Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô
PREMIUM
Số trang
281
Kích thước
17.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
773

Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

B ộ MÔN KINH TẾ v ĩ MÔ

GIÁ O TRÌN H

/ /V A

N G U Y Ê N L Ý KIN H T E V I M O

À XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI NÓI ĐÀU

Kinh tể học lả môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa

chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, chính phù và toàn xã hội đưa ra

khí trong thực tế họ không thể có mọi thứ như mong muốn.

Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành hai nhánh chính:

Kinh tể học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Đối với sinh viên thuộc khối

kinh tế, đây là các môn học ca sở, cung cấp khung lý thuyết cho các

môn định hướng ngành vả kinh tế ngành.

Cuồn sách "Giáo trinh nguyên lý kinh tể vĩ mô" do các giảng

viên có kinh nghiệm cùa Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế học,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân biên soạn dành cho các sinh viên và

người đọc lần đầu tiên tiếp cận với Kinh tế học vĩ mô. Mục tiêu chù

yếu cùa cuốn sách là giới thiệu các khái niệm và các nguyên lý cơ bản

về hoạt động tổng thể cùa nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Kết

thúc học phần, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản của

kinh tế học vĩ mô có liên quan đến hạch toán thu nhập quốc dân, các

nhân tố quyết định sàn lượng, thất nghiệp, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối

đoái và cán cân thanh toán quốc tế, cũng như vai trò cùa các chính

sách kinh tế vĩ mô trong việc ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng

trường kinh te.

Để biên soạn cuốn sách này, bẽn cạnh dựa vào chương trình

khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2004, chúng tôi còn

tham khảo nhiều cuốn giáo trinh kinh tế vĩ mô hiện đang được sử

dụng rộng rãi trên toàn thể giới.

Nội dung của cuốn sách được trinh bày trong lo chương. Hai

chương đầu giới thiệu bức tranh tổng quan về món học và cách đo

lường hai biến số kinh tế vĩ mô then chốt là tồng sàn phẩm trong nước

và mức giá chung. Ba chương tiếp theo mõ tả hành vi cùa nền kinh tế

thực trong đài hạn, khi giá cà linh hoạt. Chương 3 trinh bày các nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tố quyết định mức và tỳ lệ tâng trưởng cùa sàn lượng. Chương 4 ban

về cách thức đâu tư và tiết kiệm liên kết với nhau thông qua hệ thông

tài chính. Chương 5 xem xét các nhân tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp

trong dài hạn.

Sau khi đề cập những vấn đề cơ bản của nền kinh tế trong dài

hạn, từ chương 6 đến chương 9, cuốn sách chuyển sang phân tích hành

vi của nền kinh tế ừong ngan hạn. Chương 6 đưa ra khung cơ bản đê

nghiên cứu những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Trong

chương này, chúng ta mô tả những tư tưởng trang tâm về tống cung,

tổng cầu và chu kỳ kinh doanh. Chương 7 và chương 8 'đi sâu phân

tích tổng cầu cùa nền kinh tế với sự nhấn mạnh đặc biệt vào chính

sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Chương 9 đề cập đến một vấn đề

then chốt trong phân tích kinh tế vĩ mô là lạm phát. Cuối cùng,

chương 10 phát triển các thuật ngữ cơ bản gắn với kinh tế học vĩ mô

trong khung cảnh quốc tế với sự nhấn mạnh đặc biệt vào tỷ giá hối

đoái, một công cụ quan trọng mà chính phù có thể sử dụng để điều tiết

vĩ mô.

Cuốn "Bài tập kinh lể vĩ mô /" được biên soạn kèm theo cuốn

sách này để giúp cho sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành trong

quá trình học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, giúp cho sinh viên

hiểu đúng các thuật ngữ, nguyên lý và mô hình kinh tế vĩ mô, cũng

như hiểu cách vận dụng lý thuyết để lý giải các vấn dề kinh tế vi

mô đang được đặt ra trọng thực tiến.

