Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình vệ sinh gia súc
PREMIUM
Số trang
155
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1651

Giáo trình vệ sinh gia súc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ThS. VŨ ĐÌNH VƯỢNG, TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH,

TS. NGUYỄN VĂN SỬU, ThS. PHẠM THỊ PHƯƠNG LAN

ThS. VŨ ĐÌNH VƯỢNG (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH

VỆ SINH GIA SÚC

(DÙNG CHO HỆ ĐẠI HỌC)

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2007

2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong chăn nuôi, việc hiểu rõ sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh đối với cơ

thể nhằm tạo ra những vật nuôi khoẻ mạnh, có sức chống đỡ với dịch bệnh là điều

kiện cơ bản để cải tạo phẩm chất con giống và nâng cao sức sản xuất, đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho con người. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp

cần thiết trong quy hoạch, thiết kế, xây dưng chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi

có một ý nghĩa hết sức quan trọng để hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ

cho con người, bảo vệ và phát triển động vật.

Với mục đích nâng cao hơn nữa cháy t lương giảng dạy cho sinh viên hệ đại học

chuyên ngành đào tạo Bác sĩ Thú y và Kỹ sư Chăn nuôi - Thú y, đồng thời góp phần

bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật trong ngành, chúng tôi đã

biên soạn giáo trình Vệ sinh gia súc.

Cuốn giáo trình Vệ sinh gia súc được biên soạn dựa trên cơ sở những kiến thức

cơ bản, đồng thời cập nhật một số kết quả nghiên cứu mới ở trong và ngoài nước, có

sự tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học chuyên môn sâu trong lĩnh vực vệ sinh

gia súc ở Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện thú y Quốc gia.

Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng thể hiện tính cơ bản, khoa học,

hiện đại và tính hệ thống của môn học nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin

cần thiết về khoa học vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng do trình độ và

khả năng có hạn nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận

được ý kiến đóng góp của bạn đọc để từng bước hoàn thiện giáo trình trong lần tái

bản sau.

Chúng tôi xin chân thành tiếp thu và cảm ơn!

Tập thể tác giả

3

MỞ ĐÂU

1.KHÁI NIỆM MÔN HỌC

Vệ sinh gia súc là môn khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường

xung quanh đối với sức khoẻ và sức sản xuất của động vật. Mọi sự biến đổi quá mức

của các yếu tố môi trường xung quanh (không khí, đất, nước vv. . .) đều có những tác

động, ảnh hưởng đến cơ thể và sức khoẻ của vật nuôi. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh

hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới động vật sẽ giúp tìm ra giải pháp để khắc phục,

khống chế, điều chỉnh một cách tối ưu, phù hợp với đặc điểm sinh lý bình thường của

cơ thể gia súc, đảm bảo cho sức khoẻ, sức sản xuất, đồng thời góp phần nâng cao chất

lượng sản phẩm, hạn chế sự ô nhiễm môi trường sinh thái.

2. NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC VỆ SINH GIA SÚC

Vệ Sinh gia súc học là khoa học khảo sát mối quan hệ giữa điều kiện ngoại cảnh

(bao gồm các yếu tố tự nhiên và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng) với cơ thể gia súc,

gia cầm, nhằm bảo vệ sức khoẻ và nâng cao sức sản xuất của chúng.

Có thể nói khoa học vệ sinh gia súc là nghệ thuật giữ gìn sức khoẻ, phòng ngừa

dịch bệnh, thể hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Theo Pavlop, khi

chúng ta khám phá được tất cả nguyên nhân của dịch bệnh thì y học sẽ trở thành y học

của tương lai, tức là Vệ sinh học. Vận dụng trong thú y học càng cho thấy sự xác đáng,

bởi phải phòng, trị bệnh cho cả đàn, không thể chỉ tập trung ở một vài con gia súc, gia

cầm và việc phòng, in bệnh trước hết phải đạt được yêu cầu là có lợi về kinh tế.

Đối với người chăn nuôi, việc hiểu rõ tác động của những nhân tố ngoại cảnh

như điều kiện khí hậu, thời tiết, nhu cầu về thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng,

việc khai thác, sử dụng vv., đến cơ thể gia súc sẽ góp phần tạo ra những vật nuôi khoẻ

mạnh, có sức chống đỡ tốt với dịch bệnh, là điều kiện cơ bản để từng bước nâng cao

chất lượng con giống và sức sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi

theo những mục đích khác nhau.

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA VỆ SINH GIA SÚC HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH KHÁC

Phạm vi của khoa học vệ sinh gia súc rất rộng. Phải vận dụng kiến thức của

những môn học cơ sở như: Sinh lý học; Hoá học; Vật lý vv. . . Phải dựa vào những

thành tựu của nhiều môn học khác để thúc đẩy khoa học vệ sinh gia súc: Khí tượng

thuỷ văn giúp vệ sinh môi trường không khí, đất và môi trường nước; Thổ nhưỡng học

giúp vệ sinh đồng cỏ trồng cây thức ăn, các bãi chăn thả gia súc; Đông y học giúp vệ

sinh dinh dưỡng thức ăn và cây cỏ độc hại đối với gia súc, gia cầm; Dịch tễ học giúp

nâng cao hiểu biết về các yếu tố bệnh nguyên, quy luật của sự phát sinh, phát triển và

ngừng tắt của dịch bệnh gia súc, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vv . . .

