Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐINH HỔNG THÁI
GIÁO TRỈNH
P» HÁT TRIỂN NGỒN NGỮ TUỔI MẦM NON
(Dùng cho dào tạo cử nhân Giáo dục Mầm non)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
Ể0
UNI VERSI TY OF E D U C A T I O N P U B LI S H I N G H O U SE
GIÁOTRlNH PHÂT triển n g ồ n n g ữ t u ổ i MÁM n o n
Đinh Hổng Thái
Sách được xuát bận theo chỉ đạo biền soạn của Trường Đạl học sư phạm Hà NỘI
pr\Ụ6vựGOng tác đào tao.
Bản quyén xuát b in thuộc vế Nhà xuất bản Pạl học sư phạm.
Mọi hình thức sao chép toàn bộ hay một phán hoặc các hình thức phát hành
mà không có sự cho phép trước bằng v in bản
của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đểu li vi phạm pháp luật.
Chúng tôi luôn mong muốn nhận đuợc những ý kiến đóng góp của quý W độc giá
để sách ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi góp ý vé sách, Itẻn hệ về bán thào và dịch vụ bán quyển
xin vui lòng gửi vé địa chì email: kehoaờiQnxbdhsp.edu.vn
Mả SỐ sách tiêu chuán quốc tế: ISBN 978-604-54-0633-5
2
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đẩu........................................................................................................................ 5
Phán thứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..................................................................................................7
Chương I: Khái quát vể ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mẩm non.........7
I. Bản chất của ngôn ngữ..............................................................................................................7
II. Hoạt động lời nói...................................................................................................................... 14
III. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức............................................................18
IV. Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em..............................................................................................21
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.........................................................................................30
Chương II: Phát triển ngõn ngữ tuổi mẩm non là một khoa học ...........................................32
I. Sơ lược vé quá trình hình thành và phát triển của khoa học
phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non......................................................................................... 32
II. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................34
III. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 36
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.........................................................................................43
Chương III: Nhiệm vụ, hinh thức và phưđng pháp phát triẩn ngôn ngữ tuổi mẩm non ...44
I. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ tuổi mẩm non........................................................................44
II. Hình thức phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non...................................................................... 46
III. Phương pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mẩm non..............................................................48
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập......................................................................................... 52
Phồn thứ hai. DẠY TRẺ NHẬN BIẾT - TẬP NỐI BA NÁM Đ ẦU ........................................................... 55
I. Một số lưu ý trong việc dạy trẻ nhận biết - tập nói trong ba năm đầu...............................55
II. Dạy trẻ nhận biết - tập nói trong năm đầu tiên................................................................... 58
III. Dạy trẻ nhận biết - tập nói trong năm thứ hai....................................................................70
IV. Dạy trẻ nhận biết - tập nói trong năm thứ ba..................................................................... 78
Câu hòi ôn tâp - Hướng dân học tâp .......................................................................................................00
Phán thứ ba. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮTUổl MẪU GIÁO...................................................................89
Chưang I: Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng V iệ t................................................................... 89
I. Khái quát vé giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng V iệ t.........................................................89
II. Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng V iệt..............................................................90
III. Nội dung và biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ â m .......................................................92
IV. Hình thức giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt cho trẻ ở trường mầm non..............97
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.......................................................................................100
Chương II: Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo............................................... 102
I. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo..................................................................... 102
II. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo....................................................................104
3
III. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo...................................................................... 105
IV. Một SỐ biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo...................................................... 109