Kinh tế học nói chung, Kinh tế học vĩ mô nói riêng là lĩnh vực

khoa học phức tạp và còn nhiều mới mè. Mặc dù tập thể tác giả đẫ hết

sức cẩn trọng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chấn không tránh

khói những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp và phê

bình từ các dộc giả đề cuốn sách được hoàn thiện han bong các lần tái

bàn sau.

Tập thể tác già

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương Ì

TỎNG QUAN VẺ KINH TÉ HỌC vĩ MÔ

Khoa học về kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nóiriêngsẽ

giúp bạn hiểu những lực lượng chủ yếu định hình thế giới của chúng

ta. Chương này thực hiện bước dầu tiên. Nó mô tà các vấn đề mà các

nhà kinh tếtìmcách giải đáp và cách mà họ tiếp cận các vấn đề với sự

nhấn mạnh vào kinh tế học vĩ mô.

ì. Kinh tế học là gi?

Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hem so vái

cái mà chúng ta có thể nhận được. Chúng ta muốn mộtthế giới an

toàn và hoa bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn

nước sạch. Chúng ta muốn sống lâu và sống khoe. Chúng ta muốn có

các bương đại học, cao đẳng và phổ thông chất lượng cao. Chúng ta

muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Chúng ta

muốn có thòi gian đề thường thức âm nhạc, điện ảnh, chơi thể-thao,

đọc truyện, đi du lịch, giao lưu với bạn bè,...

Khan hiếm

Mỗi thứ mà chúng ta nhận được bi hạn chế bởi thời gian và thu nhập

hiện có. Kết quả là mọi người luôn có những mong muốn không được

thoa mãn. Cái mà tổng thể xã hội có thể nhận được bị giới hạn bởi các

nguồn lực sản xuất mà chúng ta có thể sử dụng. Các nguồn lực này

bao gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động và trí thức công nghệ, cùng

các cồng cụ và thiết bị mà chúng ta đã tạo ra.

Việc chúng ta thất bại trong việc thoa mãn mọi mong muốn được gọi

là khan hiểm. Cả người nghèo và người giàu đều đối mặt với khan

hiếm. Một em bé muốn có một que kem giá 2 nghìn đồng và một gói

kẹo cao su giá 2 nghìn đồng nhưng chi có trong túi 2 nghìn đồng. Em

bé đối mặt với khan hiếm. Một nhà triệu phú muốn chơi goIf vào cuối

tuần và lại muốn tham dự buổi hội thảo bàn về chiến lược kinh doanh

cũng vào cuối tuần. Anh ta đối mặt với khan hiếm. Một xã hội muốn

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng nhiều đường cao tốc, cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn, lắp đặt

máy tính vả thiết bị nghe nhìn cho mọi phòng học, làm sạch các sông,

hồ bị ô nhiễm, w... xá hội cũng phải đồi mặt với sự khan hiểm.

Đối mặt với khan hiếm, chúng ta phải lựa chọn. Chúng ta phải chọn

giữa các phương án sần có. Em bé phải lựa chọn giữa ăn kem hoặc

kẹo cao su. Nha triệu phủ phải lựa chọn giữa chơi golf hoặc dự hội

thảo. Với tư cách là xã hội, chúng ta phải lựa chọn giữa đầu tư vào cơ

sờ hạ tầng, với chăm sóc sức khoe, quốc phòng, môi trường! V.V..

Kinh tể học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà

các cá nhân, doanh nghiệp chính phù và toàn xã hội đưa ra khi họ đối

mặt với khan hiếm.

Sự lựa chọn và đánh đổi

Bạn có thể coi lựa chọn như sự đánh đồi. Đánh đổi có nghĩa là sự trao

đổi - hy sinh một thứ để nhận dược thứ khác. Một ví dụ kinh điển là

sự đánh đổi giữa súng và bơ. Súng và bơ biếu thị cho bất kỳ một cặp

hàng hóa nào. Bất kề hình thái cụ thể của súng và bơ là gì, thì sự đánh

đổi giữa súng và ba cũng biểu thị một thách thúc trong cuộc sống: nếu

chúng ta muốn có một thứ nào đó nhiều hom, thì chúng ta phải đồi một

thứ khác để có dược nó.