4

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KHOA HỌC VỆ SINH GIA SÚC

Cơ sở lý luận của khoa học vệ sinh gia súc là học thuyết duy vật biện chứng về

Sinh vật học, nghiên cứu những quy luật cơ bản về quan hệ giữa cơ thể động vật và

ngoại cảnh: ở đây chủ yếu dựa vào học thuyết của Michurin và học thuyết Pavlop.

Học thuyết Michurin xây dựng trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa cơ thể và

ngoại cảnh; về tác động tích cực của ngoại cảnh trong quá trình hình thành cơ thể động

vật; về sự di truyền của những đặc tính mới; về khả năng biến đổi của cơ thể phù hợp

theo điều kiện ngoại cảnh.

Theo quan điểm của Pavlop thì cơ thể của động vật cấp cao do có hoạt động của

phản xạ có điều kiện nên đã tạo cho cơ thể sống và ngoại cảnh luôn có sự liên hệ thông

qua hệ thống thần kinh. Một số phản xạ có điều kiện được xây dựng trong đời sống cá

thể và có khả năng di truyền. Như vậy, các biện pháp vệ sinh chủ yếu nhằm tạo ra

những điều kiện ngoại cảnh thích hợp làm cho cơ thể gia súc hình thành những phản

xạ có điều kiện có lợi, dược cố định lại để gia tăng sức đề kháng chống dịch, bệnh và

nâng cao sức sản xuất của chúng.

Pavlop cho rằng, một cơ thể khoẻ mạnh sẽ luôn duy trì được trạng thái cân bằng

với điều kiện ngoại cảnh. Một cơ thể mắc bệnh khi gặp phải những điều kiện ngoại

cảnh không bình thường hoặc những hoàn cảnh thường gặp nhưng cường độ tăng quá

ngưỡng, kết hợp với thời gian tác động kéo dài dẫn tới mất thăng bằng nội môi trong

cơ thể, giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Nếu điều kiện vệ sinh thú y không đảm

bảo, thì không những gia súc không thể hiện được những đặc tính di truyền quý, khả

năng phản xạ tốt mà còn bị giảm sức đề kháng và có thể mắc bệnh.

Cũng theo Pavlop, nghiên cứu đặc điểm sinh lý học của cơ thể động vật chính là

cơ sở để xây dựng những tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh. Khi muốn xác định mức độ

“dễ chịu” của các nhân tố ngoại cảnh đối với cơ thể trong những hoàn cảnh cụ thể,

người ta thường căn cứ vào ngưỡng giới hạn cao nhất hoặc thấp nhất mà cơ thể chịu

được. Vượt quá giới hạn này, cơ thể sẽ bị tác động dẫn tới sự hình thành trạng thái

phản ứng sinh lý. Nếu cường độ và thời gian ảnh hưởng tiếp tục tăng lên, các cơ năng

sinh lý chịu ảnh hưởng chủ yếu sẽ bị rối loạn, cơ thể gia súc rơi vào tình trạng bệnh lý.

Tác dụng của phản xạ có điều kiện còn chứng minh một yếu tố ngoại cảnh vẫn

coi là không có tác dụng trên cơ thể trong những điều kiện nhất định, có thể trở thành

có hại cho cơ thể thông qua hệ thống thần kinh và những cơ quan mẫn cảm của cơ thể.

Vì vậy, khoa học vệ sinh gia súc còn có thể khám phá trong những điều kiện nào, một

yếu tố ngoại cảnh có thể trở nên có hại, phương pháp khắc phục sự ảnh hưởng có hại

đó bằng cách giảm cường độ, thời gian tác động hoặc thay đổi những điều kiện khác

như thay đổi phương thức cho ăn, uống, vận động, chăn thả, biện pháp nhốt giữ (chỗ ở

cho gia súc) vv… Đồng thời tăng cường các yếu tố có lợi cho sức khoẻ của gia súc

như vệ sinh chuồng trại, độ thông thoáng về mùa hè và ấm áp trong mùa đông, biện

5

pháp tắm chải, vệ sinh lông, da, chân, móng vv . . .

5. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHOA HỌC VỆ SINH GIA SÚC

Công tác vệ sinh gia súc phải góp phần tăng cường tác dụng phòng ngừa dịch

bệnh, thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cải tiến điều kiện chăn

nuôi, giữ gìn sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng cơ thể của gia súc.

Phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn triệt để các hành vi buôn bán, giết mổ,

vận chuyển gia súc ốm, chết. Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch

vận chuyển động vật xuất, nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh và lưu thông nội địa. Ban

hành các quy định về sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, quy định

về công tác phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm tra vệ sinh thú y nội địa và xuất

nhập khẩu.

Xây dựng các tiêu chuẩn về chăn nuôi và phát triển động vật, bảo vệ gia súc cày

kẻo, gia súc sinh sản và gia súc non, thực hiện vệ sinh thức ăn, nước uống, thân thể,

bãi chăn thả, chuồng trại, phương tiện vật dụng chăn nuôi, vệ sinh nước thải, chất thải

chăn nuôi vv…

Xây dựng và củng cố các hình thức chăn nuôi tập trung có quy mô lớn, phù hợp

với từng đối tượng gia súc, gia cầm theo đặc thù riêng của khu vực nhằm thực hiện tốt

việc quản lý, theo dõi và phòng chống dịch bệnh.

