Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

GiáoÁn Lớp 4- Tuần 29-30
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tuần 29
Tập Đọc
Đường đi Sa Pa
SGK Trang 102,103 -Thời gian :35phút
A. Mục đích yêu cầu:
-Hs đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể
hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên
Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
-Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm
yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc bài “Con sẻ” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp các em hình dung được cảnh đẹp
đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa.
-Gv ghi bảng .
b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia làm 3 đoạn
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh
xem tranh .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu
các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp.
- 2HS đọc cả bài .
-Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài
*Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 1/ Sgk: Mỗi đoạn trong bài là một bức
tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức
tranh ấy.
-HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi :
+Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế
của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.
+Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” ?
+Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
- Giáo viên chốt lại nội dung
*Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm và HTL.
-3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc
diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
1
-Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn trong
bài : “ Xe chúng tôi leo chênh vênh … chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ”. (Cá nhân
-cặp).
-HS nhẩm HTL hai đoạn văn ( từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa …đến hết).
-HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn .
-Gv nhận xét , bình chọn em đọc hay và thuộc nhất.
3. Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
************************************
TOÁN
Luyện tập chung
SGK / 149– TGDK:35phút
A/Mục tiêu:Giúp HS :
-Ôn tập cách viết tỉ số của hai số .
-Rèn kỹ năng giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm bài.
C/Hoạt động dạy học
1. KTBC: Học sinh làm BT4,Sgk / 149. Gv kiểm tra vở toán của HS
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Luyện tập chung”
-Gv ghi bảng .
b.Thực hành
Bài 1: ( VBT ) , HS làm vào VBT.
-2HS làm vào giấy.HS nêu kết quả.
-Gv nhận xét , chốt lời giải đúng.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
-HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
-Lớp + giáo viên nhận xét và thống nhất kết quả:
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
4 +5 = 9 (phần)
Túi thứ nhất cân nặng số kg là:
54 : 9 x 4 = 24 (kg)
Túi thứ hai cân nặng số kg là:
54 – 24 = 30 (kg)
Đáp số: 24kg , 30kg.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu .
-HS thảo luận theo nhóm , làm bài vào giấy .
2
-Gv nhận xét , chốt ý đúng .
Bài 5: ( SGK ) HS đọc yêu cầu bài.
-HS thảo luận nhóm đôi – HS làm bài vào VBT.
-2HS lên bảng làm.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng :
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 – 20 = 12 (m)
Đáp số: 20m , 12m .
3. Củng cố , dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học
-BTVN: Bài 4 SGK / 149.
D. Phần bổ sung:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
**************************************
ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng luật giao thông(tt)
SGK /40 , TG : 35phút
A.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng :
-Hiểu : cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của
mình và mọi người.
-HS có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện
đúng luật giao thông.
-HS biết tham gia giao thông an toàn.
B.Tài liệu và phương tiện :
-Một số biển báo giao thông .
-Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai .
C.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Gọi 3HS lên nêu một số hoạt động về giao thông.
-Gv nhận xét.
2.Bài mới:
a.GTB : Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về bài “ Tôn trọng luật giao thông”
-Gv ghi bảng .
b.Hoạt động 1 : Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông/
-Gv chia nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao
thông ( khi Gv đưa lên) và ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1điểm.
Nếu các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.Nhóm nào nhiều điểm nhất thì nhóm đó
thắng.
-Gv điều khiển cuộc chơi.
3
-Gv cùng HS đánh giá kết quả.
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( BT3 ,SGK )
-Gv chia HS thành 4nhóm, mỗi nhóm nhận một tình huống và thảo luận tìm
cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả (đóng vai), các nhóm khác nhận xét bổ sung ý
kiến.
-Gv đánh giá kết quả của từng nhóm và kết luận:
+Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: luật giao thông
cần được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc.
+Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
+Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm
hư hỏng tài sản công cộng.
+Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
+Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.
+Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
d.Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( BT4,SGK)
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung
chấp vấn.
-Gv nhận xét kết quả làm việc của HS.
-Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần
chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
5.Củng cố - dặn dò :
-Về nhà tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa của các
biển báo.
-Nhận xét tiết học .
D.Phần bổ sung :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
**************************************
KHOA HỌC
Thực vật cần gì để sống ?
Sgk /114,115 - TGDK:35 phút
A/Mục tiêu:Sau bài học, HS biết:
-Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và
ánh sáng đối với đời sống của thực vật.
-Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
B/Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 114,115- SGK.
-Phiếu học tập.
-Một số dụng cụ để thực hành .
C/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên trả lời một số câu hỏi trong Sgk.
-GV nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ.
4