Sự đánh đổi là tư tường trung tâm trong toàn bộ chương trinh lánh tế

học. Chúng ta có thể đưa mọi câu. hỏi trong kinh tế học dưới dạng

những sự dành đổi. Dưới đây là một số sự đánh dổi quan trọng mà

tồng thể nến kinh tế phải đối mặt.

Sự đánh đổi liên quan đền nỗ lực cài thiện mức sổng. Mức sống tăng

lên theo thòi gian, do đó mức sống cùa chúng ta hôm nay cao hom các

thế hệ trước. Mức sống của chúng ta vả tốc độ cài thiện mức sống phụ

thuộc vào nhiều sự lựa chọn cùa mỗi cá nhân, các doanh nghiệp, và

chính phủ. Và các lựa chọn này đều liên quan đến những đánh đổi.

Một sự lựa chọn là sử dụng bao nhiêu thu nhập cho tiêu dùng và bao

nhiêu đề tiết kiệm. Tnông qua hệ thống tài chinh tiết kiệm của chúng

ta có thể được chuyển đến cho các doanh nghiệp đầu tư vào tư băn

mới và làm tăng năng suất. Chúng ta tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thi

nâng suất và mức sống cùa chúng ta tăng càng nhanh. Khi gia đình

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

bạn quyết định không đi nghi trong dịp hè để tiết kiệm thêm 10 triệu

đông, thì gia đình bạn đã đổi kỳ nghi để có được mức thu nhập cao

hơn trong tương lai. Nếu mỗi gia đình đều tiết kiệm thêm 10 triệu

đồng và các doanh nghiệp đều đầu tư thêm thiết bilàm tăng năng suất,

thì trong tương lai thu nhập bình quân một người dân sẽ tăng và mức

sồng sẽ được cài thiện. Với tư cách là xã hội chúng ta hy sinh tiêu

dùng hiện tại để có được tăng trường kinh tế vả mức sống cao hom

trong tương lai.

Sự lựa chọn thứ hãi là dành bao nhiêu nguồn lực cho giáo dục và đào

tạo. Khi có trình độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn, chúng ta sẽ có

năng suất lao động cao hơn và thu nhập sẽ tăng. Khỉ quyết định học

trường đại học Kinh tế Quốc dân, bạn phải hy sinh nhiều thu nhập mà

lẽ ra bạn có thể nhận được nếu như bạn đi làm và hy sinh nhiều thời

gian nghi ngơi, bạn quyết định đổi thu nhập và nghi ngơi hiện tại để

có mức thu nhập cao hon trong tương lai. Nếu mọi người trờ nên có

trình độ cao hon, thì năng suất sẽ tăng, thu nhập bình quân đầu người

tâng và mức sông sẽ được cải thiện. Với tư cách là xã hội chúng ta đổi

tiêu dùng hiện tại và thời gian nghi ngơi để có tăng trướng kinh tế và

mức sổng cao hơn trong tương lai.

Sự lựa chọn thứ ba thường do doanh nghiệp đưa ra là dành bao nhiêu

nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu và triển khai các sàn phẩm và

phương pháp sản xuất mới. Nghiên cứu nhiều hơn sẽ mang lại năng

suất cao hơn trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa la

mức sản xuất hiện tại thấp hơn - việc đổi tiêu dùng hiện tại lay mức

sản xuất lớn hơn trong tương lai.