Thường xuyên tuyên truyền, phát động phong trào thực hiện vệ sinh chăn nuôi ở

hộ gia đình, vận động người dân thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu, chuyển đổi sang

các hình thức chăn nuôi phù hợp, khuyến khích tham gia thực hiện vệ sinh thú y phòng

chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

6. TÌNH HÌNH VỆ SINH GIA SÚC HIỆN TẠI

Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc không tuân thủ quy trình kỹ thuật: đặc

biệt đối với gia súc cày kẻo (chủ yếu là trâu, bò), nguồn dự trữ thức ăn cho gia súc

trong vụ đông luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nên hàng năm vẫn còn rất

nhiều trâu, bò chết vì đói rét, bê nghé chết vì thiếu sữa.

Mặt khác, do suy nhược cơ thể kéo dài vì thiếu thức ăn trong mùa thu - đông, đến

vụ sản xuất đông - xuân gia súc lại thường phải làm việc nhiều nên dịch bệnh rất dễ

phát sinh (ví dụ như bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, Sán lá gan, các bệnh Ký sinh trùng

đường máu vv…) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh

lương thực.

Chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, bệnh cho gia súc: chăn

nuôi gia súc không đảm bảo vệ sinh, không thực hiện tiêm phòng đúng, đủ, đối với các

bệnh truyền nhiễm hay gặp nên dẫn đến hàng năm dịch bệnh gia súc vẫn thường xuyên

xảy ra: ví dụ như các bệnh Gà rù (Newcastle Diseases), Cúm gia cầm (Avian

Influenza), bệnh Tụ huyết trùng (Pasteurellosis), bệnh Phó thương hàn

6

(Salmonellosis), bệnh Phân trắng lợn con và Phù đầu lợn do E.coli (Colibacillosis),

bệnh Dịch tả lợn (Hog cholera) bệnh Lở mồm long móng (Foot and Mouth Diseases),

bệnh Viêm phổi địa phương (Enzooticpneumoniae) vv...

Chuồng nuôi gia súc thiếu, không thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật, không đam

bảo vệ sinh: đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, chăn

nuôi đại gia súc thường thả rông gây khó khăn không nhỏ cho công tác vệ sinh, kiểm

soát phòng chống dịch bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng gia súc non. Đối với lợn sinh

sản, hầu hết các trại chăn nuôi hiện nay đều không đảm bảo vệ sinh thú y. Chăn nuôi

gia cầm (đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, đối với thuỷ cầm) chủ yếu được chăn thả tự do,

người dân chưa có ý thức chấp hành Pháp lệnh thú y và Điều lệ về phòng chống dịch

bệnh vv Do vậy, khi gặp điều kiện thuận lợi như chăm sóc, nuôi dưỡng kém, sự có mặt

của nguồn bệnh kết hợp với yếu tố môi trường bất lợi (thời tiết nóng, lạnh, ẩm, thay

đổi bất thường), dịch bệnh sẽ phát sinh.

Chất thải chăn nuôi (nước, chất độn chuồng, phân, xác chết gia súc) chưa được

thu gom và xử lý đúng quy trình kỹ thuật: hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau ở hầu hết

các cơ sở chăn nuôi, công tác vệ sinh đối với chất thải chăn nuôi đều chưa được chú ý

đã và đang gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng cho con người, vật nuôi và môi trường

sinh thái, đồng thời tạo điều kiện cho việc lưu giữ và phát tán dịch bệnh.

7

Phần thứ nhất

VỆ SINH GIA SÚC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Chương 1

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG CHĂN NUÔI

Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sinh vật tại một nơi nào đó thường phụ

thuộc vào tổ hợp các điều kiện môi trường, trong đó khí hậu là một trong những điều

kiện quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc nhất. Trong đời sống của sinh vật, yếu tố khí

hậu thường xuyên tham gia chi phối các quá trình sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng

đến tình trạng dịch bệnh, quyết định đến năng suất của cây trồng, vật nuôi.

Tìm hiểu tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu (tức môi trường không khí nói

chung) đối với đời sống của gia súc, gia cầm là một công việc không thể thiếu được.

Hiểu biết này giúp các nhà khoa học khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí

hậu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, kiểm soát phòng chống dịch bệnh cho con

người và vật nuôi.

Không khí là một trong những yếu tố ngoại cảnh quan trọng vây xung quanh cơ

thể gia súc. Không những sự biến đổi về thành phần hoá học của không khí (như O2,

CO2, N2 vv…) ảnh hưởng đến sự sống của gia súc mà trạng thái vật lý của không khí

(như nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, áp suất, bức xạ mặt trời vv…) thay đổi cũng ảnh

hưởng tới trạng thái sinh lý, sức khoẻ và sức sản xuất của gia súc.

Lượng chiếu sáng của mặt trời, lượng mưa rơi, chế độ nhiệt, độ ẩm không khí,

chế độ gió, đặc điểm địa hình vv…, sẽ tạo nên những yếu tố đặc thù của nền khí hậu

một địa phương.

