Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo Trình Xây Dựng Mặt Đường Ô Tô
PREMIUM
Số trang
194
Kích thước
6.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1895

Giáo Trình Xây Dựng Mặt Đường Ô Tô

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶNG VĂN THANH (Chủ biên), PHẠM VĂN TỈNH

ĐẶNG THỊ HỒNG, NGUYỄN HOÀNG PHONG, PHẠM MINH VIỆT

GIÁO TRÌNH

XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

2

3

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình “Xây dựng mặt đường ô tô” được được biên soạn theo chương trình đào

tạo đại học ngành Kỹ thuật Xây dựng, do Hội đồng Khoa học Trường Đại học Lâm nghiệp

xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Với phương châm “cơ bản, hiện đại

và thực tế”, nhóm tác giả đã tổng hợp kiến thức từ các tài liệu khoa học ở trong và ngoài

nước; kết hợp với việc đúc kết kinh kiệm giảng dạy và thực tế để biên soạn giáo trình với

các nội dung cơ bản được chia thành 8 chương:

Chương 1: Các vấn đề chung về xây dựng mặt đường;

Chương 2: Mặt đường đá dăm và cấp phối đá dăm;

Chương 3: Mặt đường cấp phối đá dăm và cát gia cố xi măng;

Chương 4: Mặt đường láng nhựa và thấm nhập nhựa;

Chương 5: Mặt đường bê tông nhựa;

Chương 6: Mặt đường bê tông xi măng;

Chương 7: Mặt đường cấp phối thiên nhiên và đất gia cố;

Chương 8: Mặt đường đá trộn nhựa.

Giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên và sinh viên các ngành có

đào tạo về đường ô tô; đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học và

cán bộ kỹ thuật đang học tập và công tác trong các lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu từ các nhà

khoa học của Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Giao thông Vận tải; xin trân

trọng cảm ơn tập thể Bộ môn Kỹ thuật Công trình, Khoa Cơ điện & Công trình, Phòng Đào

tạo, Thư viện - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn giáo trình

này được xuất bản.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng với thời gian và điều kiện hạn chế, giáo trình này chắc

chắn không thể tránh khỏi những sự thiếu sót nhất định. Tác giả xin trân trọng đón nhận

những ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà khoa học, của giáo viên - sinh viên và bạn

đọc để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

4

5

MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................................................. 3

Mục lục .................................................................................................................................. 5

Chương 1

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG

1.1. Khái niệm chung ....................................................................................................... 11

1.1.1. Khái niệm mặt đường ......................................................................................... 11

1.1.2. Nguyên tắc cấu tạo mặt đường...........................................................................11

1.1.3. Kết cấu cơ bản của mặt đường ...........................................................................12

1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật của mặt đường ........................................................................13

1.2. Mặt đường mềm và mặt đường cứng ........................................................................14

1.2.1. Mặt đường mềm ..................................................................................................14

1.2.2. Mặt đường cứng .................................................................................................18

1.2.3. Phân cấp mặt đường ô tô ...................................................................................20

1.3. Vật liệu và nguyên lý sử dụng vật liệu làm mặt đường.............................................20

1.3.1. Vật liệu xây dựng ................................................................................................ 20

1.3.2. Các nguyên lý sử dụng vật liệu làm mặt đường .................................................22

1.4. Công tác đầm lèn mặt đường ....................................................................................28

1.4.1. Vai trí của công tác đầm lèn...............................................................................28

1.4.2. Mục đích của đầm lèn......................................................................................... 28

1.4.3. Độ ẩm đầm lèn....................................................................................................28

1.4.4. Phương pháp và thiết bị đầm lèn mặt đường .....................................................29

1.4.5. Tải trọng và tốc độ thiết bị làm chặt mặt đường ................................................30

1.4.6. Kiểm tra chất lượng đầm lèn ..............................................................................31

1.5. Công trình thoát nước mặt đường .............................................................................31

1.5.1. Nhiệm vụ của công trình thoát nước mặt ...........................................................31

1.5.2. Phân loại công trình thoát nước mặt..................................................................31

1.6. Lớp trên nền đường...................................................................................................32