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.........................................................................................118
Chưong III: Dạy trỏ các mẫu câu tiếng V iệ t.................................................................................120
I. Đặc trưng của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiống V iệ t............................................... 120
II. Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ mẫu giáo............................................................120
III. Nội dung dạy trẻ đạt câu....................................................................................................... 122
IV. Một số biện pháp dạy trẻ đạt câu........................................................................................124
Câu hỏi ôn tập - Hưâng dẫn học tập.........................................................................................126
Chưang IV: Phát triê’n ngôn ngữ mạch lạc cho trỏ mẫu giáo..................................................127
I. Khái niệm ngôn ngữ mạch lạ c ................................................................................................127
II. Đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo................................................................ 132
III. Hình thức và biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo......................135
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.........................................................................................158
Chưung V: Phát triển ngôn ngữ nghộ thuật cho trỏ mẫu giáo qua tha và truyện.............160
I. Vai trò của các tác phẩm văn chuong đối với việc giáo dục ngôn ngữ nghệ thuật
cho trẻ mẫu giáo.......................................................................................................................160
II. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo b é ........................................................161
ill. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo nhỡ ....................................................164
IV. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo lớn.....................................................166
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.........................................................................................168
Phán thứtư. CHUẨN BỊ KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC - VIẾT TU ổl MẨM NON..........................................169
I. Khái niệm khả năng tiền đọc - viết tuổi mầm non............................................................... 169
li. Một số biện pháp thúc đẩy khả năng tién đọc - viết tuổi mầm n o n ............................... 173
III. Cho trẻ làm quen với một số biểu tưọng đơn vị ngôn ngữ.............................................. 176
IV. Cho trẻ làm quen với chữ viết.............................................................................................. 186
Câu hỏi ôn tập - Hướng dẫn học tập.........................................................................................194
Phụ lục 1: Một số bàl tập thực hành.............................................................................................. 195
Phụ lục 2: Một Bố giáo i n .................................................................................................................223
Phụ lục 3: Những yêu cáu và dấu hiệu dánh giá
sự phát triển ngôn ngữ tuổi mám non......................................................................233
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................241
4
Lòi nói đầu
Phát triến ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận quan ưọng của giáo dục
học mầm non. Nó ra đời và phát triển ở nước ta vào những năm 70 của thế kỉ trước.
Những cuốn giáo trình đầu tiên được tiếp thu từ nền giáo dục học Nga Xô viết
với các tác giả như: E.I. Chikhieva, F.A. Xokhin, A.M. Tsepsenko đã nhanh chóng
được sử dụng trong các trường đào tạo giáo viên mầm non nước ta như những giáo
trình chính thức, mặc dù tư liệu chủ yếu của chúng đều từ thực tiễn giáo dục
Xô viết thời bấy giờ. Cùng với sự hình thành và phát triển của khoa học giáo dục
mầm non nước ta, phương pháp phát triển lời nói trẻ em cũng gặt hái được những
thành tựu ngày càng tốt hơn. Chúng ta đã có những công trình nghiên cứu đầu tiên
trẽn tư liệu ngôn ngữ trẻ em Việt Nam cùa Nguyên Huy cẩn, Đoàn Thiện Thuật,
Lưu Thị Lan,...; những cuốn sách về phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi
mầm non của Phan Thiều, Lương Kim Nga, Cao Đức Tiến, Nguyễn Xuân Khoa,...
Ngày càng có nhiều các tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam và
phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em, đậc biệt là các công ưình nghiên cứu của
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non thuộc Viện Khoa học Giáo dục, các đề tài
khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên cao học các trường đại học su
phạm, viện nghiên cứu; gần đây đã xuất hiện các luận án tiến sĩ về lĩnh vực nghiên
cứu này của các tác giả như Lưu Thị Lan, Hà Nguyễn Kim Giang, Hồ Lam Hồng,
Nguyễn Thi Oanh, Trương Thị Kim Oanh, Võ Phan Thu Hương, Trần Thị Ngọc Trâm,
Phan Thị Lan Anh,... Các công trình này nghiên cứu trực tiếp ưên tư liệu ưẻ em
Việt Nam ở các độ tuổi mẩm non, trên cơ sở đó đề xuất những nội dung, biện pháp
phù họp để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ một cách có hiêu quả.
Cuốn giáo trình này được chúng tôi biên soạn dựa ưên những thành tựu
nghiên cứu của các nhà sư phạm Nga, Việt Nam, cập nhật các thông tin mới nhất,
các kết quả nghiên cứu gần đây nhất cùa các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước
ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Anh, Australia,... trong lĩnh vực này.