Khí quyển là phần không khí bao quanh trái đất có độ cao đến 80km tính từ mặt

biển. Căn cứ theo độ cao, khí quyển được chia thành 3 tầng:

Tầng đối lưu, cách mặt đất từ 3 - 17km. Mọi sự biến đổi về vật lý không khí (như

nhiệt độ, ẩm độ, bức xạ mặt trời, áp suất không khí, bụi vv…); hoá học không khí (các

thành phần khí thể có lợi và có hại); vi sinh vật không khí ở trong tầng khí quyển này

đều có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến trạng thái sinh lý, sức khoẻ và sức

sản xuất của gia súc.

Tầng bình lưu, ngay phía trên của tầng đối lưu. Trong tầng bình lưu, ở độ cao

khoảng 25km, khí ô - zôn (O3) được tập trung với mật độ lớn nhất, nó hấp thu hầu như

8

hoàn toàn tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời, tạo thành một lớp áo bảo vệ cho sự sống

trên trái đất.

Tầng ion hay thượng tầng khí quyển, ngay phía trên của tầng bình lưu.

Không khí ảnh hưởng đến cơ thể gia súc biểu hiện qua các tác động cụ thể như:

trao đổi khí thể, điều tiết nhiệt và dịch bệnh. Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố

khí hậu tới cơ thể sẽ giúp tìm ra những biện pháp khắc phục tối ưu để bảo vệ sức khoẻ

cho gia súc.

1.1 NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM

Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa có sự phân hoá mạnh mẽ.

Nhiều chuyên gia về khí hậu thế giới khi nghiên cứu khí hậu nước ta đã coi Việt

Nam là một trường hợp ngoại lệ của vùng nhiệt đới. Hơn nữa, điều kiện địa hình đã

tạo nên những vùng khí hậu hết sức khác nhau mặc dù rất gần nhau về mặt địa lý. Đặc

điểm tự nhiên đáng chú ý kết hợp với điều kiện địa hình là sự kéo dài của lãnh thổ

nước ta theo phương kinh tuyến.

Thiên nhiên, cảnh vật và con người phản ánh sâu sắc đặc điểm của khí hậu đất

nước. Khí hậu nước ta có nhiều nét riêng biệt, đó là nền khí hậu nhiệt đới nhưng bị

biến tính sâu sắc thể hiện ở chế độ nhiệt và chế độ ẩm.

Việt Nam nằm ở vĩ độ địa lý từ 80

30 N (điểm cực Nam mũi Cà Mau) đến 230

22’

N (điểm cực Bắc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) và kinh độ từ 1020

10’ E đến 1090

2

1 E. Như vậy nước ta nằm trọn trong vùng nội chí tuyến hay vùng nhiệt đới bắc bán

cầu.

Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Mậu dịch (còn gọi là Tín phong bắc bán

cầu) quy định kiểu thời tiết mát, ít mưa. Đồng thời xen kẽ với 3 khu vực gió mùa: Gió

mùa Đông Bắc á quy định kiểu thời tiết lạnh, ẩm có mưa phùn; Gió mùa Tây Nam á

quy định kiểu thời tiết nóng và ẩm ướt; Gió mùa Đông Nam á, quy định kiểu thời tiết

mát, ẩm.

Ở miền Bắc Việt Nam, từ tháng 10 đến cuối tháng 3, khối không khí lạnh chuyển

động từ phía Bắc xuống gây ra gió mùa Đông Bắc. Không khí lạnh, độ ẩm thấp nên

trong những tháng này thường ít mưa. Trong những tháng nóng, gió vận động theo

hướng ngược lại, từ phía Nam lên mang theo độ ẩm bão hoà của khí hậu xích đạo nên

thường gây ra mưa lớn.

Thông thường, trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa (biểu hiện đặc trưng của

khí hậu miền Nam Việt Nam), thời tiết được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa nóng khô

và mùa lạnh ẩm. Tuy nhiên, khí hậu miền Bắc Việt Nam lại có sự phức tạp hơn do ảnh

hưởng của chí tuyến Bắc. Vì vậy, thời tiết miền Bắc được chia thành 4 mùa: Từ tháng

11 đến cuối tháng giêng là mùa đông, khô hanh, lạnh; Từ cuối tháng giêng đến đầu

tháng 4 là mùa xuân, lạnh ẩm; Từ đầu tháng 5 đến tháng 7 là mùa hè, nắng nóng, bắt

9

đầu có mưa rào, giông, thỉnh thoảng có gió Đông - Nam (còn gọi là gió nồm nam);

Đến tháng 8 thời tiết chuyển hẳn sang mùa thu, nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ cao,

đôi khi có bão. Mùa thu kéo dài đến cuối tháng 10.

Độ cao (so với mặt biển trung bình) càng tăng thì nhiệt độ giảm đi rõ rệt. Trung

bình khi lên cao 100m thì nhiệt độ sẽ giảm đi từ 4 – 50

C đối với cả mùa nóng và mùa

lạnh. Quy luật thay .đổi nhiệt độ này cũng giống như quy luật phân phối lượng mưa. ờ

miền Bắc Việt Nam không thật sự có mùa đông giá tuyết. Nhiệt độ xuống thấp đến

00

C chỉ có ở những nơi cao trên 500m.