1.6.1. Khái niệm về lớp trên nền đường .......................................................................32

1.6.2. Chức năng của lớp trên nền đường ....................................................................33

1.6.3. Vật liệu xây dựng lớp trên nền đường ................................................................ 33

1.6.4. Phân loại và lựa chọn chiều dày lớp trên nền đường ........................................33

6

1.7. Một số vấn đề chung trong thi công mặt đường ô tô ................................................ 34

1.7.1. Thi công khuôn đường ........................................................................................ 34

1.7.2. Thi công hệ thống thoát nước mặt đường và lớp trên nền đường ...................... 35

1.7.3. Thi công các lớp mặt đường ............................................................................... 35

Chương 2

MẶT ĐƯỜNG ĐÁ DĂM VÀ CẤP PHỐI ĐÁ DĂM

2.1. Một số vấn đề chung ................................................................................................. 37

2.1.1. Khái niệm chung về mặt đường đá dăm ............................................................. 37

2.1.2. Khái niệm chung về mặt đường cấp phối đá dăm .............................................. 38

2.2. Vật liệu và thi công mặt đường đá dăm .................................................................... 39

2.2.1. Vật liệu xây dựng mặt đường đá dăm ................................................................ 39

2.2.2. Thi công lớp mặt đường đá dăm nước ............................................................... 43

2.3. Vật liệu và thi công mặt đường cấp phối đá dăm ..................................................... 45

2.3.1. Vật liệu xây dựng mặt đường cấp phối đá dăm.................................................. 45

2.3.2. Thi công lớp mặt đường cấp phối đá dăm ......................................................... 48

2.4. Công tác kiểm tra nghiệm thu................................................................................... 53

2.4.1. Tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu ......................................................................... 53

2.4.2. Các giai đoạn và nội dung kiểm tra ................................................................... 54

Chương 3

MẶT ĐƯỜNG CẤP PHỐI ĐÁ DĂM VÀ CÁT GIA CỐ XI MĂNG

3.1. Một số vấn đề chung về mặt đường gia cố xi măng ................................................. 57

3.1.1. Khái niệm và ưu, nhược điểm của mặt đường gia cố xi măng ........................... 57

3.1.2. Phạm vi áp dụng mặt đường cấp phối đá dăm và cát gia cố xi măng ............... 57

3.2. Mặt đường cấp phối đá dăm gia cố xi măng............................................................. 57

3.2.1. Đặc điểm cấu tạo ................................................................................................ 57

3.2.2. Yêu cầu về vật liệu .............................................................................................. 58

3.2.3. Thi công mặt đường cấp phối đá dăm gia cố xi măng ....................................... 61

3.3. Mặt đường cát gia cố xi măng................................................................................... 65

3.3.1. Đặc điểm cấu tạo ................................................................................................ 65

3.3.2. Vật liệu xây dựng mặt đường cát gia cố xi măng ............................................... 66

3.3.3. Thi công mặt đường cát gia cố xi măng ............................................................. 68

7

3.4. Công tác kiểm tra, nghiệm thu ..................................................................................73

3.4.1. Tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu .........................................................................73

3.4.2. Kiểm tra nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng ................................ 73

3.4.3. Kiểm tra nghiệm thu lớp móng cát gia cố xi măng ............................................74

Chương 4

MẶT ĐƯỜNG LÁNG NHỰA VÀ THẤM NHẬP NHỰA

4.1. Một số vấn đề chung về mặt đường nhựa .................................................................75

4.1.1. Khái niệm về mặt đường nhựa ...........................................................................75

4.1.2. Một số loại mặt đường nhựa thông dụng ........................................................... 75

4.2. Cấu tạo và thi công mặt đường láng nhựa.................................................................76

4.2.1. Đặc điểm và phân loại mặt đường láng nhựa ....................................................76