Giáo trình được sử dụng một số năm gần đây trong chương trình đào tạo giáo viên
mầm non hệ Cao đảng và Đại học; qua mỗi lần sử dụng lại được sửa chữa, bổ sung
trên cơ sở góp ý của các đồng nghiệp, những người quan tâm đến lĩnh vực khoa
học này.
5
Cuốn sách gồm 4 phần và được cấu trúc như sau:
Phần thứ nhất: Những vấn để chung
Chương I. Khái quát về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non
Chương II. Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một khoa học
Chương III. Nhiệm vụ, hình thức và phương pháp phát triển ngôn ngữ tuổi
mầm non
Phần thứ hai: Dạy trẻ nhận biết - tập nói ba năm đầu
Phần thứ ba: Phát triển ngôn ngữ tuổi mẫu giáo
Chương I. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt
Chương II. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Chương III. Dạy ưẻ các mẫu câu tiếng Việt
Chương IV. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho ưẻ mẫu giáo
Chương V. Phát triển ngôn ngữ nghộ thuật cho ưẻ mẫu giáo qua thơ và truyện
Phần thứ tư: Chuẩn bị khả năng tiền đọc - viết tuổi mầm non
Cuối mỗi chương có hệ thống câu hỏi ôn tập và hướng dẫn học tập giúp người
học định hướng tốt hơn nội dung học tập chính và phương hướng trả lời các câu
hỏi trong khi kiểm tra và thi.
Phần cuối cuốn sách, ngoài danh mục các tài liệu tham khảo, còn có phần phụ
lục. Qua đó, các giáo viên mầm non có thể coi đây là những gợi ý cho việc soạn
những bài dạy cụ thể vân dụng vào viộc dạy nói cho trè.
Cuốn giáo trình này dành cho học viên, sinh viên các hệ đào tạo của khoa
Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đồng thời nó cũng là tài
liệu tham khảo cho các giáo viên mầm non, các cán bộ quản lí giáo dục, các nhà
nghiên cứu và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
Mạc dù tấc giá đã rất cỡ gáng, song khó tránh khỏi thiéu sót. Tác giả rất
mong các bạn đổng nghiệp, học viên, sinh viên và những người quan tâm góp ý để
những lần tái bản sau cuốn sách có chất lượng hơn.
TÁC GIẢ
6
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chương i
KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ sự PHÁT TRIEN
NGÔN NGỮ TRẺ EM TUổl MẦM NON
I. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ
1. Ngôn ngữ tà một hiện tượng xã hội đặc biệt
1.1 Ngôn ngữ là một hiện tuợng xá hội
Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền cùa con người. Nó chỉ được hình
thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con
người. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Người ta đã biết
đến câu chuyện nhà sử học Hê-đô-rốt, hoàng đế Zẽ-lan Ut-đin Ac-ba đã tiến hành
một thí nghiệm để xem một đứa trẻ, không cần ai dạy bảo, có thể biết được đạo
của mình hay không; có biết nói tiếng nói của tổ tiên mình và gọi tên các vị thần
của dòng đạo mình không. Cách tiến hành: bắt cóc một sô' trẻ sơ sinh thuộc nhiều
dân tộc, tôn giáo, dòng họ khác nhau và đem nuôi cách li trong một toà tháp kín,
chỉ cho ăn, uống qua một đường dây. 12 năm sau: những đứa trẻ vẫn lớn lền,
nhưng giống như những con thú, và không hể có biểu hiên nào về tiếng nói, tín
ngưỡng, tôn giáo cả. Trường hợp khác, năm 1920, ở An Độ, hai bé gái được chó
sói nuôi sống trong một cái hang. Do sống giữa thế giới động vật, hai em chỉ có
thế phát ra được những tiếng kêu giống động vật chứ không phải là tiếng nói. Sau
khi được cứu, dần dần sống giữa thế giới loài người, được dạy và được học, các em
cũng sống và dần có thể nói được, nhưng rất khó khăn: sau 4 năm học được 6 từ,
và sau 7 năm học được gần 50 từ. Đến năm 16 tuổi thì có thể nói như một em bé 4
tuổi, và chẳng bao lâu sau thì các em không sống được nữa. Hai câu chuyên trên
đây chứng tỏ rằng ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên (như những
người theo thuyết tiến hoá tự nhiên của s. Đác-uyn khảng định) và càng không
phải là một bản năng sinh vật. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng không mang tính di truyển
như nước da, màu tóc, màu mắt,... Nếu một em bé sơ sinh Việt Nam ở bất cứ một
7
đất nước nào trên thế giới, dần dần em sẽ không biết gì vể tiếng mẹ đẻ, nhưng lại
có thể nói được ngôn ngữ của tập thể mà em có quá trình chung sống và sinh hoạt.
Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thề, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá
nhân anh, mà nó là cùa chúng ta, cho nên anh nói tôi mới hiểu, chúng ta hiểu nhau.
Về mặt này, đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ giông như một thiết chế xã hội chặt chẽ -
thói quen nghe, nói, hiểu và tiếp thu; có tính chất bắt buộc đôi với mỗi người - được
giữ gìn và phát triển trong kinh nghiêm và ưu yến thống chung của cả cộng đồng.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội cũng vì nó phục vụ xã hội vói tư cách là phương
tiộn giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội, đăc biệt là ý thức xã hội của một
cộng đồng người: Mỗi tập thể khác nhau có một phong tục, tập quán, một cách thức
cộng cư khác nhau, và theo đó các từ ngữ để gọi tên các khái niộm tương ứng cũng
khác nhau. Thoát khỏi tập thể ấy, những từ ngữ ấy sẽ không được sử dụng và thậm
chí không còn tồn tại nữa. Người ta đã bàri đến những nhân tổ dân tộc, nhân tô' văn
hoá, nhân tô' truyền thống ưong ngôn ngữ. Chúng xuất phát chính từ điểm này.
Chẳng thế mà thông qua ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được ý thức của tập thể xã
hội ấy. Trong cuốn Hệ tư tường Đức, Mác và Ăng-ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý
thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy
là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bấn thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chi
sinh ra do nhu cẩu, do cần thiết phải giao dịch với người khác Tóm lại, ngôn ngữ
ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người cũng là để
phục vụ cho cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực: lao động, sản xuất, đấu tranh
xã hội, nghệ thuật, giải trí,...
1.2. Ngôn ngữ là một hiện tuợng xã hội đặc biệt
Ngôn ngữ là một hiện tượng không thuộc vê' cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Khổng thuộc về cơ srr hạ tầng vì ngỏn ngữ khỏng phải là cùa cải vật chất của
xã hội, không phải công cụ mang tính vật thể để tạo ra cùa cải vât chất cho xã hội,
nhưng nó lại là công cụ giao tiếp và tư duy để duy trì và phản ánh mọi hoạt động
của con người. Không thuộc vé kiến trúc thượng tầng vì ngôn ngữ không giống
các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng khác. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì những
yếu tô' thuộc kiến trúc thượng tầng sẽ thay đổi theo, nhưng ngôn ngữ lại không
biến đổi. (Đối với trường hợp các từ ngữ thì không tuỳ thuộc vào sự biến đổi của
cơ sở hạ tầng mà tuỳ thuộc vào những quy luật phát triển riêng của nó).
Ngôn ngữ không có tính giai cấp. Lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ đã
khẳng định chủ nhân của ngôn ngữ chính là quần chúng nhân dân. Vì thế nó ra đời
8
là để phục vụ toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội, không phân biệt địa vị, đảng cấp,
tôn giáo, đảng phái. Như vậy, nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xã
hội, và không bị biến đổi bởi bất cứ một cuộc cách mạng chính trị xã hội nào.