Sự đánh đôi giữa sản lượng và lạm phá. Khi ngân hàng trung ương

tăng cung ứng tiền tệ và giảm lãi suất, thì tổng càu, sản lượng và việc

làm sẽ tăng. Tổng cầu lớn hem sẽ đẩy lạm phai gia tăng - chi phí sinh

hoạt sẽ tăng nhanh hom. Tuy nhiên, với các nguồn lực nhất định thì

cuội cùng sản lượng sẽ trờ lại mức ban đầu. Như vạy, lạm phát cao

hơn sẽ đi cùng với tăng trưởng tạm thời cao hơn. Ngược lại, cao chinh

sách cắt giảm tổng cầu sẽ làm giảm áp lực lạm phát, nhưng đồng thời

cũng gây ra suy thoái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi lạm phát quá cao, các nhà hoạch định chính sách sẽ muốn cắt

giám lạm phát, nhưng lại không muốn giảm sản lượng. Tuy nhiên, họ

phải đối mặt vái sự đánh đổi giữa sản lượng và lạm phát bởi vì các

hành động làm giảm lạm phát cũng làm giảm sàn lượng và các hành

động thúc đẩy tăng trưởng sẽ phải chấp nhận lạm phát cao hơn.

Chi phí CÓT hội

Phương án thay thế tốt nhất hay có giá trị nhất mà chúng ta từ bỏ dể

nhận được một thứ gọi là chi phi cơ hội cùa thứ được lựa chọn. Một

trong những bài học cơ bản của kinh tế học là tất cả các lựa chọn cùa

chúng ta đều chứa đựng chi phí. Đúng nhu câu ngạn ngữ Anh: "Chẳng

có gi là cho không cả"1

. Ra quyết đinh đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu

này để đạt được một mục tiêu khác.

Giăng hạn, chúng ta xem xét quyết định liệu bạn có nên tiếp tục học

đại bọc không. Hiện tại bạn đang là sinh viên năm thứ hai của Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân. Bạn có thể học tiếp hoặc dừng học. Lợi ích

của việc học tiếp là làm giàu thêm kiến thức và có được nhông cơ hội

làm việc tét hon trong cả cuộc đời. Nhưng chi phí của học tiếp là gỉ?

Nếu dừng học và đi làm cho Viettel, bạn có thề nhận đủ thu nhập dể

ồn định cuộc sống, đi du lịch và có nhiều thời gian giao lưu vói bạn

bè. Nếu học tiếp, thì bạn không thể có được những thứ đỏ. Bạn cô thể

sẽ có những thử đó sau này, và đó chính lả một trong những sự hy

sinh từ việc học tiếp. Tuy nhiên, hiện tại mọi chi phi sinh hoạt, đóng

học phí và mua tài liệu đều do gia đinh bạn chu cấp, và bạn không có

tiền để đi du lịch. Ôn bài, đọc tải liệu tham khảo, làm bài tập về nhà có

nghĩa là bạn còn ít thời gian hon để giao lưu với bạn bẻ. Chi phí ca

hội của việc học tiếp là phương án thay thế có giá trị nhất mà bạn có

thề làm nếu như bạn dừng học.

Mọi sự đánh đổi mà chúng ta xem xét ở trên đều liên quan đến chi phí

ca hội. Chi phí ca hội của một số súng là lượng bơ bò qua; chi phí ca

hội của tâng trưởng kinh tế và mức sống cao hơn trong tương lai là

tiêu dùng hiện tại thấp hơn; chi phí cơ hội cùa việc cắt giảm lạm phát

There is nọ such thing as a free lunch.

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

là tạm thời phải hy sinh sàn lượng.

Cận biên và khuyến khích

Bạn có thể ôn bài hoặc viết thư cho bạn bè trong giờ tiếp theo. Tuy

nhiên sự lựa chọn không phải là cùng làm cà hai việc hay không làm

gì cá. Bạn cần phải quyết định dành bao nhiêu phút cho mỗi hoạt

động. Đê ra quyết định bạn cần phải so sánh lợi ích cùa việc học thêm

một chút vói chi phí cùa nó - bạn đưa ra sự lựa chọn tại điếm cận

biên. .