4.2.2. Yêu cầu về vật liệu làm lớp láng nhựa ...............................................................76

4.2.3. Xác định lượng vật liệu trong mặt đường láng nhựa .........................................79

4.2.4. Thi công mặt đường láng nhựa ..........................................................................81

4.3. Cấu tạo và thi công mặt đường thấm nhập nhựa.......................................................86

4.3.1. Đặc điểm chung của mặt đường thấm nhập nhựa .............................................. 86

4.3.2. Yêu cầu về vật liệu xây dựng mặt đường thấm nhập nhựa .................................88

4.3.3. Xác định lượng vật liệu trong mặt đường thấm nhập nhựa ............................... 89

4.3.4. Thi công mặt đường thấm nhập nhựa ................................................................ 90

4.4. Công tác kiểm tra nghiệm thu ...................................................................................93

4.4.1. Kiểm tra trước khi thi công ................................................................................93

4.4.2. Kiểm tra trong thi công ......................................................................................94

4.4.3. Kiểm tra sau thi công .........................................................................................95

Chương 5

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

5.1. Một số vấn đề chung .................................................................................................97

5.1.1. Khái niệm mặt đường bê tông nhựa ...................................................................97

5.1.2. Phân loại hỗn hợp bê tông nhựa dùng trong xây dựng mặt đường....................97

5.1.3. Ưu và nhược và phạm vi áp dụng của mặt đường bê tông nhựa .....................102

5.2. Vật liệu xây dựng mặt đường bê tông nhựa ............................................................102

5.2.1. Cốt liệu lớn .......................................................................................................102

5.2.2. Cốt liệu nhỏ ......................................................................................................104

8

5.2.3. Bột khoáng........................................................................................................ 105

5.2.4. Nhựa đường...................................................................................................... 105

5.3. Thiết kế thành phần bê tông nhựa........................................................................... 105

5.3.1. Mục đích, phương pháp và và trình tự thiết kế ................................................ 105

5.3.2. Nội dung các bước thiết kế ............................................................................... 106

5.4. Thi công mặt đường bê tông nhựa .......................................................................... 107

5.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................ 107

5.4.2. Vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa ................................................................... 110

5.4.3. Rải hỗn hợp bê tông nhựa ................................................................................ 111

5.4.4. Lu lèn lớp hỗn hợp bê tông nhựa ..................................................................... 112

5.4.5. Bảo dưỡng mặt đường bê tông nhựa sau lu lèn ............................................... 113

5.5. Công tác kiểm tra nghiệm thu................................................................................. 113

5.5.1. Kiểm tra trước thi công .................................................................................... 113

5.5.2. Kiểm tra trong thi công .................................................................................... 115

5.5.3. Kiểm tra sau thi công ....................................................................................... 116

5.5.4. Hồ sơ nghiệm thu ............................................................................................. 120

Chương 6

MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG

6.1. Một số vấn đề chung về mặt đường bê tông xi măng ............................................. 121

6.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 121

6.1.2. Phân loại mặt đường bê tông xi măng ............................................................. 121

6.1.3. Cấu tạo của mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối ................. 124

6.1.4. Ưu và nhược điểm của mặt đường bê tông xi măng ........................................ 127

6.1.5. Phạm vi áp dụng............................................................................................... 128

6.2. Vật liệu xây dựng mặt đường bê tông xi măng....................................................... 128

6.2.1. Yêu cầu với vật liệu chế tạo bê tông ................................................................. 128

6.2.2. Yêu cầu với bê tông làm đường........................................................................ 134

6.2.3. Yêu cầu đối với vật liệu chèn khe ..................................................................... 134

6.3. Thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông...................................................................... 136

6.4. Công nghệ thi công mặt đường bê tông xi măng .................................................... 136

6.4.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................ 136

6.4.2. Lắp đặt ván khuôn ............................................................................................ 137

6.4.3. Lắp đặt cốt thép, bố trí các khe nối.................................................................. 137

6.4.4. Trộn và vận chuyển hỗn hợp bê tông ............................................................... 139

9

6.4.5. Rải và đầm lèn ..................................................................................................141

6.4.6. Hoàn thiện bề mặt ............................................................................................144

6.4.7. Bảo dưỡng ........................................................................................................145