Rõ ràng ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ táng và không thuộc kiến trúc thượng
tầng; nó phát triển hay biến mất không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, không giống
với kiến trúc thượng tầng mà theo quy luật riêng của nó. Do đó, ngôn ngữ là một
hiện tượng xã hội đặc biệt.
2. Ngôn ngữ là một hệ thông tín hiệu đặc biệt
2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Nói đến hệ thống là nói đến một thể thông nhất gồm nhiều yêu tố có quan hệ
và liên hệ lẫn nhau. Ngôn ngữ là một hệ thống bời vì nó cũng bao gồm các yếu tô'
(đơn vị: âm vị, hình vị, từ, câu và các đơn vị trên câu) và các quan hệ giữa những
yếu tố đó (quan hệ tuyến tính - ngang và quan hệ liên tưởng - dọc). Ta hiểu khái
niệm “tín hiệu” là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích
thích vào giác quan của con người, làm cho con người tri giác được và lí giải, suy
diẽn tới một cái gì đó ngoài sự vật đó (đại diện cho một cái gì đó không phải là
chính nó). Tín hiệu có tính hai mặt: mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện.
Ví dụ về đèn giao thông: đèn đỏ là một trong những tín hiệu của đèn giao thông,
nhưng tách ra, đưa nó vào chùm đèn trang trí thì lại không phải là tín hiệu nữa.
Phải nằm trong hệ thống nó mới có tư cách tín hiệu, nhờ sự đối lập quy ước giữa
đèn vàng, đèn xanh.
Tín hiệu có các đặc điểm sau: Trước hết, tín hiệu phải có mặt vật chất. Là
âm thanh hay nét vẽ. Hai là, tín hiệu phải gợi ra hoậc biểu thị cho một cái gì
khác với chính nó. Hay nói khác đi là tín hiệu phải có một ý nghĩa nào đó. Thí
dụ tiếng chuông hoặc tiếng trống trong trường biểu thị hiệu lệnh vào, ra, tạm
ngliỉ hoặc Kếl thúc giừ học, đèn xanh ở cỌl đèn giau lliOug biểu lliị liiẹu lệnh liếp
tục chạy, đèn đỏ biểu thị hiệu lệnh dừng lại,... Tín hiệu phải được các chủ thể
tiếp nhận và lí giải được. Muốn thế, mối quan hệ giữa vỏ vật chất của tín hiệu
(hay cái biểu hiện) và nội dung của tín hiệu (cái được biểu hiện) phải dựa trên sự
quy ước có ý thức của con người hoặc xã hội. Tín hiệu bao giờ cũng phải nằm
trong một hệ thống nhất định và có những đặc điểm khác biệt với các yếu tố
khác cùng hệ thống. Nó sẽ không còn là tín hiệu khi tách rời khỏi hệ thống.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu vì ngôn ngữ được cảm nhận bằng giác quan
hay nói cách khác ngôn ngữ có tính vật chất: Âm thanh chính là hình thức vật
chất của ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã gợi ra và đại diện cho cái khác với chính nó:
9
ngôn ngữ bao giờ cũng chứa đựng một nội dung, một ý nghĩa nhất định. Ví dụ:
các âm vị: a, b, c, có giá trị khu biệt ý nghĩa; các đơn vị ngôn ngữ bậc cao (từ,
câu, đoạn, văn bản) có muôn vàn ý nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ được mọi thành
viên trong cộng đổng sử dụng và lí giải: nghĩa là ngôn ngữ là cái có th ể nhận
thức và lĩnh hội được.
Các tín hiệu ngôn ngữ chỉ có giá trị khi nằm trong hệ thống, trong mối quan
hệ với yếu tô' khác của hệ thống. Tách ra khỏi hệ thống, các tín hiệu ngôn ngữ sẽ
mất hết giá trị của mình. Các tín hiệu ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào cũng thuộc
một hệ thống nhất định. Các từ đểu thuộc hệ thống từ vựng, các quy tắc ngữ pháp
hợp lại thành một hộ thống ngữ pháp. Chúng chi phối, quy định nhau và làm nên
giá trị cho từng tín hiệu. Mỗi ngôn ngữ là một hộ thống tín hiệu khác nhau. Và các
tín hiộu ấy chỉ có giá trị trong một hệ thống ngôn ngữ nhất định. Thoát khỏi hệ
thống, các từ ngữ trở nên vô nghĩa.