Mùa mưa ở Việt Nam phân bố hết sức phức tạp, thường có sự trùng lặp với thời

kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam hoặc Đông Nam (khoảng từ tháng 5 đến tháng

10). Tổng lượng mưa hàng năm khụ vực miền núi phía Bắc biến động từ 1500 -

2500mm (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang có lượng mưa lớn nhất cả nước, >

4000mm/năm). Sự phân phối lượng mưa trong năm phụ thuộc vào sự thay đổi của gió

mùa và đặc điểm địa hình. Thời kỳ gió nồm, nắng nóng lượng mưa chiếm xấp xỉ 85%;

thời kỳ gió bắc mùa lạnh, lượng mưa chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.

Mùa mưa bắt đầu và kết thúc cũng rất khác nhau giữa các vùng. ở Bắc Bộ thường

bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 10. Miền Trung và Tây Nguyên mùa mưa kết

thúc muộn hơn, khoảng tháng 11. Ở các tỉnh miền Nam, lượng mưa cao nhất không

phải từ tháng 5 đến tháng 10 mà tập trung vào các tháng 9 - 10 - 11. Mùa hè (từ tháng

5 đến tháng 8) và mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) lượng mưa giảm mạnh, trong

những tháng còn lại, lượng mưa còn tiếp tục giảm thấp hơn nữa.

Độ ẩm tương đối của không khí thay đổi trong năm từ 75% đến 90%, thấp nhất là

70%, cao nhất là 95%. Tuy nhiên, có nhiều thời điểm trong năm đã đo được độ ẩm cực

đại tới 100%, cực tiểu chỉ có 10%. Nói chung độ ẩm không khí ở miền Bắc Việt Nam

thường cao, ít cố sự thay đổi giữa các vùng, độ ẩm không khí cực đại cao tập trung chủ

yếu từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Độ ẩm trung bình năm dao động trong khoảng

từ 84% đến 88%, trong cả năm chỉ thay đổi từ 77% trên 85%hoặc cao hơn, từ 86% đến

91%.

Ở miền Bắc Việt Nam ít khi có sương mù, trừ một số ngày trong năm (tháng 3,

tháng 4 hoặc tháng 8 tháng 9) do có đặc điểm của kiểu thời tiết lạnh, ẩm, biên độ nhiệt

giữa ngày và đêm có sự dao động lớn.

ở các tỉnh miền Trung, một số tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, độ ẩm trong

những tháng hanh khô trong khoảng từ 73% đến 74%. ầm độ chỉ giảm thấp đột ngột

trong những tháng xuất hiện gió Lào có tính chất khô, nóng.

Nói chung, độ ẩm cao nhất trong năm thường không thấp dưới 73%, nhiệt độ

trung bình cao hơn 230

5 trong suốt 7 tháng (từ tháng 3 đến tháng l0) rất bất lợi với cơ

thể gia súc, trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể thường xuyên bị phá vỡ. Thời kỳ có

mưa phùn (khoảng từ tháng 1 đến tháng 3), cơ thể gia súc lại rơi vào tình trạng thừa

10

ẩm, thiếu nhiệt. Do vậy, khí hậu nhiệt đới đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho

việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ gia súc. Ngược lại, điều kiện thời tiết,

khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm lại có những thuận lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển

của các vi sinh vật gây bệnh (như virus, vi khuẩn, nấm mốc độc, ký sinh trùng).

1.2. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

Nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí dược quyết định bởi phần năng lượng bức xạ

mặt trời hấp thụ trên trái đất. Vỉ thế yếu tố nhiệt độ thường xuyên có sự biến động phụ

thuộc không những vào điều kiện vĩ độ địa lý, mùa trong năm, mà còn phụ thuộc vào

đặc điểm vật lý của vật chất hấp thụ bức xạ. Các đặc trưng nhiệt lượng của đất như

nhiệt dung, hệ số dẫn nhiệt, màu sắc, độ xốp, độ ẩm của đất vv…, và các đặc tính

truyền nhiệt của không khí như truyền dẫn nhiệt phân tử, các dòng đối lưu, mật độ và

thành phần không khí vv…, là những yếu tố tạo thành chế độ nhiệt.

Chế độ nhiệt có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của động vật vì nó là yếu tố môi

trường trực tiếp tác động đến nhịp điệu sống và các quá trình sinh trưởng, phát triển.

Hơn nữa, nhiệt độ không khí còn đóng vai trò quan trọng đối với chu trình nước trong

tự nhiên và sự phân bố khí áp trên bề mặt trái đất. Vì vậy, nhiệt độ biến đổi cũng là

nguyên nhân gây ra mọi hiện tượng thời tiết phức tạp ở mỗi địa phương.

Ở nước ta, nhiệt độ không khí có phạm vi thay đổi khá lớn, đặc biệt ở các tỉnh

miền Bắc. Sự dao động này chủ yếu phụ thuộc vào vĩ độ, độ cao trung bình so với mặt

biển, tốc độ gió đối lưu và địa hình đặc thù của mỗi địa phương. Sự chênh lệch nhiệt

độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất có thể đạt từ 9 - 140

C thậm chí có những ngày,

biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có thể chênh lệch từ 10 - 120

C. Khu vực Nam Bộ, sự

chênh lệch về nhiệt độ không khí trong năm hầu như không đáng kể, chỉ từ 3 - 40

C.

Các tỉnh miền Trung, trong mùa đông, sự dao động của nhiệt độ không khí trong ngày

là tương đối ôn định và ít khi thấp dưới 200

C.

