̣ ưc ti ̣ ếp cảm xúc
của chủ thể sáng tạo trước con người và tạo vật. Sáng tác thơ ca là môt nhu c ̣ ầu tự
biểu hiên, ṃ ôt ṣ ựthôi thúc mãnh liệt từ thế giới bên ngoài tác động vào thế giới nội
tâm. Lermôntôp có
lần nó
i về môt ḅ à
i thơ trữtình rằng: “Chuyên c ̣ ủa tôi chỉ
toàn là
những tuyêt ṿ ong. Tôi đ ̣ ãluc l ̣ oi l ̣ ai to ̣ àn bô ̣tâm hồn và dốc lôn x ̣ ôn ra ̣ giấy” [25,
tr.165].
“Trong thơ trữ tình, giọng là một cấu trúc tổng hợp giữa âm điệu, từ ngữ và
ý nghĩa diễn đạt, đồng thời là hiệu quả cảm nhận và khu biệt ở người nhận do cấu
trúc thơ đưa lại. Giọng thơ của một nhà thơ khi có khả năng khu biệt với các giọng
khác thì cũng có nghĩa là một phong cách được định hình và ổn định.” [8, tr.88].
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp hệ thống
Đặt những sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ trước và sau 1975 trong một hệ
thống logic, chặt chẽ, gắn với toàn bộ sự nghiêp sáng tác của tác giả. Đồng thời,
gắn chúng với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ ca để có
một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất; từ đó khái quát các luận điểm, triển khai
đề tài một cách khoa học.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, làm sáng rõ đề tài thông qua một hệ thống luận cứ, luận
chứng xác thực, dùng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận định về giọng
điệu thơ Lâm Thị Mỹ Dạ dưới góc nhìn khái quát.