2.2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
Điéu đó được biểu hiện cả ở cấp độ từng kí hiệu lần cấp độ toàn hộ thông.
Trước hết, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ có phạm vi sử dụng vô cùng to lớn. Mỗi hệ
thống ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong một cộng đồng hoặc thậm chí nhiều
cộng đồng như tiếng Anh chẳng hạn (vì tính phổ thông cùa nó so với các bức
tranh, bản nhạc). Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp, bao gồm các yếu tô'
đồng loại và không đồng loại, với sô' lượng không xác định. Các hệ thống tín hiộu
nhân tạo như đèn giao thông, biển chì đường, quân hiệu, quân hàm,... chỉ bao gồm
một số lượng hạn định các yếu tố đồng loại. Ngôn ngữ lại có nhiều đơn vị: âm vị,
hình vị, từ, câu,... và các đơn vị này không đồng loại với nhau, khác nhau vể cấp
độ, mỗi đơn vị lại xác lập một hệ thống con trong lòng hệ thống ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là tín hiệu của những tín hiệu. Ta có thể sử dụng ngôn ngữ để giải
thích các tín hiệu phi ngôn ngữ (thuyết minh chư ưaiih ảnh, am nhạc,...). Mạt
khác, tín hiệu ngôn ngữ hàm chứa nhiều mối quan hệ hơn mọi loại tín hiệu khác.
Từ đó tạo ra tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Các tín hiệu khác thường chỉ có một
quan hệ: hoặc âm - nghĩa, hoặc hình - nghĩa, màu - nghĩa,... Trong khi mỗi tín
hiệu ngôn ngữ ngoài mối quan hệ âm - nghĩa như mọi tín hiộu thông thường lại
còn có nhiều mối quan hệ khác: Phức thể âm - nghĩa, đến lượt nó, lại có thể có
một nghĩa mới, rồi phức thể thứ ba này (âm, nghĩa + nghĩa) lại có thể có quan hộ
với một nghĩa mới khác nữa. Như vậy trong ngôn ngữ xảy ra hiện tượng một cái
biểu hiện có thể có nhiêu cái được biểu hiện (từ nhiểu nghĩa, từ đổng âm,...) hoậc
nhiểu cái biểu hiện có thể có một cái được biểu hiện (từ đồng nghĩa,...). Và ngôn
ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và tư duy mà còn là phương tiện biểu hiện
10
tình cảm. Ngoài nội dung khái niệm, mỗi tín hiệu ngôn ngữ còn thế hiện các sắc
thái tình cảm của con người nữa.
Tín hiệu ngôn ngữ còn có tính độc lập tương đối. Các hệ thông tín hiệu nhân
tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thoả thuận giữa một số cá nhân, do đó
hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính xã
hội, có quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn của cá nhân.
Ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại vừa có giá trị lịch đại. Các hệ thống tín hiệu
khác chỉ có giá trị đồng đại, tức là chỉ phục vụ một nhu cầu nào đó của con người
trong một giai đoạn nhất định. Trong khi đó bất cứ sản phẩm ngôn ngữ nào cũng
là của quá khứ để lại, do đó không chi có những người cùng thời mới có thể giao
tiếp được với nhau mà ở thời đại khác nhau con người vẫn có thể giao tiếp được.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu có khá năng sản sinh rất lớn. Từ số lượng hạn
chế những đơn vị cơ bản, ngôn ngữ có thể tạo ra vô hạn những lời nói trong xã hội.
Khả năng này không một hệ thống tín hiệu nào có thể so sánh được.