Lợi ích xuất hiện từ tăng thêm một hoạt động được gọi là lợi ích cận

biên. Vỉ dụ, bạn đang tự học 5 buổi tối mỗi tuần và điểm trung bình

hiện tại cùa bạn là 7,0. Bạn muốn có kết quà cao hon và học thêm Ì

buổi tối mỏi tuần. Điểm trung bình của bạn bây giờ sẽ tăng lên 7,5.

Lợi ích cận biên cùa việc học thêm-1 tối mỗi tuần không phải là 7,5

điềm mà chi là sự tăng lên 0,5 điểm trong kết quả bọc tập của bạn. Lý

do là bạn đã có lợi ích từ học 5 tối mỗi tuần, do đó bây giờ chúng ta

không tỉnh lợi ích này với tư cách là kết quả cùa quyết định mà bây

giờ bạn đưa ra.

Chi phí xuất hiện từ tăng thêm một hoạt động được gọi là chi phi cận

biên. Đối với bạn, chi phí cận biên cùa thời gian học thêm Ì tối môi

tuần là chi phí cùa buổi tối bổ sung mà bạn không thể đi chơi cùng

bạn bè (nếu đó là việc sử dụng thời gian thay thế tốt nhất cùa bạn). Nó

không bao gồm chi phí cùa 5 tối mà bạn đã từng sứ dụng để học bài.

Để ra quyết định, bạn so sánh lợi ích cận biên từ một tối học thêm với

chi phí cận biên cùa nó. Nếu lợi ích cận biên lớn hom chi phí cận biên,

thì bạn sẽ học thêm một tối nữa. Nếu chi phí cận biên lớn hon lợi ích

cận biên, thì bạn sẽ khổng học thêm nữa.

Bằng cách đánh giá lợi ích cận biên và chi phí cận biên và chi lựa

chọn những hành động mang lại lợi ích lớn hơn chi phí, chúng ta sử

dụng các nguồn lực khan hiếm theo cách có lợi nhất.

Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích, nên

hành vi cùa họ có thể thay đổi khi lợi ích hoặc chi phí thay đổi. Nghĩa là

mọi người phàn ứng đối với các kích thích. Kích thích là sự khuyến

khích thục hiện một hành động nhất định. Sự khuyến khích có th9 ể là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lợi ích hoặc có íhể là chi phí. Sự thay đồi chi phi cận biên và/hoặc lợi

ích cận biên làm thay đổi các kích thích mà chúng ta đối mặt và buộc

chúng ta điều chinh sự lựa chọn của mình.

Vi dụ, già sử một giáo viên kinh tế vĩ mô cho các bạn rất nhiều bài tập

về nhà và nói với các bạn răng tất cà các bài tập đó đều được sử dụng

trong kỳ thi hết học phần. Lợi ích cận biên từ việc làm các bài tập này

rõ ràng rất lớn, do đó bạn dường như sẽ làm tất cả các bài tập đó.

Ngược lại, nếu giáo viên toán cũng cho các bạn rất nhiều bài tập vê

nhà và nói với các bạn rằng tất cả các bài tập dó đều sẽ không sử dụng

trong kỳ thi tới. Lợi ích cận biên từ làm các bài tập này rõ ràng nhò

hem lất nhiều,ido đó dường như bạn sẽ không làm các bài tập đó.

Tư tưởng trung tâm của kinh tế học là chúng ta có thể dự đoán sự lựa

chọn thay đổi' như thế nào bằng cách xem xét sự thay đồi toong các

kích thích. Một hành động được thực hiện nhiều hon khi chi phí cận

biên giảm và/hoặc lợi ích cận biên tâng; ngược lại, một hành động

được thực hiện ít hơn khi chi phí cận biên tăng và/hoịc lợi ích cận

biện giảm.

Thị trường hay chính phù?

