Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình phân tích nguyên lý cấu tạo lớp biểu mô của vách ruột p3 ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
165
Chương 7
BỆNH Ở HỆ TIẾT NIỆU
(Diseases of the urinary system)
7.1. ĐẠI CƯƠNG
Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng
bậc nhất để đảm bảo sự hằng định của môi
trường bên trong cơ thể. Đơn vị về mặt tổ chức
học cũng như để thực hiện chức năng sinh lý của
thận là Nephron. Cơ chế hoạt động tạo thành
nước tiểu của thận là lọc, tái hấp thu và bài tiết.
Thông qua việc tạo thành nước tiểu và các hoạt
động chuyển hóa, nội tiết. Thận có các chức
năng quan trọng chính sau đây.
7.1.1. Chức năng lọc
Đây là một chức năng quan trọng của thận,
đào thải từ máu tất cả các chất không cần thiết và
các chất độc đối với cơ thể, như các sản phẩm
cuối cùng của các chuyển hóa (đặc biệt là của chuyển hóa protein), các muối, các thuốc,
các chất màu, chất độc,... giữ lại các chất như protein, lipit, gluxit.
7.1.2. Chức năng điều chỉnh sự hằng định các thành phần của máu, giữ vững pH máu
- Điều hòa cân bằng kiềm - toan.
- Điều hòa sự hằng định áp lực thẩm thấu của máu.
- Điều hòa sự hằng định của thành phần máu.
- Để thực hiện chức năng này thận đào thải một cách có chọn lọc các chất cần đào
thải và giữ lại ở cơ thể các chất cần thiết, đảm bảo sự hằng định các thành phần máu.
7.1.3. Chức năng cô đặc và hòa loãng
Tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mà thận có thể cô đặc hoặc hòa loãng nước tiểu.
Thứ nhất bằng cách tái hấp thu và bài tiết, đào thải số lượng nước không cần thiết ra
nước tiểu và giữ lại lượng nước cần cho nhu cầu của cơ thể.
7.1.4. Chức năng đối với chuyển hóa
Để thực hiện các nhiệm vụ sinh lý của thận, ở thận xảy ra nhiều quá trình chuyển
hóa phục vụ cho nhu cầu bản thân thận và các chức năng mà thận phải đảm bảo: điều
Hình 7.1. Hệ thống tiết niệu
Click to buy NOW!
PDF-XChange Viewer
www.docu-track.co m
Click to buy NOW!
PDF-XChange Viewer
www.docu-track.co m