3. Chức năng của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có nhiều chức năng nhưng trong đó quan trọng nhất là hai chức
năng: công cụ giao tiếp và công cụ tư duy.
3.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người
Giao tiếp là gì? Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người
khác với một mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tường,
tình cảm, trí tuệ, hiểu biết,... với nhau và tác động đến nhau vể mặt nhận thức, tình
cảm và hành động. Giao tiếp được thực hiện nhờ một công cụ tốt nhất là ngôn ngữ.
Giao tiếp là nhu cầu có tính bản năng của sinh vật bậc cao và là nhu cầu đặc
biệt thiết yếu của con người. Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi xuất hiện con
ngưríi và xã hội loài ngilừi, và ngày càng phong phú, đa dạng cùng vóri sự phát
triển của con người và xã hội. Con người và xã hội không thể thiếu hoạt động giao
tiếp. Nhờ có hoạt động giao tiếp, con người mới dần trưởng thành để có được
những đặc trưng xã hội và xã hội loài người mới dần hình thành và phát triển. Đặc
điểm của hoạt động giao tiếp là bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh nhất
định, với những phương tiện nhất định và nhắm tói một mục tiêu nhất định.
Lê-nin đã coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Ngôn
ngữ không phải là công cụ giao tiếp duy nhất nhưng là công cụ giao tiếp quan
trọng nhất của loài người (xét ờ tính thuận tiện và hiệu quả của việc giao tiếp bằng
ngôn ngữ). Loài người đã tiến hành giao tiếp bằng nhiều loại còng cụ. Nhưng
II
những công cụ này dù có những ưu điểm mà ngôn ngữ không có nhưng lại có
nhiều hạn chế và không thể quan trọng bằng ngôn ngữ. Cử chỉ, nét mặt, dáng điệu
cũng là những phương tiện giao tiếp quan trọng. Nhưng so với ngôn ngữ, chúng
thật nghèo nàn và hạn chế. Không một cử chỉ, nét mặt nào có thể diễn đạt một nội
dung chẳng hạn: “Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt? ” Hơn
nữa, nhiều cử chỉ có ý nghĩa không rõ ràng, chính xác. Có thể người tạo cử chỉ
nghĩ một đằng, người tiếp thu nó hiểu một nẻo.
Các nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, khiêu vũ,... đều là những
phương tiện giao tiếp rất phong phú của con người. Chúng có những khả nãng to
lớn và kì diệu nhưng vần bị hạn chế nhiều mặt so với ngôn ngữ. Chúng không thể
truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên cơ sở những hình ảnh
thị giác hay thính giác gây ra được ở người xem. Những tư tường, tình cảm này
thường thiếu tính chính xác, rõ ràng, thường rất đa nghĩa. Ngay cả ờ những hội
nghị về âm nhạc, hội hoạ, điêu khác,... người ta cũng khôrig thể nào chỉ giao tiếp
nhờ các tác phẩm âm nhạc, hội hoạ hay điêu khắc mà không cần dùng đến ngôn
ngữ. Những hệ thống kí hiệu được dùng trong giao thông, toán học, tin học, hàng
hải, quân sự,... cũng tương tự như vậy. Chúng chỉ được dùng trong những phạm vi
hạn chế nên chỉ có thể là phương tiện giao tiếp bổ sung quan trọng bên cạnh
phương tiện ngôn ngữ là cái được dùng chung trong phạm vi toàn xã hội.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp còn thể hiện ở chỗ ngôn ngữ giúp con người có
thể tàng ưữ những kinh nghiệm sản xuất để truyền từ đời này sang đời khác. Ngôn
ngữ giúp trao đổi tư tường, tình cảm, xác lập các mối quan hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng xã hội. Thông qua sự nối kết tập thể này, ngôn ngữ là một thứ
công cụ để tổ chức xã hội, duy trì mối quan hệ người - người trong xã hội (công cụ
đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội, giai cấp). Ngôn ngữ là công cụ giúp cho
con người giao tiếp, ưao đổi, và đi đến hiểu biết lẫn nhau. Không có sự hiểu biết
ấy, không thê có hành động chung của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục
tự nhiên và không thể đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất của đời sống
con người. Cho nên nếu không có một thứ ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng dùng
để giao tiếp, để thắt chặt các mối quan hộ thì xã hội cũng không thể tồn tại được.