Điều kiện địa hình cao, nhiệt độ không khí sẽ giảm di rõ rệt. Đường đẳng nhiệt

nằm trên các vùng có độ cao 1500m so với mặt biển trung bình (như ở huyện Sa Pa,

tỉnh Lào Cai).

Nhiệt độ không khí nói chung có thể biến thiên từ +400

, +500

(ở vùng xích đạo)

đến - 400

, - 500

(ở vùng Bắc cực, Nam cực). ở trong những hoàn cảnh như vậy, cơ thể

của động vật máu nóng vẫn giữ được thân nhiệt tương đối ổn định do có quá trình điều

tiết thể nhiệt Quá trình được thực hiện do sự sản nhiệt (nhiệt lượng sinh ra) và toả

nhiệt (nhiệt lượng mất đi) của cơ thể gia súc.

Đặc trưng quan trọng nhất của nhiệt độ không khí đối với sản xuất nông nghiệp

nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm

(biên độ nhiệt) Đối với cây trồng, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm càng lớn

thì hiệu quả quang hợp càng cao (trong giới hạn mức chênh lệch dưới 1 sức). Với cơ

thể động vật thì ngược lại, sự chênh lệch về biên độ nhiệt giữa ngày đêm lớn sẽ gây ra

11

những ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sản xuất của gia súc.

1.2.1. Sự điều tiết thân nhiệt

Nhiệt độ thân thể của gia súc luôn được duy trì trong một trạng thái tương đối ổn

định Quá trình điều tiết thân nhiệt được thực hiện dưới sự điều khiển của hệ thống thần

kinh trung ương, do sự sinh ra (sự sản nhiệt) và mất đi (sự toả nhiệt) của nhiệt năng

trong cơ thể.

1.2.1.1. Sản sinh nhiệt năng

Nhiệt năng sinh ra do quá trình trao đổi, oxy hoá các chất trong cơ thể động vật.

Tất cả các tế bào của cơ thể luôn ở trong trạng thái không ngừng sản sinh nhiệt năng.

Sự sản nhiệt ở từng cơ quan, tổ chức khác nhau trong cơ thể là không giống nhau, phụ

thuộc chủ yếu vào tính chất và mức độ làm việc (mức độ sản nhiệt nhiều nhất tập trung

chủ yếu ở bắp thịt, gan, thận, các tuyến nội tiết vv….).

Ngoài ra, sự sản nhiệt còn phụ thuộc vào chế độ ăn, khẩu phần ăn (thức ăn giàu

hoặc nghèo năng lượng, cho gia súc ăn nhiều hay ít). Ngoại cảnh không khí cũng tác

động vào quá trình sản nhiệt như chế độ nhiệt, độ ẩm, tốc độ gió đối lưu vv….

1.2.1.2. Sự toả nhiệt

Nhiệt năng của cơ thể gia súc toả ra ngoài môi trường sẽ có tác dụng giúp cho

quá trình giải phóng nhiệt lượng thừa, đồng thời tạo cho cơ thể một sự cân bằng nhiệt

lượng. Quá trình điều tiết thân nhiệt chịu sự chi phối của hệ thần kinh trung ương

(trung khu điều tiết nhiệt nằm trong mỏm dưới hành não) và một số nội tiết tố (nội tiết

tố của tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận vv….).

Cơ thể động vật có nhiều cơ quan và hệ thống tham gia vào quá trình toả nhiệt:

Toả nhiệt qua da và niêm mạc, toả nhiệt qua hệ hô hấp, tiêu hoá, hệ thống nội tiết, tiết

niệu vv…, trong đó da là cơ quan toả nhiệt có vai trò chủ yếu ở động vật có tuyến mồ

hôi phát triển. Ngược lại, ở những gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển (ví dụ như

lợn, chó) thì sự toả nhiệt cơ thể qua đường hô hấp sẽ chiếm ưu thế. Sự toả nhiệt của cơ

thể gia súc ra ngoài môi trường được thực hiện chủ yếu theo 3 cách:

a. Truyền nhiệt (truyền dẫn đối lưu)

Nguyên lý truyền nhiệt: Vật (cơ thể) có nhiệt độ cao khi tiếp xúc với vật (cơ thể)

có nhiệt độ thấp tạo nên một sự chênh lệch nhiệt độ. Do vậy, nhiệt sẽ được truyền từ

vật (cơ thể) có nhiệt độ cao sang vật (cơ thể) có nhiệt độ thấp (nên còn gọi là quá trình

truyền nhiệt ngược chiều).

Động vật có thể toả nhiệt trên khắp bề mặt của cơ thể ra ngoài môi trường tự

nhiên.

Nếu có thêm gió đối lưu hoặc khi gia súc chạy, vận động, sự toả nhiệt sẽ tăng lên.

Ngoài ra, thông qua quá trình hô hấp, ăn uống, tiêu hoá, bài tiết, hoạt động giao phối,

12

tiết sữa vv, cơ thể gia súc cũng bị tiêu hao nhiệt lượng đáng kể.