Sự sụp đổ của mô hình kế hoạch hoa tập trung với sự tuyệt đối hóa vai

trò của chính phù trong nền kinh tế có lẽ là thay đổi quan bụng nhát

trên thế giói trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, hầu hết các nước đã từng

thực hiện mô hình kế hoạch hóa tập bung đều dã từ bò hệ thống này

và đang nỗ lực phát triền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị

trường, quyết định cùa các nhà làm kế hoạch trung ương được thay thể

bằng quyết định cùa hàng triệu doanh nghiệp và hộ gia đình. Các

doanh nghiệp quyết sản xuất cái gì, sàn xuất bao nhiêu, sàn xuất như

thế nào, và bán hàng hóa cho ai. Người lao động quyết định làm nghề

gì, cho doanh nghiệp nào và dành bao nhiêu thu nhập cho tiêu dùng

hiện tại và để lại bao nhiêu cho tương lai. Các doanh nghiệp và hộ gia

dinh tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và lợi ích riêng

định hướng cho các quyết định cùa họ.

Mới nhìn qua thì thật khó có thể hình dung thành công vượt trội cùa

các nên kinh tế thị trường so với mô hình kể hoạch hóa tập trung. lũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xét cho cùng thìtrong nền kinh tế thị ưưòmg, không ai phụng sự cho

lợi ích chung cùa toàn xã hội. Thị trường tự do bao gồm nhiều người

mua và nhiều người bán vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, vả tất

cả mọi người quan tâm trước hết đến lợi ích riêng cùa họ. Song cho

dù ra quyết định có tính chất phân tán và những người ra quyết định

chi quan tâm tới lợi ích riêng của mình, thi nền kinh tế thị trường đã

chứng tò sự thành công lạ thường trong việc tồ chức hoạt động kinh

tế theo hướng thúc đầy phúc lợi kinh tế chung cùa cà xã hội.

Nếu như bàn lay vó hình cùa thị trường có sức mạnh kỳ điệu đến vậy,

thì tại sao chúng ta lại cần chính phủ? Một lý do lả bàn tay vô hỉnh

cần được chính phủ bào vệ. Thị trường chi hoạt động nếu như quyền

sở hữu được tôn trọng. Tất cả chúng ta đều dựa vào công an và tòa án

do chính phủ cung cấp để thực thi quyền cùa chúng ta đối với những

thứ do chúng ta tạo ra.

Một lý do khác cần đến chính phù là mặc dù thi trường thường là một

phương thức tốt để tồ chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc cũng có

một số ngoại lệ quan trọng. Có hai nguyên nhân chù yếu để chinh phù

can thiệp vào nền kinh tể là thúc đẩy hiệu quà vả sự công bằng. Nghĩa

là, hầu hết các chính sách đều hoặc nhằm vào mục tiêu làm cho nền

kinh tế tăng trưởng, hoặc làm thay đổi cách thức phân chia thu nhập

tạo ra.

Bàn tay vô hình thường dẫn dắt thị trường phân bổ nguồn lực một

cách có hiệu quả. Song trong một số trường hợp, bàn tay vô hình

không vận hành tốt. Các nhà kinh tế học sử dựng thuật ngữ thối bại thị

trường để chi tình huống mà thị trường tự nó thất bại trong việc phân

bổ nguồn lực có hiệu quả. Thị trường có thề thất bại do hành động của

một cá nhân (hay một tổ chức) tác động đến phúc lợi cùa người ngoài

cuộc như ô nhiễm; hoặc một người (hay một nhóm người) có sức

mạnh thị trường; hay giá cả không linh hoạt gây ra biến dộng kinh tế

trong ngắn hạn,..

Bàn tay vò hình thậm chí có ít khả năng hơn trong việc đàm bào rằng

sự thịnh vượng kinh tế dược phân phoi một cách công bằng. Nền kinh

tế thị trường thường công cho mọi người dựa trên năng lực của họ li

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong việc sản xuất rạ những thú mà người khác sin sàng tra giá. Tụy

nhiên, bàn tay vô ỉhình không thể đảm bảo rằng tất cả mọi người đểu

có đù lương thục để ăn, quần áo để mặc và sự chăm sóc y tế cần thiết.

Một mục tiêu cùa.' nhiều chính sách công cộng, chẳng hạn chính sách

thuế thu nhập và hệ thống phúc lợi xã hội, là đạt được sự phân phối

các phúc lợi kinh tế một cách công bằng hem.

Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều phát triển theo mô hỉnh

kinh tế hỗn hợp, trong đó cả nhà nước và thị trường cùng điều tiết nền

kinh tế nhằm khai thác được triệt để những lợi thế, đồng thời trinh

được hoặc giảm thiểu những thất bại cùa cà chính phủ lẫn thị bương.

l i. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành kinh tế học vi mô và

kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức

ra quyết định cùa hộ gia đình và doanh nghiệp cũng như sự tương tác

giữa họ trên các thị trường cụ thề. Kinh tế học vi mồ nhấn mạnh đến

sự am hiểu chitiết về các thi trường cụ thể. Để có được mức độ chi

tiết này, nhiều tuông tác vái các thị trường khác bi bỏ qua.

Kinh ti học vĩ mô nghiên cứu hoạt động cùa tổng thể nền kinh tế.

Hàng ngậy tại mỗi quốc gia có hàng triệu quyết định kinh tế được

người tiêu dùng, các hãng sản xuất, công nhân, các viên chức chính

phủ đưa ra. Kinh tế học vĩ mô xem xét, phân tích và đánh giá kết quả

tổng hợp cùa tất cả các hoạt động cá nhân này. Ví dụ, trong một tháng

nào đó, hàng ngàn doanh nghiệp có thể tăng giá cho các sấn phẩm của

mình, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại giảm giá. Để hiểu được

sự thay đổi giá cà nói chung, kinh tế học vĩ mô sẽ xem xét sự biển

động cùa mức giá trung bình chứ không phải giá cả của từng mặt hằng

hay từng nhóm hàng. Tương tự như vậy, trong kinh tế học vĩ mô

chúng ta quan tâm đến tồng sán lượng cùa nền kinh tế, chứ không

phải là sản lượng cùa từng loại hàng hoa đơn lẻ.

Như vậy, cách tiếp cận cơ bản trong kinh tế học vĩ mô là xem xét

những xu hướng chung cùa nền kinh tế chứ không phải là các vấn đề

liên quan đến từng đon vị kinh tế đơn lẻ hoặc từng đom vị hàntt chinh.

Các câu hỏi lớn cùa đời sống kinh tế được kinh tế vĩ mồ tìm cách giãi

12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

đáp như điều gì làm cho một nước giàu hơn hay nghèo đi theo thời

gian? Các công dân cùa một nước sẽ tiết kiệm bao nhiêu cho tương

lai? Tại sao mức giá ờ một số nước có xu hướng tăng nhanh trong khi

ờ các đước khác giá cá lại ổn định hoặc tăng chậm? Điều gi quyết định

giá trị tương đối giữa tiền cùa các quốc gia khác nhau? Tại sao Việt

Nam thường nhập khẩu nhiều hem so với xuất khẩu?

Một nội dung lớn Vong kinh tế học ví mô là nghiên cứu các chính

sách của chính phù có ảnh hường như thế nào tới hoạt động chung cùa

nền kinh tế. Đa số các nhà kinh tế vĩ mò cho rằng những thay đổi

trong các chinh sách kinh tế vĩ mô có ảnh hường rộng khắp và có thể

dự tinh được đến chiều hướng chung trong mức sàn xuất, việc làm,

mức giá chung và thương mại quốc tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng

chính phủ cần chủ động sử dụng các chinh sách kinh tế vĩ mô để cải

thiện thành tựu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một số các nhà kinh tế khác

lại cho rằng mối liên kết giữa các chính sách này với nền kinh tế là

không ồn định và không dự tính được nên không thề sử dụng đề quán

lý nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt

chẽ vái nhau. Vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ

các quyết định cùa hàng triệu cá nhân, nên chúng ta không thể hiểu

được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không tính đến các quyết định

lánh tế vi mô. Chẳng hạn, một nhà kinh tế vĩ mô có thể nghiên cứu

ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất

hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Để phân tích vấn đề này, anh ta

phải xem xét ánh hường cùa biện pháp cắt giảm thuế đối với quyết

định chi tiêu mua hàng hóa vá dịch vụ cứa các hộ gia đình.

