Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình thị trường chứng khoán
PREMIUM
Số trang
271
Kích thước
62.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
957

Giáo trình thị trường chứng khoán

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PGS.TS HOÀNG THỊ THL (Chủ biên)

ThS NGUYỄN THỊ KIM NHUNG, ThS PHÙNG THỊ THU HÀ

GIÁO TRÌNH

THỊ TRƯỞNG

CHỨNG KHOÁN

PGS.TS. HOÀNG THỊ THU (Chủ biên)

ThS. NGUYỄN THỊ KIM NHUNG - ThS. PHÙNG THỊ THU HÀ

GIÁO TRÌNH

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NĂM 2016

05-68

MÃ SỐ: -----------------

ĐHTN-2016

LỜI NÓI ĐÀU

Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính,

thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua cơ chế

chuyền vốn trực tiếp từ nhà đầu tu sang nhà phát hành. Đe huy động

được các nguồn vốn trong nền kinh tế, bên cạnh việc đi vay ngân hàng

thông qua các hình thức tài chính gián tiếp, chính phủ và một số công ty

thực hiện huy động vổn thông qua phát hành các chứng khoán. Khi một

bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định đuợc phát hành thì tất yếu

sẽ nảy sinh nhu cầu về mua bán, trao đổi các chứng khoán đó. Vì vậy thị

trường chửng khoán đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi

chứng khoán. Ngoài việc thực hiện việc huy động vốn đầu tư cho nền

kinh tế, thị trường chứng khoán còn cung cấp môi trường đầu tư cho

công chủng, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo

môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô giúp

cho cho nền kinh tế phát triển bền vừng. Nắm bắt và am hiểu được

những hoạt động cùa thị truờng chứng khoán là một yêu cầu bắt buộc đối

với các cá nhân, các doanh nghiệp, các tố chức kinh tế - xã hội vò các cơ

quan chính phủ... trong việc thực hiện các mục tiêu khác nhau của từng

đối tuợng liên quan đến lĩnh vực này.

“Thị trường chứng khoán” là một môn học thuộc khối kiến thức

bắt buộc trong khung chuơng ừình đào tạo của tất cả các chương trình

đào tạo thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và là môn học đuợc lựa chọn

nhiều ữong các ngành đào tạo thuộc khối Kinh tế, Quàn trị kinh doanh

và Kế toán.

3

Giáo trình Thị trường chứng khoán là tài liệu tham khào chính

cho học phần Thị truờng chứng khoán trong chương trình đào tạo đối với

các ngành đào tạo hệ Đại học của Truớng Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Giao trình đề cập đến những nội

dung cơ bản của một thị tnrờng chứng khoan, như: những vấn đề chung

về thị trường chứng khoán, hàng hóa trên thị trường chứng khoán, chù

thể tham gia trên thị trường chứng khoan, hoạt động phát hành và hoạt

động giao dịch chứng khoán trên th| trương chứng khoán, quàn lý thị

truờng chứng khoán. Mặc dù nội dung cùa giáo trình có kế thùa một

cách chọn lọc một vài nội dung trong các giáo trình cùng tên, nhưng các

chương của cuốn giáo trinh được thiết kẽ một cách riêng, sáng tạo. Nội

dung giáo trình cũng rất dễ hiểu với mong muốn trả lời được các cảu hỏi

chính của người muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán như: Thị

trường chứng khoán là gì? Hàng hóa trên thị trường có những loại nào?

Có những ai tham gia ưên thị trường chứng khoán? Thị trường chứng

khoán hoạt động như thế nào? Giáo trình đã cập nhật được những kiến

thức mới, hiện đại và các quy định ở Việt Nam theo Luật sửa đồi, bổ

sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 và những quy định

mới về thị tnrờng chứng khoán trên thế giới và Việt Nam trong những

năm gần đây.

Giáo trình Thị trường chứng khoán là công trinh của tập thể tác

giả là các nhà giáo, nhà khoa học hiện đang công tác tại Khoa Ngân hàng

Tài chính, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học

Thái Nguyên; được thiết kế và biên soạn theo mục tiêu và chương trình

đào tạo ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói chung và ngành Tài

chính - Ngân hàng nói riêng tại Nhà trường. Việc biên soạn được tiến

hành bởi:

- PGS.TS. Hoàng Thị Thu, Trưởng khoa Ngân hàng - Tài :hính

(chủ biên, viết chuơng 5 và chương 6).