Trong môi trường có hàm lượng hơi nước không khí cao, kết hợp với dòng khí

chuyển động xung quanh cơ thể lớn thì sự hao tổn nhiệt năng của cơ thể sẽ tăng lên. Vì

vậy, về mùa đông trong những ngày giá lạnh, khi nhiệt độ không khí hạ thấp cần có

biện pháp chống lạnh cho gia súc bằng cách không chăn thả gia súc trên đồng cỏ hay

ngoài bãi chăn, trong chuồng nuôi phải hạn chế độ ẩm và che chắn chuồng trại để

tránh bị gió lùa.

Để tính nhiệt năng của cơ thể truyền đi theo phương thức này, Haines và Hatch.F

(Theo Đỗ Ngọc Hoè và cs, 2005) đã đưa ra công thức:

Trong đó :

C: Nhiệt năng mất đi bằng truyền dẫn đối lưu (B.T.U)

B.T.U (đơn vị nhiệt lượng nước của Anh), là nhiệt lượng cần thiết để cho 1 pound

nước tăng lên loF; 1 B.T.U = 252calo.

V: Tốc độ gió (foot/giây)

lfoot = 0,3048 m/giây

ta: Nhiệt độ không khí (0

F)

b. Bức xạ

Tất cả cơ thể người và động vật đều có khả năng bức xạ nhiệt, khi nhiệt độ cơ thể

cao hơn nhiệt độ môi trường thì nhiệt của cơ thể toả ra ngoài dưới hình thức sóng hồng

ngoại gọi là bức xạ. Nhiệt năng của cơ thể gia súc mất đi theo phương thức này có liên

quan và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của các vật thể xung quanh và môi trường tự

nhiên. Khi thân nhiệt tăng lên thì cường độ bức xạ cũng tăng theo. Tường, nền, vách

của chuồng nuôi gia súc ẩm ướt, lạnh lẽo, nhiệt độ không khí thấp thì sự toả nhiệt qua

con đường bức xạ của cơ thể sẽ tăng.

Để tính nhiệt năng của cơ thể truyền đi theo phương thức này, Haines và Hatch.F

(Theo Đỗ Ngọc Hoè và cs, 2005) đã đưa ra công thức:

Trong đó:

R: Nhiệt toả bằng bức xạ (B.T.U)

B.T.U (đơn vị nhiệt lưng nước của Anh), là nhiệt lượng cần thiết để cho 1 pound nước

tăng lên loF; 1 B.T.U = 252calo.

tw: Nhiệt độ vật thể xung quanh (0

F)

c.Bốc hơi

13

Khi nước bốc hơi (qua hơi thở, theo tuyến mồ hôi) sẽ lấy đi nhiệt năng của cơ thể

động vật. Nếu nhiệt độ không khí của môi trường bên ngoài cao, độ ẩm không khí lớn

thì sự bốc hơi nước của cơ thể sẽ bị trở ngại. Không khí càng khô hanh thì sự bốc hơi

của cơ thể càng lớn. Về mùa hè, nhiệt lượng dư của cơ thể toả qua da theo phương

thức bốc hơi (do hiện tượng toát mồ hôi) sẽ chiếm ưu thế, xấp xỉ khoảng 3/4 toàn bộ

nhiệt lượng cơ thể toả ra ngoài môi trường.

Gia súc toả nhiệt theo phương thức bốc hơi chủ yếu qua da (theo tuyến mồ hôi)

và đường hô hấp (qua hơi thở). Đối với những gia súc không có hay có ít tuyến mồ hôi

(ví dụ như lợn, chó, trâu) thì sự bốc hơi để toả nhiệt bằng phương thức hô hấp sẽ

chiếm ưu thế. Nói chung, dựa theo diễn biến của điều kiện thời tiết, khí hậu thì vào

mùa đông thường xảy ra sự truyền nhiệt ngược chiều, bức xạ lớn. Trong mùa hè, sự

bốc hơi lớn.

Để tính nhiệt năng truyền đi theo phương thức này, Haines và Hatch.F (Theo Đỗ

Ngọc Hoè và cs, 2005) đã đưa ra công thức:

Trong đó:

E: Nhiệt toả bằng bốc hơi (B.T.U)

B.T.U (đơn vị nhiệt lượng nước của Anh), là nhiệt lượng cần thiết để cho 1 pound nước

tăng lên loF; 1 B.T.U : 252calo.

V: Tốc độ gió (foot/s)

lfoot : 0 3048 m/s

Pa: áp lực hơi nước (mmHg) khồng khí

Mùa hè, độ ẩm không khí thường cao nên sự toả nhiệt của cơ thể gia súc theo

phương thức bốc hơi bị cản trở gây cảm giác nóng bức, ngột ngạt khó chịu. Ngoài việc

toả nhiệt theo phương thức bốc hơi qua da hoặc theo đường hô hấp như qua hơi thở, cơ

thể còn mất nhiệt do tiêu hao trong quá trình tiêu hoá, hấp thu. Theo Blaster, lượng

nhiệt mất đi do sử dụng để hâm nóng thức ăn (chủ yếu xảy ra trong mùa đông hoặc khi

thời tiết giá lạnh) được tính theo công thức:

Trong đó:

W: Nhiệt mất đi do hâm nóng thức ăn, nước uống (0

C)

I: Khối lượng thức ăn, nước uống (kg)

Tr: Nhiệt độ cơ thể (0

C)

ta: Nhiệt độ của thức ăn, nước uống (0

C)

14

1.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đen sự điều tiết thân nhiệt và sức kháng

bệnh của cơ thể gia súc

1.2.2.1. Trạng thái cân bằng nhiệt

Sự sinh nhiệt và toả nhiệt của cơ thể động vật không phải luôn giữ được mức độ

ổn định ở trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng nhiệt đạt được là kết quả của quá

trình điều tiết trong cơ thể gia súc giữa sản nhiệt và toả nhiệt. Trạng thái cân bằng

nhiệt (S) có thể là số không (0) hoặc là số dương (+), hoặc một số âm (-).

