Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình-Truyền giống nhân tạo vật nuôi - chương 5 potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
125
Chương V
KỸ THUẬT DẪN TINIH
1. Xác định thời điểm phối giống ở gia súc cái .
1.1. Ý nghĩ của việc xác định thời điểm phối giống thích hợp
Trong truyền giống nhân tạo gia súc, việc xác định thời điểm phối giống thích
hợp có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và tỉ lệ thụ thai.
Việc xác định hai thời điểm phối gồng thích hợp sẽ dẫn đến không thụ thai hoặc thụ
thai với số lượng con/ lứa thấp (đối với động vật đa thai). Tỷ lệ thụ thai có quan hệ
trực tiếp với thời điểm dẫn tinh.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xác định thời điểm phối giống thích hợp
Việc xác định thời điểm phối giống thích hợp có liên quan đến nhiều yếu tố như
vị trí phóng tinh, sự di chuyển của tinh trùng và trứng trong đường sinh dục cái, thời
gian sống của tinh trùng và trứng trong đường sinh dục cái. Hiểu biết được các yếu tố
trên là cơ sở xác định thời điểm dẫn tinh để trứng và tinh trùng có thể gặp nhau ở vị trí
và thời gian thích hợp khi còn khả năng thụ tinh.
1.2.1 Vị trí phóng tinh
Trong tự nhiên, các loài động vật khác nhau có vị trí phóng tinh khác nhau trong
đường sinh dục cái. Người ta chia ra hai phương thức phóng tinh, đó là:
- Phóng tinh âm đạo: Tinh dịch được phóng vào rìa giáp giữa âm đạo và cổ tử
cung. Trường hợp này tinh dịch có đặc điểm là đặc dính (người, thỏ) hoặc tinh dịch
đặc lại ngay lúc xuất tinh (khỉ), lượng tinh ít do có ít dịch tiết của các tuyến sinh dục
phụ và nồng độ tinh trùng cao (bò, cừu, trâu...).
- Phóng tinh tử cung: Tinh dịch được phóng vào cổ hoặc sâu bên trong tử cung.
Trường hợp này tinh dịch có đặc điểm là lượng tinh nhiều, cổ tử cung mở rộng để
nhận tinh dịch (ngựa) hoặc đương vật được giữ lại trong cổ tử cung trong quá trình
giao phối (lợn, chó). Có sự hình thành nút âm đạo do tinh thanh đông lại thành một cái
126
nút bịt âm đạo lại (lợn, gặm nhấm).
Qua nghiên cứu các điều kiện lý, hoá, sinh học ở trong tử cung - đặc biệt ở thời
kỳ gia súc cái động dục, người ta nhận thấy tử cung là môi trường rất thuận lợn cho
tinh trùng sống và hoạt động. Vì vậy, để tiết kiệm tinh dịch và nâng cao khả năng thụ
thai, trong thụ tinh nhân tạo, người ta chỉ dẫn tinh vào tử cung (kể cả đối với động vật
phóng tinh tự nhiên trong âm đạo, như: trâu, bò....).
1.2.2. Sự di chuyển của tinh trùng trong đường sinh dục cái
Ngay sau khi xuất tinh, tinh trùng nhanh chóng xuyên nhập vào niêm dịch lỏng
của cổ tử cung. Sự xuyên nhập này chủ yếu dựa vào sức hoạt động của tinh trùng và
đặc điểm của niêm dịch đường sinh đục gia súc cái. Tốc độ xuyên nhập của tinh trùng
trong niêm dịch có sự khác nhau ở các giai đoạn của chu kỳ động dục.
Trong quá trình xuyên nhập tinh trùng được định hướng một cách máy móc về
phía trong cổ tử cung và đầu tinh trùng được đẩy tới trong các rãnh cổ tử cung với lực
ma sát thấp nhất. Tần số đập của đuôi tạo nên sự cộng hưởng cơ giới giữa nó với tần
số dao động của lưới phân tử niêm dịch.
Những khoang chứa dịch có chứa các chuỗi phân tử mà ở giữa các chuỗi này có
rãnh cho phép tinh trùng đi qua và cho khuếch tán những chất hoà tan. Các enzym
phân giải protein (proteinase trong tinh thanh) có thể phân giải gốc protein hoặc một
số liên kết chéo của mu xin làm cho lưới niêm dịch giảm ma sát, mở ra nhiều rãnh hơn
để thúc đẩy tinh trùng di chuyển. Sự phóng thích tinh trùng từ các hốc của cổ tử cung
phụ thuộc vào sự thủy phân các chuỗi glycoprotein (do proteinase trong đầu tinh trùng
thực hiện). Sự di chuyển của tinh trùng trong các đoạn của đường sinh dục cái diễn ra
như sau:
* Di chuyển của tinh trùng trong tử cung
Sự di chuyển của tỉnh trùng trong tử cung chủ yếu nhờ vào hoạt động co rút của
âm đạo và cơ tử cung. Phần lớn tinh trùng, sau khi được đưa vào tử cung, xâm nhập
vào các tuyến nội mạc tử cung. Sự có mặt của tinh trùng trong tử cung đã kích thích
phản ứng bạch cầu ở niêm thạc tử cung, làm thúc đẩy sự thực bào phần lớn tinh trùng
yếu và chết. Từ các tuyến nội mạc tử cung, tinh trùng có thể di chuyển được là nhờ sự
co bóp của hệ thống cơ tử cung, làm thay đổi hình dạng, thể tích cực ô, ngăn chứa tinh
trùng và sự vận động nội tại của tinh trùng, giúp cho tinh trùng tiến về phía ống dẫn
trứng .
* Di chuyển của tinh trùng trong ông dẫn trứng
Ống dẫn trứng có chức năng giúp cho tinh trùng và trứng đồng thời di chuyển
theo hướng ngược chiều nhau. Kiểu di chuyển và tốc độ di chuyển tinh trùng trong ống
dẫn trứng được kiểm soát bằng những cơ chế nhu động và phản nhu động của hệ cơ
ống dẫn trứng, những co rút phức hợp của các nếp nhầy và màng treo ống dẫn trứng,
dòng niêm dịch chảy xuôi và dòng chất dịch chảy ngược đo hoạt động tiên mao, ngoài
ra còn có thể do sự mở và đóng của các vị trí trong vách cơ.