6.4.8. Tạo và hoàn thiện các khe dọc liên kết mặt đường ..........................................146

6.5. Công tác kiểm tra nghiệm thu .................................................................................147

6.5.1. Kiểm tra trước khi thi công ..............................................................................148

6.5.2. Kiểm tra trong thi công ....................................................................................150

6.5.3. Kiểm tra sau thi công ....................................................................................... 151

Chương 7

MẶT ĐƯỜNG CẤP PHỐI TỰ NHIÊN VÀ ĐẤT GIA CỐ

7.1. Mặt đường cấp phối tự nhiên ..................................................................................153

7.1.1. Khái niệm chung về mặt đường cấp phối tự nhiên ...........................................153

7.1.2. Vật liệu xây dựng mặt đường cấp phối tự nhiên ..............................................155

7.1.3. Thi công lớp mặt đường cấp phối tự nhiên ......................................................155

7.1.4. Công tác kiểm tra nghiệm thu mặt đường cấp phối tự nhiên...........................159

7.2. Mặt đường cấp phối tự nhiên gia cố xi măng..........................................................160

7.2.1. Khái niệm chung về mặt đường cấp phối tự nhiên gia cố xi măng ..................160

7.2.2. Vật liệu xây dựng mặt đường cấp phối tự nhiên gia cố xi măng......................161

7.2.3. Thi công lớp mặt đường cấp phối tự nhiên gia cố xi măng .............................. 163

7.2.4. Kiểm tra nghiệm thu mặt đường cấp phối tự nhiên gia cố xi măng .................166

7.3. Mặt đường đất gia cố chất kết dính vô cơ...............................................................168

7.3.1. Khái niệm chung về mặt đường đất gia cố chất kết dính vô cơ........................ 168

7.3.2. Vật liệu xây dựng mặt đường đất gia cố chất kết dính vô cơ ........................... 169

7.3.3. Thi công mặt đường đất gia cố chất kết dính vô cơ .........................................171

7.3.4. Kiểm tra nghiệm thu mặt đường đất gia cố chất kết dính vô cơ ......................174

Chương 8

MẶT ĐƯỜNG ĐÁ TRỘN NHỰA

8.1. Khái niệm chung về mặt đường đá trộn nhựa .........................................................176

8.1.1. Khái niệm mặt đường đá trộn nhựa .................................................................176

8.1.2. Phân loại hỗn hợp đá trộn nhựa ......................................................................176

8.1.3. Ưu và nhược điểm và phạm vi áp dụng............................................................177

10

8.2. Vật liệu xây dựng mặt đường đá trộn nhựa ............................................................ 177

8.2.1. Cốt liệu ............................................................................................................. 177

8.2.2. Nhựa đường ...................................................................................................... 179

8.3. Thi công mặt đường đá dăm đen............................................................................. 179

8.3.1. Chế tạo hỗn hợp đá dăm đen ở trạm trộn ........................................................ 180

8.3.2. Thi công lớp bù vênh và lớp mặt dưới bằng hỗn hợp đá dăm đen ................... 180

8.3.3. Sửa chữa mặt đường nhựa cũ bằng hỗn hợp đá dăm đen ................................ 183

8.4. Kiểm tra nghiệm thu mặt đường đá trộn nhựa ........................................................ 184

8.4.1. Kiểm tra trước thi công .................................................................................... 184

8.4.2. Kiểm tra trong thi công .................................................................................... 186

8.4.3. Kiểm tra sau thi công ....................................................................................... 186

8.4.4. Hồ sơ nghiệm thu ............................................................................................. 187

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 188

11

Chương 1

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG

1.1. Khái niệm chung

1.1.1. Khái niệm mặt đường

Mặt đường là một kết cấu gồm một hoặc nhiều lớp vật liệu khác nhau được rải trên

nền đường, nhằm đảm bảo các yêu cầu chạy xe về cường độ, độ bằng phẳng, độ nhám;

đồng thời góp phần hạn chế các tác động xấu do việc chạy xe gây ra đối với môi trường

(hạn chế bụi, tiếng ồn, tai nạn giao thông… ). Kết cấu cơ bản mặt đường được thể hiện ở

Hình 1-1.