4

- NCS, ThS. Nguyễn Thị Kim Nhung, trưởng Bộ môn Ngân hàng

(viết chương 3 và chương 4).

- NCS, ThS. Phùng Thị Thu Hà, giảng viên Bộ môn Ngân hàng

(\ iềt chương 1 và chuơng 2).

Để đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu và học tập của sinh

\ lén \ a các đối tượng quan tâm, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn

Giio trình Thị trường chứng khoán đến bạn đọc. Mặc dù đã có nhiều

cổ gắng, nhưng cuốn giáo trình không thể tránh khòi những khiếm

khiyẻt vê hình thức và nội dung, chúng tôi rất mong nhận được các ý

kién đóng góp của các nhà khoa học và bạn đọc quan tâm để hoàn thiện

trong lần tái bàn.

Trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, năm 2015

Nhóm Tác giả

5

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT....................................................................... 11

Chưomg 1. Tổng quan về thị trường chứng khoán................................. 12

1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán..................12

1.1.1. Sự hình thành của thị trường chứng khoán........................12

1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán.......................................14

1.1.3. Chức năng của thị trường chứng khoán............................... 16

1.2. Phân loại thị trường chứng khoán.................................................... 18

1.2.1. Phân loại theo tính chất luân chuyển vốn............................19

1.2.2. Phân loại theo công cụ lưu thông ừến thị truờng..............24

1.2.3. Phân loại theo tính chất tổ chức thị tnrờng........................27

1.2.4. Phân loại theo phương thức giao dịch.................................28

1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán......................29

1.3.1. Nguyên tắc công khai..............................................................29

1.3.2. Nguyên tắc đấu giá............................................ ..................... 29

1.3.3. Nguycn tắc trung gian.............................................................30

1.4. Tác động của thị trường chứng khoán đối vói nền kinh tế .......... 31

1.4.1. Tác động tích cự c.....................................................................31

1.4.2. Tác động tiêu cự c.....................................................................34

1.5. Cơ chế điều hành và giám sát thị tnxờng chứng khoán ............... 36

1.5.1. Sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị truờng

chứng khoán................................................................................................ 36

1.5.2. Cơ chế điều hành và giám sát thị truờng chứng khoán.... 37

Câu hỏi ôn tập và thảo luận...................................................................41

6

Chương 2. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán...............................42

2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại chứng khoán...........................42

2.11. Khái niệm chứng khoán........................................................ 42

2.1.2. Đặc điểm cùa chứng khoán...................................................44

2 13. Phân loại chứng khoán.......................................................... 46

2 2. Cò phiếu............................................................................................. 49

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu................................... 49

2.2.2. Phân loại cổ phiếu.................................................................. 51

2.2.3. Có phiếu thường..................................................................... 53

2.2 4 Cồ phiếu iru đ ãi...................................................................... 58

2.3. Trai phiếu........................................................................................... 62

2.3.1. Khái niệm ................................................................................ 62

2.3.2. Nhũng đặc trưng của ừái phiếu............................................ 63

2.3.3. Phân loại trái phiếu.................................................................64

2.3.4. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu............................................. 67

2.4. Chứng chỉ quỹ đầu tư........................................................................69

2.4.1. Khái niệm ................................................................................ 69

2.4.2. Lợi ích và rủi ro của chứng chi quỹ đầu tư ........................ 70

2.5. Chứng khoán phái sinh .................................................................... 76

2.5.1. Hợp đồng kỳ h ạn .................................................................... 76

2.5.2. Hợp đồng tương lai.................................................................77

2.5.3. Hợp đồng quyền chọn............................................................82

2.5.4. Quyền mua truớc.................................................................... 85

2.5.5. Chứng quyền........................................................................... 88

Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................................. 91

Chương 3. Chù thể tham gia trên thị trường chứng khoán.................92

3.1. Chú thể phát hành chúng khoán...................................................... 92

3.1 1. Chính phủ.................................................................................92