Mặc dù có mối liên kết chặt chẽ giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học

vi mô, hai lĩnh vực nghiên cứu này vẫn cỏ sự khác biệt. Kinh tế học vi

mô và kinh tế học vĩ mô xứ lý các vấn đề khác nhau, đôi khi họ sử

dụng những phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác nhau và thường

được giảng dạy thành hai môn riêng biệt trong các khóa học.

UI. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chắt

Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên

13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cứu bao gồm mức sàn xuất, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân

thương mại cùa một nền kinh tế. Phán tích kinh tế vĩ mô hưởng vào

giãi đáp các câu hòi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại cùa các

biến số này? Điều gì qui định những thay đổi của các biến sô nảy

trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biên số

này trong những khoảng thòi giar khác nhau: hiện tại, ngăn hạn và

dái hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mõ

hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ

mô này.

Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô

cùa một quốc gia là lồng sàn phẩm trong nước (GDP). GDP đo lường

tảng sản lượng và tông thu nhập cùa một quốc gia. Phần lớn các nước

trên thế giói đều có lãng trường kinh tế trong dài hạn. Các nhà kinh tế

vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trường này. Nguồn gốc cùa tăng

trường kinh tế trong dài hạn là gì? Tại sao một số nước tăng trưởng

nhanh hom các nước khác? Liệu chính sách cùa chính phủ có thể ảnh

hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn cùa một nền kinh tế hay

không?

Mặc dù tăng trường kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong dài

hạn, nhưng sự tâng trường này có thề không ổn định giữa các năm.

Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số thời kỳ. Những biến

động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kỳ lãnh doanh. Hiểu biết

vè chu kỳ kinh doanh là một mục tiêu chính cùa kinh tế học vĩ mô.

Tại sao các chu kỳ kinh doanh lại xuất hiện? Các lực lượng kinh tế

nào gáy ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng

nào làm cho nền kinh tế phục hồi? Phải chàng các chu kỳ kinh

doanh gây ra bời các sự kiện không dự tinh được hay chúng bắt

nguồn từ các lực lượng nội tại có thề dự tinh trước được? Liệu

chính sách của chính phú có thể sử dụng để làm dịu bớt hay triệt

tiêu những biến động ngấn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây

là những vấn đề lớn dã dược đưa ra và ít nhất cũng đã được giãi

đáp một phần bời kinh tế học vĩ mô hiện đại.

14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

s# ^ ^ / / /

Hình 1-1 Tỳ lệ ứng trưởng kinh tể hàng Hầm ở Việt Nam, 1986-2006

Trong hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách

kính tế toàn diện với nội dung cốt lõi là tự do hóa, ồn định hóa, thay

đồi thể chế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những

thảnh tựu dáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế. Từ chỗ hầu như

không có tăng trường, thì ngay sau đổi mới, bong giai đoạn 1986-

1990, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa

cao. Trong nửa đầu những năm 1990, nền kinh tế liên tục tăng tốc.

Tuy nhiên, sau khi đạt đình cao nhất vào năm 1995 (9,54%), tỷ lệ tăng

trường kinh tế cùa Việt Nam đã bị sút giảm và xuống mức đáy vào

năm 1999 (1999: 4,77%), chù yếu do tác động của cuộc khủng hoàng

tải chính-tiền tệ khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, tăng trường kinh tế

của Việt Nam đã liên tục cao lên. Với đà tăng trướng bình quân hàng

năm 7,3% như trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thì tổng sàn

phẩm trong nước cùa Việt Nam sẽ gấp đôi sau khoảng Ì thập kỳ.

Tỳ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện

trạng cùa thị trường lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt

động của nền kinh tế. Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp

liên quan đến những dao động theo chu kỳ kinh doanh. Những thời

15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!