Công thức biểu diễn trạng thái cân bằng nhiệt:

Trong đó:

S: Sự cân bằng nhiệt

M: Nhiệt lượng do cơ thể sản sinh

R: Nhiệt lượng toả ra bằng bức xạ

W: Nhiệt mất đi do hâm nóng thức ăn, nước uống

C: Nhiệt lượng toả ra bằng truyền dẫn đối lưu

E: Nhiệt lượng toả ra bằng bốc hơi

M: Nhiệt lượng do cơ thể sản sinh nên luôn là một số dương; R và C có thể dương hoặc

âm; E thường là một số âm.

Nếu S = 0, cơ thể ở trong trạng thái thăng bằng nhiệt, gia súc khoẻ mạnh, nếu S ≠

0 (S > 0 hoặc S < 0), sự thăng bằng nhiệt bị phá vỡ, các phản ứng sinh lý xuất hiện,

với cường độ mạnh và thời gian tác động kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái rối loạn

sinh lý dẫn tới bệnh lý (bệnh cảm nóng hoặc cảm lạnh).

1.2.2.2. Khu nhiệt điều hoà, nhiệt độ giới hạn

Ở trong nhiệt độ không khí nhất định, cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhỏ nhất (trao

đổi vật chất thấp nhất), toả nhiệt ít nhất (tiêu hao nhiệt lượng ít nhất) nhưng vẫn giữ

được sự thăng bằng nhiệt (S = 0). Phạm vi nhiệt độ không khí như vậy gọi là khu nhiệt

điều hoà. Trong khu nhiệt điều hoà, động vật cảm thấy dễ chịu, khoẻ mạnh, sự sinh

trưởng, phát triển, nhịp điệu sống và khả năng sản xuất đều đạt ở mức cao nhất.

15

Bảng 1.1: Khu nhiệt điều hoà và nhiệt độ giới hạn của cột số gia súc

(Theo Đỗ Ngọc Hoè và cs, 2005)

Loài gia súc Khu nhiệt điều hoà (0

C) Nhiệt độ giới hạn (0

C)

Lợn nái chửa 13 - 18 13

Lợn nái nuôi con 24 - 29 24

Lợn con theo mẹ 28 - 33 28

Lợn thịt nuôi vỗ béo 18 - 21 18

cừu sản xuất lông 1 2 - 20 12

Bò sữa Holstein 10 - 15 10

Gà Broiler ngày thứ nhất 32 - 34 32

Gà đẻ 20 - 24 20

Nhiệt độ thấp nhất trong khu nhiệt điều hoà là nhiệt độ giới hạn. Nhiệt độ không

khí thấp hơn nhiệt độ giới hạn sẽ kích thích cơ thể gia súc sản nhiệt.

Khi nhiệt độ bên ngoài môi trường thấp hơn nhiệt độ giới hạn (dưới 100

C chẳng

hạn) thì cơ thể toả nhiệt nhiều, đồng thời tăng sản nhiệt. Ví dụ: ở nhiệt độ thấp hơn lọc,

tác dụng trao đổi chất sẽ tăng từ 2 – 5%, con vật biểu hiện đói, muốn ăn thêm. Trong

điều kiện này, nếu chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, gia sức sẽ khoẻ mạnh, tăng trọng

nhanh. Khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ giới hạn (trên 1 sóc chẳng hạn) sẽ gây

ra tác động xấu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sức sản xuất. Nếu quá

thấp hoặc quá cao, có thể làm con vật phát bệnh.

Khu nhiệt điều hoà còn liên quan mật thiết với khẩu phần ăn. Nếu gia súc ăn

khẩu phần duy trì, khu nhiệt điều hoà sẽ tăng. Ngược lại, cho gia súc ăn khẩu phần sản

xuất, khu nhiệt điều hoà sẽ giảm.

Ví dụ: khi trâu, bò bị đói thì nhiệt độ giới hạn là 1 sắc; cho ăn khẩu phần duy trì,

nhiệt độ giới hạn giảm đến toạc; cho ăn khẩu phần sản xuất, nhiệt độ giới hạn tiếp tục

giảm xuống dưới tước.

Như vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, cho ăn tốt sẽ làm giảm ảnh hưởng của

nhiệt độ thấp Gia súc bị đói sẽ giảm khả năng chống rét dẫn đến giảm sức sản xuất,

giảm sức đề kháng từ đó sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh.

1.2.2.3. Chi phối quá trình điều tiết nhiệt

Trong vùng trung hoà nhiệt, hầu như toàn bộ sự điều chỉnh nhiệt ở động vật đẳng

nhiệt được tiến hành bằng các cơ chế lý học hoặc sinh lý học. Cơ chế sinh lý bao gồm

những sự thay đổi ở hệ cơ, tim mạch và trao đổi chất. Cơ chế vật lý bao gồm sự cưỡng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!