Hình 1-1. Sơ đồ kết cấu mặt đường

Mặt đường là một bộ phận rất quan trọng của đường ô tô, với chi phí xây dựng chiếm

tỷ trọng lớn. Mặt đường tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giao thông: độ an

toàn và êm thuận của xe, tính kinh tế… Thực tế có những yêu cầu đối với mặt đường

không thể giải quyết được bằng các biện pháp thiết kế, tính toán; trái lại chủ yếu phải giải

quyết bằng biện pháp cấu tạo (trong đó gồm cả biện pháp sử dụng các loại vật liệu khác

nhau) và biện pháp thi công. Ví dụ như các vấn đề về bảo đảm ổn định cường độ của kết

cấu mặt đường, vấn đề đảm bảo cho cấu trúc tầng mặt có đủ sức chống đỡ với tác dụng của

lực ngang, vấn đề về độ bằng phẳng, và độ nhám,… nhất là các vấn đề đó lại phải giải

quyết trong các điều kiện thiên nhiên, điều kiện vật liệu xây dựng, điều kiện phương tiện

và thiết bị thi công cụ thể.

1.1.2. Nguyên tắc cấu tạo mặt đường

Sơ đồ mô tả sự phân bố ứng suất trong kết cấu áo đường theo chiều sâu được thể

hiện ở Hình 1-2. Tổng hợp các lực tác dụng lên mặt đường có thể chia thành hai thành

phần: thành phần lực thẳng đứng và thành phần lực nằm ngang. Qua phân tích tính chất

của tải trọng tác dụng lên kết cấu mặt đường cho thấy:

12

Lực thẳng đứng, tác dụng từ trên mặt, được gây ra từ tải trọng các phương tiện giao

thông và nhiều yếu tố khác. Theo chiều sâu tác dụng thì ứng suất thẳng đứng giảm dần từ

trên xuống dưới. Do vậy, để đảm bảo tính kinh tế thì kết cấu mặt đường gồm nhiều lớp có

chất lượng vật liệu (thường được đánh giá bằng chỉ tiêu mô đun đàn hồi – Eđh) giảm dần từ

trên xuống dưới phù hợp với quy luật phân bố ứng suất thẳng đứng.

Hình 1-2. Sơ đồ phân bố ứng suất trong mặt đường theo chiều sâu

Lực nằm ngang, bao gồm lực hãm, lực kéo và lực đẩy ngang. Các lực này giảm rất

nhanh theo chiều sâu. Do vậy vật liệu làm tầng, lớp trên mặt đường phải có khả năng

chống lại lực đẩy ngang (chống trượt).

Như vậy, mặt đường được cấu tạo theo nguyên tắc: chất lượng (khả năng chịu lực)

của vật liệu giảm dần theo chiều sâu và lớp mặt phải có khả năng chống trượt.

1.1.3. Kết cấu cơ bản của mặt đường

Sơ đồ mô tả kết cấu cơ bản của mặt đường ô tô được thể hiện ở Hình 1-1. Cấu tạo cơ

bản của mặt đường bao gồm các lớp và được chia thành các tầng: tầng mặt (bao gồm một

hay các lớp mặt), lớp móng (bao gồm một hay các lớp móng) và lớp trên nền đường (lớp

nền đường cải thiện).

1.1.3.1. Tầng mặt

Tầng mặt (Surfacing course) là bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của bánh xe và ảnh

hưởng của các nhân tố thiên nhiên. Thông thường tầng mặt bao gồm hai lớp:

- Lớp mặt trên (lớp mặt xe chạy), là lớp trên mặt của kết cấu mặt đường trực tiếp chịu

tác dụng của xe cộ và các tác nhân khí hậu, thời tiết;

- Lớp mặt dưới, là lớp chịu lực tăng cường cho lớp mặt trên và tiếp nối với các lớp

móng.

