Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giới thiệu phần mềm Encore ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Giới thiệu phần mềm Encore
1.1 Giới thiệu tổng quát
Phần mềm Encore được biết đến như là một phần mềm chép nhạc
thông dụng ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Năm 1992,
một nhóm tác giả đã sáng lập nên Cty phần mềm Gvox Sofware,
đánh dấu sự ra đời những phiên bản đầu tiên của phần mềm Encor. Ở buổi
đầu thành lập, công ty gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất
là vấn đề tài chính cùng với đó là gánh nặng tạo dựng tên tuổi, thương
hiệu. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, có những thời gian công ty gần
như đi vào bế tắc phá sản trước những khốc liệt của thương trường, trước
những công ty lớn trong lĩnh vực âm nhạc. Tuy nhiên, những khó khăn đó
không làm nản lòng những người sáng lập Gvox Sofware. Phiên
bản 4.5 xuất hiện vào năm 2001 - cho tới nay vẫn được khá nhiều người
sử dụng, đánh dấu 1 bước tiến đáng kể trong quá trình hình thành, phát
triển và khẳng định tên tuổi của công ty. Sau 8 năm ấp ủ, năm 2009 Công
ty phần mềm Gvox Sofware mới cho ra đời của phiên bản tiếp nối là
Encor 5, một phiên bản mang nhiều cải tiến đáng kể về giao diện cũng như
độ tương thích mà rất nhiều người mong chờ. Từ khi phiên bản Encor 5.0
ra đời, nhà sản xuất đã có những bản update giúp hoàn thiện phần mềm và
cho tới hiện nay thì phiên bản 5.0.2 mà tôi sẽ giới thiệu sau đây thực sự là 1
cải tiến đáng thú vị.
+ Về giao diện và chức năng: So với phiên bản 4 trước đây, Encor 5 tỏ
ra thân thiện hơn trong cách bố trí, nhóm gộp chia tách các chức năng rất
hợp lý. Điểm đặc biệt là dường như phần mềm tỏ ra thông minh hơn trong
việc nhận biết các thao tác của người sử dụng, điều này tạo cảm giác dễ
dàng,thoải mái cho người sử dụng. Nếu ai đã từng sử dụng qua phiên bản 4,
chắc hẳn sẽ rất hài lòng với những gì nhà sản xuất đem lại trong phiên bản
Encor 5 này.
+ Về vấn đề tương thích: Encor 5 hoạt động trên hầu hết các hệ điều
hành hiện nay ngay cả Win Vista 64 & 32 bit, Win 7 64 & 32 bit mới nhất
hay hệ điều hành “Mac OS X” dành riêng cho các sản phẩm của Apple.
Điều mà phiên bản 4 trước đó không làm được.
Cho đến nay, tuy có rất nhiều phần mềm xử lý và chép nhạc với
những tính năng đa dạng hơn, chuyên nghiệp hơn như Final, Sibelius…
nhưng nhiều người vẫn thường sử dụng phần mềm Encor do đặc tính đơn
giản dễ dùng phù hợp với việc soạn nhạc ở mức độ phổ thông nhưng vẫn
đảm bảo sự chuyên nghiệp.
1.2 Các ứng dụng cơ bản của phần mềm Encore:
- Chép nhạc: Phần mềm Encore với chức năng chính là chép nhạc,
chương trình này đặc biệt hữu dụng cho việc chép ca khúc, các thao tác
hết sức đơn giản và giao diện thân thiện. Người dùng có thể nhập liệu
bằng chuột, bàn phím máy tính hoặc bằng các thiết bị MIDI (Music
Instrument Digital Interface) như các loại đàn phím điên tử …
- Xử lý, thu âm theo định dạng MIDI: Đây là một tính năng không
chuyên của chương trình Encore. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể
dùng để phối âm phối khí một cách đơn giản.
Chương trình có thể mở các file MIDI (.mid) - 1 loại file thông dụng
trong các loại đàn phím điện tử, khi đó ta sẽ có 1 bản nhạc bằng nốt hoàn chỉnh
và có thể tùy ý sửa chữa.
1.3 Cách cài đặt:
- Cắm Usb, đĩa CD-Rom có phần mềm Encor
- Mở ổ Usb và tìm folder “ENCOR 5.0.2”
- Trong folder “ENCOR 5.0.2” có 2 file: Encore5.0.2_Setup(để cài đặt
phần mềm vào máy) và Keygen (để tạo chìa khóa đăng kí)
- Nhấp đôi chuột vào Encore5.0.2_Setup sẽ xuất hiện 1 bảng thông
báo.
- Chọn Next\Next\đánh dấu tùy chọn “I agree” rồi ấn Next\tiếp tục
Next ở các bảng sau, đợi 1 vài phút cho quá trình cài đặt thành công,
xuất hiện hộp thoại thông báo cài đặt thành công thì chọn “Close” để
đóng hộp thoại
-
- Nháy đúp vào file Keygen , chọn Generate, bôi đen copy đoạn số
Serial ở trên rồi đóng chương trinh vào.
- Khởi động Encore 5 bằng biểu tượng chương trình ngoài màn hình
nền Desktop
- Để ý phía bên trên nằm ngang có 1 dãy các lệnh Menu. Chọn lệnh
Help\About Encore 5.
- Một hộp thoại giới thiệu về chương trình hiện ra, đồng thời để ý phía
dưới có 1 ô trống hình chữ nhật bên cạnh có chữ “Submit”.