Với ý nghĩa này, ngôn ngữ là một công cụ để giao tiếp thì đồng thời cũng là một
công cụ đấu tranh phát triển xã hội.
3.2. Ngôn ngữ là phương tiện tư duy của con ngưởí
Tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính, nhận thức gián tiếp, khái quát. Khả
năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận tức là kết quả
cùa quá trình suy nghĩ, tư duy. Trong quá trình tác động vào thẻ giới xung quanh,
12
con nịười đồng thời nhận thức các mặt khác nhau của nó. Việc này diễn ra dưới
dạng ihững cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lí. Những
cảm gác, tri giác, biểu tượng cho phép ta nhận thức được một cách cảm tính các
thuộc ính của sự vật, hiện tượng. 0 giai đoạn nhận thức này, con người không
nhận hết được mối liên hệ có tính quy luật, tất yếu giữa các thuộc tính của một sự
vật, hi:n tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đó là giai đoạn nhận thức
cảm tíih mà cả loài người và loài vật đều có tuy không giông nhau về mức độ.
Trên cĩ sở nhận thức cảm tính, loài người cũng nhận thức thê giới thông qua tư
duy. Eáy là giai đoạn nhận thức thế giới khách quan một cách gián tiếp, khái quát,
là giai đoạn nhận thức lí tính. Ớ giai đoạn này của quá trình nhận thức, trí tuệ con
nguời lình thành các khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng, và tiến hành
các SU' luận về chúng. Như vậy, quá trình nhận thức có hai giai đoạn: giai đoạn
nhận tiức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính. Ngoài ra, tư duy còn được hiểu
là bản thân quá trình suy nghĩ, phản ánh cuộc sống dưới dạng tư tường, là quá
trình hnh thành tư tường.
Vối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Ngôn ngữ và tư duy cùng xuất hiện
một lú:. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp cùa tư duy và chỉ có con người - động vật
cao câ) mới có tư duy. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy. Nói cách khác,
chúng ta không thể tư duy nếu không có ngôn ngữ (không thể tư duy bằng các
công tiức toán học, đường nét, nốt nhạc mà chỉ có thể tư duy bằng ngôn ngữ). Bởi
thế, cá: nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường so sánh mối quan hộ giữa ngôn ngữ và tư
duy gái liền với nhau như hai mặt của một tờ giấy, như hình với bóng.
Clức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của
ngôn Ìgữ. Vì khi giao tiếp, con rìgưởi cần phdi nói với nhau một cái gì đấy (tư
tưởng, tình cảm,...). Như vậy ngôn ngữ không phài là các tổ hợp âm thanh dơn
thuần, •nà thực chất là nơi tàng trữ những kinh nghiệm của loài người. Chức năng
tư duy của ngôn ngữ là dọc lập với chức nang giao liếp bởi vì, ngon ngư không
phải ch cần đến khi chúng ta nói năng giao tiếp, mà cần đến ngay cả khi chúng ta
suy ngũ thầm lặng, khi độc thoại nội tâm.
N;ôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tường. Không có từ nào, câu nào mà
không )iểu hiện khái niệm hay tư tường. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào
mà khing tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình
hình tlành tư tưởng: một ý nghĩ, tư tưởng chỉ rõ ràng khi được biểu hiện bằng
ngôn n*ữ. Quá trình đi tìm từ, câu cần thiết để nói cũng là quá trình làm cho ý
nghĩ, kiái niệm trở nên rõ ràng và có thể hiểu được. Chừng nào chưa được biểu
hiện baig ngôn ngữ, thì ý nghĩ còn chưa rõ ràng và mơ hồ.
13