3.1.2. Các doanh nghiệp................................................................... 93

3.1.3. Các quỹ đầu tư.........................................................................95

7

3.1.4. Các tổ chức tài chính..............................................................106

3.2. Nhà đầu tư .......................................................................................... 106

3.2.1. Nhà đầu tư cá nhân..............................................................107

3.2.2. Nhà đầu tư có tồ chức......................................................... 108

3.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán.............. 110

3.3.1. Công ty chứng khoán........................................................ 1 10

3.3.2. Công ty quản lý q u ỹ ............................................................150

3.3.3. Các ngân hàng thương m ại....................................................156

3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị truờng chứng khoán............... 157

3.4.1. Các tổ chức hỗ ừợ thị trường.......................................... 157

3.4.2. Tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán.. 160

Câu hỏi ôn tập và thảo luận.................................................................164

Chương 4. Hoạt động phát hành chứng khoán trên thị trư ờ ng

chứng khoán.................................................................................................... 165

4.1. Khái niệm và phân loại phát hành chứng khoán...........................165

4.1.1. Khái niệm phát hành chứng khoán.......................................165

4.1.2. Phân loại hoạt động phát hành chứng khoán......................166

4.2. Các phương thức phát hành chứng khoán.................................... 169

4.2.1. Phát hành riêng lẻ (chào bán chứng khoán riêng lè).........169

4.2.2. Phát hành ra công chúng (chào bán chứng khoán ra

công chúng)................................................................................................173

4.3. Quản lý Nhà nuớc đối với việc phát hành chửng khoán.........186

Câu hỏi ôn tập và thảo luận.................................................................188

Chương 5. Hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trưòng

chứng k hoán ...................................................................................................189

5.1. Giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung........................ 189

5.1.1. Một số vấn đề cơ bản về Sở giao dịch chứng khoán.........190

5.1.2. Niêm yết chứng khoán..........................................................204

5.1.3. Hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch

chứng khoán..............................................................................................222

5.2. Giao dịch chửng khoán trên thị trường chứng khoán phi

tip trung...........................................................................................................235

5.2.1. Khái niệm thị trương chứng khoán phi tập trung (OTC)... 235

5.2.2. Đặc điềm cua thị trường chứng khoán phi tập trung....... 236

5.2.3. Các phircmg thưc giao dịch chứng khoán trên thị

trường chứng khoán phi tãp trung........................................................239

Câu hỏi ôn tập và thao luận .............................................................. 243

(hương 6. Quản lý thị trường chứng khoán......................................... 244

6.1. Khái niệm và sự cản thiết phai quản lý thị tnrờng chứng khoán... 244

6.1.1. Khái niệm quan lý thị trường chứng khoán..................... 244

6.1.2. Sự cần thiết phai quàn lý thị trường chứng khoán......... 246

6.2. Mục tiêu cùa quàn lý thị trường chứng khoán............................ 248

6.2.1. Đảm bảo tính công bằng, hiệu quả và minh bạch............248

6.2.2. Phát triển thị truờng..............................................................250

6.2.3. Bảo vệ nhà đầu tư, ồn định thị trường và giảm thiểu rủi ro . 250

6.3. Các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán............................. 251

6.3.1. Các cơ quan quàn lý nhà nước đối với thị trường

chứng khoán............................................................................................. 251

6.3.2. Các tổ chức tự quán trên thị trường chứng khoán............253

6.4. Các hình thức quản lý thị trường chứng khoán..........................254

6.4.1. Hình thức quản lý bằng pháp lu ật......................................254

6.4.2. Hình thức quàn lý bằng tự quán......................................... 255

6.5. Nội dung quàn lý thị trường chứng khoán.................................. 256

6.5.1. Quàn lý thị trường chứng khoán theo chức năng cùa

quản lý Nhà nước....................................................................................256

6.5.2. Quàn lý thị trường chứng khoán theo hoạt động nghiệp

vụ cùa thị trường chứng khoản.............................................................257

6.5.3. Quàn lý thị trường chứng khoán theo các yếu tố của thị

trường chứng khoán................................................................................261

6.6. Phương pháp quán lý thị trướng chứng khoán............................262

6.6.1. Phương pháp hành chính...................................................... 262

6.6.2. Phương pháp kinh tế..............................................................263

6.6.3. Phuơng pháp giáo dục, thuyết phục................................... 264

Câu hỏi ôn tập và thảo luận................................................................265