Tầng mặt chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng bánh xe (gồm lực thẳng đứng và lực

ngang, có giá trị lớn) và các nhân tố thiên nhiên (như mưa, nắng, nhiệt độ…). Yêu cầu tầng

mặt phải đủ bền trong suốt thời kỳ sử dụng của kết cấu áo đường; phải bằng phẳng; có đủ

độ nhám; chống thấm nước; chống được biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao; chống được nứt;

chống được bong bật; phải có khả năng chịu bào mòn tốt và không sinh bụi. Chất lượng sử

13

dụng và tuổi thọ của mặt đường phụ thuộc nhiều vào các đặc trưng bề mặt của lớp mặt

đường xe chạy. Vật liệu làm tầng mặt bao gồm cốt liệu và chất kết dính (có thể dùng hoặc

không dùng chất kết dính).

1.1.3.2. Tầng móng

Khác với tầng mặt, tầng móng chỉ chịu lực thẳng đứng. Nhiệm vụ của tầng móng là

truyền và phân bố lực thẳng đứng để khi truyền đến nền đất thì ứng suất sẽ giảm đến một

mức độ đất nền đường có thể chịu đựng được mà không tạo nên biến dạng thẳng đứng

hoặc biết dạng trượt quá lớn. Vì lực thẳng đứng truyền xuống ngày càng bé đi nên để tiết

kiệm, tầng móng có thể gồm nhiều lớp bằng các vật liệu khác nhau có cường độ giảm dần

từ trên xuống. Các lớp dưới của tầng móng còn có thể dùng các loại vật liệu tại chỗ hoặc

các phế liệu theo nguyên lý bố trí cường độ giảm dần theo chiều sâu.

Vật liệu thường dùng xây dựng tầng móng là các loại vật liệu dạng hạt (cấp phối, cát,

đá…) và các vật liệu gia cố (chỉ dùng cho lớp móng trên).

Với các mặt đường có lưu lượng giao thông lớn, các lớp móng thường được làm

bằng vật liệu gia cố các chất kết dính hữu cơ hoặc vô cơ, làm cho chúng tăng khả năng

chịu được tác dụng thẳng đứng của các loại xe nặng gây ra; với mặt đường ít xe chạy, có

thể không làm lớp móng dưới, mà chỉ làm lớp móng bằng vật liệu gia cố.

Lưu ý, tùy thuộc vào tính chất của tầng móng và tầng mặt, giữa chúng còn có lớp liên

kết được làm từ các loại nhựa thấm bám, dính bám.

1.1.3.3. Lớp trên nền đường

Lớp trên nền đường (lớp đáy móng, lớp lót, lớp đệm - capping layer, improved

subgrade) là lớp chuyển tiếp giữa nền đất và tầng móng của kết cấu mặt đường. Nếu nền

đường làm bằng vật liệu có cường độ cao, ổn định với nước tốt thì không cần làm lớp này.

Lớp đáy móng có các chức năng cơ bản như: cải thiện tình trạng chịu lực kém của

nền đường, tạo được một lòng đường có cường độ đảm bảo và đồng đều; tiếp nhận và phân

bố tải trọng truyền qua kết cấu mặt đường, làm giảm độ lún đàn hồi của toàn bộ kết cấu,

tăng tuổi thọ cho kết cấu mặt đường; cải thiện chế độ thủy nhiệt của kết cấu nền - mặt

đường (do kết cấu nền - mặt đường có độ chặt lớn, tính thấm nhỏ); ngăn chặn ẩm thấm từ

trên xuống nền đất và từ dưới lên tầng móng áo đường; tạo “hiệu ứng đe” để bảo đảm chất

lượng đầm nén các lớp móng phía trên (để lu lèn các lớp mặt đường nhanh đạt độ chặt yêu

cầu); tạo điều kiện cho xe máy đi lại trong quá trình thi công áo đường, không gây hư hại

nền đất phía dưới, đặc biệt khi thời tiết xấu.

1.1.4. Yêu cầu kỹ thuật của mặt đường

Mặt đường chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng xe chạy, của các nhân tố tự nhiên

như mưa, nắng, sự thay đổi nhiệt độ... Nên để bảo đảm đạt được các chỉ tiêu khai thác, vận

doanh có hiệu quả nhất thì việc thiết kế và xây dựng mặt đường phải đạt được các yêu cầu

như sau:

14

- Đủ cường độ: mặt đường phải có đủ cường độ chung và tại mỗi điểm riêng trong

từng tầng, lớp vật liệu. Nó được biểu thị bằng khả năng chống lại biến dạng thẳng đứng,

biến dạng trượt, biến dạng co dãn khi chịu kéo-uốn hoặc do nhiệt độ.

- Ổn định cường độ: cường độ phải ít bị thay đổi theo điều kiện thời tiết, khí hậu. Để

đảm bảo yêu cầu này, vật liệu xây dựng mặt đường cần phải được lựa chọn cho phù hợp

với loại mặt đường và tính chất, điều kiện giao thông, điều kiện thời tiết của từng khu vực.

- Đủ độ bằng phẳng: mặt đường phải đạt được độ bằng phẳng nhất định để giảm sức

cản lăn, giảm sóc khi xe chạy. Do đó nâng cao được tốc độ và độ êm thuận cho xe chạy,

giảm tiêu hao nhiên liệu, kéo dài tuổi thọ của xe... Yêu cầu này được đảm bảo bằng việc

chọn vật liệu thích hợp, vào biện pháp và chất lượng thi công.

- Đủ độ nhám: mặt đường phải có đủ độ nhám để nâng cao hệ số bám giữa bánh xe và

mặt đường, tạo điều kiện tốt cho xe chạy an toàn với tốc độ cao và trong những trường hợp

cần thiết có thể dừng xe nhanh chóng. Yêu cầu này chủ yếu phụ thuộc vào việc chọn vật liệu

làm lớp trên mặt và nó cũng hoàn toàn không có mẫu thuẫn gì với yêu cầu về độ bằng phẳng.

- Ít bụi: bụi là do xe cộ phá hoại, bào mòn vật liệu làm mặt đường; bụi gây ô nhiễm

môi trường, giảm tầm nhìn. Yêu cầu này liên quan đến tính năng của loại vật liệu xây dựng

mặt đường và điều kiện thời tiết của từng khu vực.

1.2. Mặt đường mềm và mặt đường cứng

1.2.1. Mặt đường mềm

Mặt đường mềm (Flexible Pavement) là loại kết cấu mặt đường có tầng mặt làm

bằng các vật liệu hạt hoặc các vật liệu hạt có trộn hay tưới nhựa đường và tầng móng làm

bằng các loại vật liệu khác nhau, đặt trực tiếp trên nền đường hoặc trên lớp đáy móng (theo

22 TCN 211-06).

Vật liệu hạt dùng trong xây dựng mặt đường thường là một tập hợp các hạt rời với

nhiều loại kích cỡ (từ 0 đến D - kích cỡ hạt lớn nhất); trong đó, cường độ liên kết giữa các

hạt luôn nhỏ hơn nhiều so với cường độ bản thân mỗi hạt và do đó cường độ chung của

một lớp vật liệu hạt được đặc trưng bằng sức chống cắt trượt của lớp; lớp kết cấu bằng vật

liệu hạt không có tính liền khối.

Từ khái niệm mặt đường mềm có thể nhận thấy, trừ mặt đường bê tông xi măng

(BTXM), tất cả các loại mặt đường đều thuộc loại mặt đường mềm.

Một số loại mặt đường mềm thường dùng bao gồm: mặt đường mềm có lớp mặt bằng

vật liệu hạt không gia cố (mặt đường quá độ: lớp mặt đường được xây dựng từ cấp phối đất

- đá…); mặt đường mềm có lớp mặt nhựa và lớp móng bằng vật liệu hạt không gia cố; mặt

đường mềm có lớp mặt nhựa và lớp móng bằng vật liệu hạt gia cố xi măng (mặt đường nửa

cứng).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!