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 266

10

DANH MỤC C H Ĩ VIÉT TẮT

Ký hiệu Nội dung

TTCK Thi truơng chimg khoán

SGDCK Sớ Giao dịch chứng khoán

OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung

VND Tiên đông cua Việt Nam

CTCK Công ty chứng khoán

UBCKNN Uy ban Chứng khoán Nhà nước

UBCK Uy ban chứng khoán

NHTM Ngân hàng thương mại

QLNN Quản lý Nhà nước

NHNN Ngân hàng Nhà nước

11

C hươ ng I

TỎNG QUAN VẺ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Nghiên cứu chương “Tổng quan về thị trường chứng khoán ” sẽ giúp

cho nguời học nắm được những kiến thúc cơ bản về TTCK như: quá trinh

hình thành và phát triển TTCK; khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt

động của TTCK. Nội dung phân loại TTCK sẽ giúp người học phân biệt

được những đặc điểm riêng biệt của mỗi loại TTCK so với các loại thị

trường tài chính khác.

1.1. Khái niệm và chức năng của thị trưòng chứng khoán

1.1.1. Sự hình thành của thị trưỉmg chứng khoán

TTCK ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát

từ một nhu cầu đơn lẻ. Vào khoảng giữa thế kỷ XV, ở tại thành phố trung

tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán

cà phê để thirơng luợng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá nhu

nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Điểm đặc biệt là

trong những cuộc thương lượng này, các thương gia chi dùng lời nói để

trao đổi với nhau mà không cần có hàng hoá thật, không có một loại sản

phẩm nào được tiến hành trao đổi trực tiếp, kết quả của những cuộc

thương lượng này nhằm thống nhất vói nhau các “hợp đồng” mua bán,

trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng thực hiện vào những thời

điểm 3 tháng, 6 tháng hay một năm sau. Những cuộc trao đổi này ban

đầu chi là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự

trờ thành những khu chợ riêng.

12

Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu

chơ trờ thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần

các quy uớc được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tác có giá ữị bắt

buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trucmg" Buổi họp đầu

tiên diễn ra vào năm 1453 trong một Lữ quán cua một nhà buôn môi

giơi là Vanber Baerszo tại thị trấn Bruges (thuộc nươc Bi). Trước Lữ

quan có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da' - tượng tnmg cho ba loại giao

dịch: Giao dịch hàng hoá, giao dịch ngoại tệ, giao dịch chứng khoán

động sản. Vào năm 1457, thành phố ờ Bruges cua Bi mât đi sự phồn

thịnh do eo biển Even bị lấp cát nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp

đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers, nước Bi. ơ đ à \. thị truờng phát

triẻn rất nhanh chóng. Các thị trường như vậy cũng được thành lập ờ

Anh, Pháp, Đức, Mỹ và các quốc gia khác. Sau một thời gian hoạt

động, thị trường không chứng tỏ khả năng đáp ứng được yêu cầu của ba

loại giao dịch khác nhau nên đã phân ra thành nhiều thị trường khác

nhau: thị trường hàng hoá, thị trường hối đoái, TTCK...VỚÍ đặc tính

riêng cùa từng thị trường thuận lợi cho giao dịch cùa người tham gia

trong đó. Như vậy, TTCK được hình thành cùng với thị trường hàng

hoá và thị trường hối đoái.

Lịch sử phát triển của các TTCK thế giới trài qua những thăng

trầm. Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, thị trường phát triển mạnh ờ

các nước Pháp, Đức, Ý, Mỹ... Giai đoạn 1875 - 1913 là thời kỳ phát

triển mạnh nhất của TTCK cùng với sự tăng truờng của nền kinh tế thế

giới. Nhưng đến ngày 29/10/1929, ngày được gọi là “Ngày thứ năm đen

tối”, đây là ngày mở đầu cuộc khùng hoảng của TTCK Nevv York, từ đó

cuộc khủng hoảng kéo sang các TTCK Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các TTCK cũng phục hồi và phát triển

' Tủi da (ví tiền) gọi theo tiếng Latinh là Bursa, gọi theo tiếng Pháp la Buorsc Chữ Buorse có

nghĩa là “mậu dịch thị trường” hay “Sờ giao dịch”, được xem nhu \uât xứ \ á tro thành tên gọi

Thị trường chứng khoán.

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!